I. Kiến thức chuyên ngành
c. Chuyên môn hóa
13.2. Hệ thống thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên và cựu sinh viên là phù hợp
Phản hồi của sinh viên và cựu sinh viên là rất quan trọng.Sinh viên là đối tượng trực tiếp của quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm” chính, có thể đưa ra ý kiến phản hồi về khung chương trình, môn học và giảng viên. Trong khi đó, cựu sinh viên có thể đưa ra những đánh giá dựa trên sự trải nghiệm của bản thân trong quá trình học tập tại trường và trong công việc hiện tại.
Đối với cựu sinh viên, Ban quản lý ngành QLTNTN (CTTT) có bộ phận thư ký
thường xuyên liên lạc và cập nhật thông tin của cựu sinh viên. Ban quản lý CTTT đã thiết kế phiếu khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Exh.01.04.07). Nội dung khảo sát bao gồm: Thông tin cá nhân của sinh viên; Thông tin về việc làm; Ý kiến đóng góp về chương trình đào tạo của trường. Các ý kiến phản hồi của cựu sinh viên được phòng Khảo thí&ĐBCL tổng hợp và báo cáo về Ban quản lý CTTT (Exh.01.04.08). Ban quản lý CTTT tổ chức cuộc họp giao ban để cải tiến chương trình đào tạo và giảng dạy.
Đối với sinh viên tốt nghiệp, phòng Khảo thí&ĐBCL tổ chức khảo sát sinh viên tốt
nghiệp vào mỗi đợt tốt nghiệp theo quy trình sau:
Bước 1: Thiết kế mẫu phiếu khảo sát (Exh.13.02.01).
Bước 2: Khảo sát sinh viên tốt nghiệp. Phát phiếu khảo sát vào buổi lễ bế giảng tốt
nghiệp. Nội dung khảo sát bao gồm: Thông tin về sinh viên; Nhận xét của sinh viên về chương trình đào tạo; Nhận xét của sinh viên về công tác phục vụ. Sinh viên tốt nghiệp đưa ra ý kiến về điều kiện hỗ trợ học tập như: Phòng học; Văn hóa; Văn nghệ; Vệ sinh - y tế; ….chất lượng phục vụ của các đơn vị liên quan.
Bước 3: Phòng Khảo thí &ĐBCL tổng hợp thông tin và gửi kết quả tổng hợp ý kiến
của sinh viên về Ban quản lý CTTT (Exh.01.04.11).
Bước 4: Ban quản lý CTTT tổ chức cuộc họp giao ban để cải tiến chương trình đào
tạo và giảng dạy.
Cách 1: Sinh viên bày tỏ ý kiến thông qua các cố vấn học tập (Exh.09.01.05).
Cách 2: Sinh viên chia sẻ ý kiến và bình luận qua việc trả lời các câu hỏiđánh giá theo các bước sau:
Bước 1: Trước khi kết thúc mỗi môn học, sinh viên được cung cấp phiếu đánh giá
môn học (Student course survey) (Exh.01.04.09). Trong đó, sinh viên được yêu cầu cho ý kiến đánh giá theo các nhóm tiêu chí về: Nội dung, chương trình môn học; Phục vụ và hỗ trợ giảng dạy; Giảng viên; Bản thân sinh viên. Mỗi tiêu chí sinh viên được quyền lựa chọn 1 trong 6 mức: Rất đồng ý (strongly agree); Đồng ý (agree); Tạm chấp nhận (neutral or undecided); Không đồng ý (disagree); Rất không đồng ý (strongly disagree); Không chấp nhận được (not applicable) để trả lời. Ngoài ra, sinh viên có thể đóng góp ý kiến cho giảng viên, môn học và Nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của CTTT.
Bước 2: Phòng KT& ĐBCL tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên và gửi báo cáo
về Ban quản lý CTTT (Exh.01.04.10).
Bước 3: Ban quản lý CTTT tổ chức họp toàn thể giảng viên giảng dạy CTTT để cải
tiến phương pháp và chương trình đào tạo.
Bên cạnh công tác đánh giá môn học diễn ra định kỳ và thường xuyên, trong năm 2014, trước khi sinh viên khóa 55 ngành QLTNTN - CTTT tốt nghiệp, chương trình đã tổ chức lấy ý kiến đánh giá của 31 sinh viên về công tác quản lý đào tạo; Cơ sở vật chất; Trang thiết bị phục vụ giảng dạy; Kết nối giảng dạy - NCKH - doanh nghiệp; Học phí và học bổng khuyến khích của sinh viên CTTT và về chất lượng đào tạo (Exh.03.07.01)theo 4 mức: Tốt, khá, trung bình, và kém. Ngoài ra sinh viên được khuyến khích đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm phát triển CTTT ngành QLTNTN.