Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách lưu trú tại khách sạn seafront (phục vụ buồng lưu trú) (Trang 78 - 79)

Mô hình 2 .1 Quy trình phục vụ tại bộ phân lễ tân khách sạn Seafront

2.4 Thực trạng chất lượng phục vụ buồng khi khách lưu trú tại khách sạn

2.4.5 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật

a: Qua các hệ thống chỉ tiêu cơ bản:

+ Về mức độ tiện nghi:

Đánh giá qua việc tổ chức sắp xếp các cơ sở vật chất kỹ thuật thành phần trong hệ thống như số lượng, chủng loại, chất lượng của các trang thiết bị trong khách sạn. Mức độ tiện nghi còn được thể hiện ở việc bố trí, sắp đặt các trang thiết bị có phù hợp, thuận lợi trong quá trình sử dụng dịch vụ hay không.

+ Về mức độ thẩm mỹ:

Nó biểu hiện qua kiểu dáng, cách thiết kế kiến trúc hài hòa trong và ngoài khách sạn, cách bài trí trong phòng và khu vực công cộng, cách phối màu hợp lý..Các yếu tố trên tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách khi họ vừa bước vào khách sạn.

Khách của khách sạn chủ yếu là khách từ xa đến chứ không phải khách địa phương nên đòi hỏi tính an toàn rất cao. Để đáp ứng được nhu cầu này thì khách sạn phải bố trí các trang thiết bị an toàn cũng như chỉ dẫn an toàn về lối thoát nạn, bình chữa cháy, thiết bị chống trộm, két sắt an toàn…

Vấn đề an toàn còn được đánh giá trên phương diện an toàn lao động của nhân viên, an toàn của việc sử dụng các trang thiết bị an toàn.

+ Mức độ vệ sinh:

Được đánh giá qua các chỉ tiêu như mức độ sạch sẽ của các trang thiết bị trong phòng, sàn nhả, cửa kính, mùi hương tự nhiên, nguồn nước trong sạch. Đồ ăn, thức uống phải hợp vệ sinh và an toàn…

+ Về chất lượng hàng hóa bán kèm:

Chất lượng hàng hóa bán kèm là chất lượng của hàng hóa được mua hay tiêu thụ trong thời gian khách sử dụng dịch vụ. Và các hàng hóa bán kèm như là: xà phòng, bàn chải đánh rang, sữa tắm, kem đánh rang, giấy vệ sinh..

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách lưu trú tại khách sạn seafront (phục vụ buồng lưu trú) (Trang 78 - 79)