I. Kiến thức chuyên ngành
c. Chuyên môn hóa
4.2. Chiến lược dạyvà học giúp sinh viên thu nhận và sử dụng kiến thức một cách khoa học
đảm bảo “Học đi đôi với hành”.
Để giảng dạy ngành QLTNTN (CTTT), một giảng viên ngoài việc phải đáp ứng tất cả các yêu cầu tuyển dụng ngạch giảng viên giảng dạy đại học của Bộ GD&ĐT còn phải là người được đào tạo, tập huấn ở nước ngoài hoặc đã từng trợ giảng cho các giảng viên người nước ngoài(Exh.04.01.02, Exh.04.01.03).Như vậy có thể thấy yêu cầu của Nhà trường và Khoa về trình độ và phương pháp giảng dạy của các giảng viên tham gia đào tạo ngành học này là khá cao. Trong chương trình đào tạo (Exh.02.01.02),các khối kiến thức và kỹ năng được phân bố tương đối hợp lý, gồm: Khối kiến thức chung (51 tín chỉ, chiếm
36%); Khối kiến thức chuyên ngành (82 tín chỉ, chiếm 58%); Thực tập và làm khóa luận tốt nghiê ̣p (8 tín chỉ, chiếm 6%). Ngoài ra, ở bản mô tả chương trình ngành QLTNTN
(CTTT) (Exh.02.01.01)mỗi môn học chuyên ngành, số giờ dành cho tự học cũng khá lớn. Điều đó đã thể hiện rõ chiến lược lấy người học làm trung tâm.
Để phát triển ngành QLTNTN bền vững và dài lâu, Nhà trường đã ban hành Quy chế Đào tạo chương trình tiên tiến trình độ đại học hệ chính quy ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Exh.04.01.04).
4.2. Chiến lược dạy và học giúp sinh viên thu nhận và sử dụng kiến thức một cách khoa học khoa học
Chương trình đào tạo ngành QLTNTN (CTTT) nhằm đào tạo ra những kỹ sư có nền tảng kiến thức rộng về sử dụng và QLTNTN. Chương trình cung cấp cho sinh viên chương trình đào tạo cốt lõi về sinh học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; Một nền tảng kiến thức rộng về khoa học và QLTNTN; Kỹ năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực QLTNTN
(Exh.01.01.02).
Vào các buổi đầu tiên củamônhọc, tất cả giảng viên đều giới thiệu với sinh viên những điểm cơ bản trong kế hoạch giảng dạy của mình. Vì vậy, sinh viên có thể khái quát về quá trình học tập tại các khóa học cụ thể.
Sinh viên năm thứ nhất được tiếp nhận các kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng máy vi tính. Điều đó đã giúp sinh viên thực hiện được các công việc trong phòng thí nghiệm và từng bước xây dựng khả năng giải quyết vấn đề của mình với máy tính. Trong những năm sau đó, sinh viên phải tự sử dụng máy tính và các thiết bị trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu và tìm tài liệu. Sinh viên có thể vào phòng Internet tại bất kỳ thời gian nào để làm bài tập hoặc tìm kiếm các tài liệu từ Internet (Exh.04.02.01, Exh.04.02.02, Exh.04.02.03, Exh.04.02.04).
Mỗi lớp có một cố vấn học tập sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn sinh viên trong việc đăng ký các khóa học và nghiên cứu các vấn đề. Sinh viên luôn được khuyến khích đặt câu hỏi về nội dung học tập, các vấn đề nghiên cứu cho cố vấn học tập qua email hoặc gặp mặt tại văn phòng khoa (Exh.04.02.05).
Để hỗ trợ các hoạt động dạy và học, thiết bị đa phương tiện như máy chiếu, micro và loa luôn có sẵn trong tất cả các lớp học (Exh.04.02.01).
Bên cạnh các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên cũng được xem xét nghiêm túc. Giảng viên bắt đầu hình thành các nhóm nghiên cứu cho sinh viên từ năm thứ hai của khóa học. Sinh viên cũng được khuyến khích tìm kiếm các nhóm nghiên cứu có sẵn để tham gia. Trong các nhóm, giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu và giải quyết những vấn đề lớn, sinh viên chủ động trong nghiên cứu. Hàng năm, với kết quả đạt loại tốt, các nhóm nghiên cứu có thể tiếp tục tham gia ở các cấp độ khác nhau từ trong trường đến quốc tế (Exh 04.02.06, Exh.04.02.07).
Ngoài ra, định kỳ hàng năm Nhà trường tiến hành đánh giá về học tập, phương pháp giảng dạy và đánh giá chương trình tiên tiến (Exh.01.04.10).
Như vậy, có thể khẳng định chiến lược giảng dạy và học tập của Khoa QLTNR&MT đã giúp sinh viên tiếp nhận và sử dụng kiến thức đã học một cách chủ động và khoa học.