I. Kiến thức chuyên ngành
c. Chuyên môn hóa
10.1. Cơ sở phục vụ giảng dạy (giảng đường, phòng học) là phù hợp
Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng và đưa vào sử dụng một hệ thống nhà dành cho giảng đường tương đối khang trang, đáp ứng đủnhu cầu học tập của sinh viên. Có 7 toà nhà dành cho giảng đường xây dựng kiên cố, có 72 phòng học với tổng diện tích khoảng 12.000 m2 (Exh.10.01.01).
Hệ thống lớp học đã được xây dựng theo bản thiết kế với các diện tích phòng học khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của các ngành học, chúng đa dạng về quy mô và số lượng phòng học. Cụ thể là trong số 72 phòng học đó có tới 60 phòng học nhỏ có dung lượng từ 40 - 70 chỗ ngồi; 10 phòng học cỡ trung bình, có dung lượng từ 80 – 150 chỗ ngồi; Đặc biệt còn có 2 phòng học lớn (G5, G6) có quy mô 500 chỗ ngồi mỗi phòng (Exh.10.01.02).
Khu giảng đường của ngành QLTNTN (CTTT) tại tầng 1 Giảng đường G2 với 04 phòng học và 01 phòng chờ cho giảng viên và cán bộ quản lý được bố trí tại vị trí thuận lợi và đầu tư sửa chữa khang trang, thiết bị giảng dạy được trang bị tương đối đồng bộ, hiện đại bao gồm cả thiết bị âm thanh, trình chiếu lắp đặt cố định và máy điều hòa nhiệt độ tới từng phòng học (Exh.10.01.03, Exh.10.01.04).
Giảng đường và CSVC tại khu vực giảng đường cũng được thường xuyên tu bổ và sửa chữa lớn hàng năm, nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và ngành QLTNTN (CTTT) nói riêng. Trong năm 2013, giảng đường (G2) của ngành đào tạo QLTNTN (CTTT) cũng đã được sửa chữa lớn làm tăng thêm hình ảnh tích cực của ngành đào tạo chất lượng cao này (Exh.10.01.01).
Theo báo cáo khảo sát đánh giá, lấy ý kiến của cán bộ giáo viên và học sinh về điều kiện phòng học giảng đường thì có tới 54,6% ý kiến được hỏi hài lòng và 16,1% rất hài lòng về sự đáp ứng nhu cầu phòng học cho dạy học (Exh.01.04.10, Exh.03.07.01).