I. Kiến thức chuyên ngành
PHẦN 3: PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM TỒN TẠI VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
3.1. Tóm tắt các điểm mạnh
Qua quá trình tự đánh giá về chương trình đào tạo ngành QLTNTN (CTTT) cho thấy chương trình đào tạo có những điểm mạnh sau:
1. Khung chương trình đào tạo kỹ sư ngành QLTNTN (CTTT) dựa theo khung chương trình đã triển khai nhiều năm và được kiểm định của CSU - một trường đại học có uy tín quốc tế trong đào tạo về lĩnh vực QLTNTN;
2. Chuẩn đầu ra đã bao hàm đầy đủ các khía cạnh của kết quả đào tạo kỹ sư là: Kiến thức, kỹ năng và tố chất; Đồng thời kết quả mong đợi được nêu cụ thể và rõ ràng;
3. Nội dung và cấu trúc chương trình cho thấy sự cân đối tốt giữa các học phần chuyên ngành của CSU và các học phần đa ̣i cương mang tính đặc thù ở Việt Nam, đảm bảo đạt được các chuẩn đầu ra; Đồng thời phản ánh được sứ ma ̣ng và tầm nhìn của Nhà trường trong công tác đào ta ̣o nguồn nhân lực có năng lực ca ̣nh tranh cao không chỉ ở môi trường Viê ̣t Nam, mà còn trên thế giới;
4. Kế hoạch đào tạo hợp lý, giúp người học củng cố tốt kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để học tập, gắn kết với kế hoạch đào tạo chung của Nhà trường; Đồng thời phản ánh cách thức đạt được những kết quả học tập mong đợi;
5. Khung chương trình được công bố, cung cấp và truyền đạt tới các bên liên quan, giúp người dạy, người học, người quản lý đào tạo,... chủ động tổ chức hoạt động nghiệp vụ, học tập của mình để đạt được các kết quả như chuẩn đầu ra. Sau mỗi khóa ho ̣c, các ho ̣c phần được đánh giá, rà soát và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, để thực hiện cho các khóa đào ta ̣o sau;
6. Chiến lược giảng dạy lấy người học làm trung tâm, gắn học tập với nghiên cứu khoa học và hoạt động ngoại khóa, được sinh viên đánh giá cao và hưởng ứng tham gia; Tỷ lệ sinh viên theo học ngành QLTNTN (CTTT) ngày càng tăng; Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực QLTNTN tăng lên theo từng năm; Tỷ lệ sinh viên ngành QLTNTN (CTTT) tham gia công tác đoàn thanh niên, các câu lạc bộ là khá cao;
7. Các tiêu chí, phương pháp đánh giá sinh viên là cụ thể rõ ràng, đồng thời đều được thông báo rộng rãi cho các bên liên quan;
8. Giảng viên có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm giảng dạy; Hầu hết giảng viên đã trải qua thời gian tu nghiệp Thạc sỹ, Tiến sĩ ở nước ngoài; Có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Cán bộ phục vụ làm việc có trách nhiệm, thường xuyên báo cáo tình hình với lãnh đạo để có những chỉ đạo kịp thời;
9. Điểm tuyển sinh đầu vào của sinh viên ngành QLTNTN (CTTT) các năm đều cao hơn mặt bằng chung của Nhà trường; Sinh viên bắt buộc phải vượt qua kỳ thi ngoại ngữ B1 thì mới tiếp tục theo học;
10. Hệ thống tổ chức giám sát tình hình học tập của sinh viên đảm bảo tính liên thông, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và gia đình trong đào tạo. Quá trình học tập của sinh viên được cập nhật và theo dõi thường xuyên, truy cập thông tin nhanh chóng và tiện lợi;
11. Nhà trường chú trọng đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ; Thường xuyên bổ sung tăng cường các thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu đào tạo; Trong đó, ngành QLTNTN (CTTT) đã được cung cấp các thiết bị có chất lượng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo của ngành học đặc thù;
12. Nhà trường có phòng Thanh tra chuyên tổ chức kiểm tra đánh giá mọi hoạt động giảng dạy, học tập và phục vụ giảng dạy học tập. Ngoài ra, Ban quản lý ngành QLTNTN (CTTT) cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị đào tạo, để đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập;
13. Nhà trường có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ theo giai đoạn và theo từng năm rất cụ thể và rõ ràng. Đội ngũ cán bộ được tạo cơ hội tham gia đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ trình độ ở trong và ngoài nước, đặc biệt là đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành QLTNTN (CTTT);
14. Nhà trường rất quan tâm đến việc các bên liên quan tham gia vào đánh giá chất lượng đào tạo. Nhà trường đã thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của sinh viên (bao gồm sinh viên đang theo học, sinh viên tốt nghiệp, cựu sinh viên), giảng viên và các nhà tuyển dụng nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy học tập, cải tiến chương trình đào tạo;
15.Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ở mức phù hợp, trong đó đạt loại khá giỏi chiếm tuyệt đối. Trong quá trình học tập, không có sinh viên thôi học hoặc bị thôi học vì kết quả học tập kém;
16. Các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên đáp ứng yêu cầu. Tuy mới đào tạo được 5 năm (2010-2015) nhưng chương trình đã nhận được sự đánh giá khá tốt từ các bên liên quan.
3.2. Tóm tắt những điểm còn tồn tại
Chương trình đào tạo ngành QLTNTN (CTTT) hiện còn một số tồn tại sau:
1. Chương trình đào tạo được thiết kế còn mang nặng tính hàn lâm; Một số môn học còn chú trọng nhiều phần kiến thức lý thuyết, thiếu mảng ứng dụng và kiến thức thực hành. Mặc dù nội dung giảng dạy của một số môn học đã được Giảng viên/Bộ môn điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, song chương trình đào tạo vẫn chưa được rà soát, điều chỉnh;
2. Trong nội dung chương trình ho ̣c, các môn ho ̣c tự cho ̣n chưa nhiều, do đó, sinh viên không có nhiều cơ hô ̣i lựa cho ̣n các môn ho ̣c có liên quan đến ngành nghề theo sở thích của riêng mình;
3. Chất lượng đầu vào của sinh viên không đồng đều, tỷ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số khá cao; Năng lực tiếng Anh còn hạn chế ở một số sinh viên;
4. Tỷ lệ giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến trao đổi học thuật và giảng dạy còn chưa cao; Số lượng giảng viên trong nước có học hàm Phó giáo sư và Giáo sư tham gia giảng dạy chưa nhiều;
5. Dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên trong học nâng cao trình độ ngoại ngữ còn hạn chế; Hoạt động ngoại khóa của một vài câu lạc bộ còn mang tính hình thức; Thông tin giới thiệu việc làm cho sinh viên chưa liên tục;
6. Tốc độ đường truyền của hệ thốngmạng nội bộ Nhà trường còn chậm; website củaTrường chưa phong phú, chưa có nhiều bài đăng để tuyên truyền cho ngành QLTNTN (CTTT);
7. Hiện tại, mới có hai khóa tốt nghiệp ngành QLTNTN (CTTT) nên sự liên hệ giữa Nhà trường và nhà tuyển dụng là chưa có; Phương pháp khảo sát lấy ý kiến của các bên liên quan còn đơn điệu nên chưa đánh giá toàn diện, khách quan về sự hài lòng của các bên liên quan; Công tác kiểm định chưa được quan tâm đúng mức;
8. Vẫn còn tình trạng sinh viên tốt nghiệp không đúng thời hạn do không hoàn thành khóa luận nghiệp.
3.3. Kế hoạch hành động
Để giải quyết những điểm yếu ở trên, các hành động sau đang được thực hiện hoặc đã được lên kế hoạch cho những năm học sắp tới:
1.Tiếp tục chỉnh sửa và cập nhật chương trình đào tạo hiện thời; Bổ sung một số ho ̣c phần tự cho ̣n phù hợp, số lượng môn học bắt buộc nên giảm bớt nhưng số tín chỉ vẫn giữ nguyên. Chú trọng hơn nữa vào kiến thức ứng dụng trong QLTNTN và thực hành nhiều hơn. Rà soát chương trình đào tạo theo hướng phản ánh rõ yêu cầu của các bên liên quan; Kỹ sư tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và tố chất đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng;
2.Tập trung cải thiện công tác tuyển sinh và thực hiện khoá luận tốt nghiệp của sinh viên ngành QLTNTN(CTTT):
2.1. Chỉ nên tuyển học sinh thi xét tuyển đại học các khối D và A1 với điểm tiếng Anh đạt từ 6 điểm trở lên, hoặc các khối khác nhưng đạt chứng chỉ tiếng Anh tương đương B1 tiêu chuẩn châu Âu trở lên. Việc đáp ứng yêu cầu đầu vào tiếng Anh sẽ giúp giảm tỷ lệ bỏ học, thôi học hoặc chuyển đổi ngành học do không đáp ứng yêu cầu tiếng Anh, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo củangành QLTNTN (CTTT).
2.2. Cần công khai hướng nghiên cứu của các giảng viên có thể tham gia hướng dẫn sinh viên ngành QLTNTN (CTTT); Đồng thời tư vấn định hướng đề tài tốt nghiệp cho sinh viên ngay từ năm thứ 3. Điều này giúp sinh viên có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn cho đề tài tốt nghiệp của mình.
3.Cần xây dựng kế hoạch đào tạo bổ sung đối với những sinh viên năm thứ nhất chưa đảm bảo trình độ tiếng Anh. Thành lập trung tâm ngoại ngữ, mở các lớp dạy ngoại
ngữ đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Rà soát, nâng cấp các câu lạc bộ đi đúng hướng, phục vụ đắc lực cho đào tạo, nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho người học;
4. Khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên phấn đấu đạt được học hàm Phó giáo sư, Giáo sư; Mục tiêu trong 5 năm tới, toàn trường có 15 Phó giáo sư và 5 Giáo sư. Ngoài ra, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế, mời các giáo sư có uy tín quốc tế đến giảng dạy và trao đổi học thuật;
5. Có kế hoạch đầu tư mua sắm đồng bộ thiết bị phần cứng của hệ thống CNTT, đồng thời nâng cấp đường truyền để sử dụng hiệu quả nhất trang thiết bị CNTT hiện có. Tạo một cổng thông tin riêng cho ngành QLTNTN (CTTT) và phân quyền ưu tiên hơn nữa cho sinh viên ngành QLTNTN(CTTT) để phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các bên liên quan;
6.Ban quản lý ngành QLTNTN (CTTT) có kế hoạch khảo sát định kỳ các bên liên quan, đặc biệt là nhà tuyển dụng; Đa dạng hóa phương pháp và mở rộng quy mô khảo sát; Phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của chương trình để cải thiện sự hài lòng của các bên liên quan;
7. Trung tâm giới thiệu việc làm phối hợp chặt chẽ với các Khoa chuyên môn liên hệ thường xuyên với các tổ chức, cơ quan có sử dụng lao động ngành QLTNTN (CTTT), giới thiệu cho sinh viên đến dự tuyển.
3.4. Tổng hợp kết quả tự đánh giá
1 Chuẩn đầu ra 1 2 3 4 5 6 7
1.1 Chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng và
chuyển tải trong chương trình đào tạo x 1.2 Chương trình đào tạo khích lệ việc học
tập suốt đời x
1.3
Chuẩn đầu ra bao trùm được các kỹ năng và kiến thức chung cũng như các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành
x
1.4 Chuẩn đầu ra phản ánh rõ yêu cầu của
các bên có liên quan x
Đánh giá chung 5
2 Bản mô tả chương trình 1 2 3 4 5 6 7
2.1 Nhà trường có sử dụng bản mô tả
chương trình x
2.2
Bản mô tả chương trình chỉ rõ chuẩn đầu
ra và cách thức thực hiện x
2.3
Bản mô tả chương trình được công bố, cung cấp và truyền đạt tới các bên liên quan
Đánh giá chung 4