CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Với các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận văn trong nước, tác giả nhận thấy được các quan điểm, nhìn nhận của người viết về kiểm soát nội bộ. Luận án: “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát đối với tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Nguyễn Tố Tâm (2014). Thông qua việc xây dựng mô hình kinh tế lượng, sử dụng phần mềm phân tích Eviews, luận án đã lượng hóa được ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, luận án mới chỉ đề cập đến một trong những mục tiêu của kiểm soát nội bộ đó là đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, chính vì vậy các giải pháp mà tác giả đưa ra chưa toàn diện trên các khía cạnh của kiểm soát nội bộ.
Nguyễn Thanh Trang (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính, qua khảo sát trên mẫu lựa chọn, luận văn đã chỉ ra các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí chưa
3
vận hành đầy đủ, còn thiếu quy trình, sơ sài, chưa chặt chẽ. Tác giả phân tích kiểm soát nội bộ theo 5 yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát, Quy trình đánh giá rủi ro, Hệ thống thông tin và truyền thông; Các hoạt động kiểm soát; Giám sát các kiểm soát tại Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Luận án nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp ngành năng lượng và dầu khí trên các quốc gia phát triển để rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng nêu ra những đặc điểm ngành ảnh hưởng tới việc thiết kế, vận hành kiểm soát nội bộ cũng như các rủi ro mà loại hình doanh nghiệp này phải đối mặt. Tác giả cũng nhận định: “quy trình đánh giá rủi ro ở nhiều đơn vị không thực hiện đầy đủ các bước do phương châm của nhà quản lý không qua chú trọng vào đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin vẫn chỉ tập trung vào thông tin do kế toán cung cấp và cũng cấp cho đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp chưa đầy đủ”. Giám sát kiểm soát tại các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tần suất thấp, số lượng báo cáo ít và thiếu tiêu chí đánh giá. Từ những hạn chế đó, tác giả đã đưa ra các giải nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ, tuy nhiên, đều mang tính định hướng do ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí là một ngành nghề mới, còn cần nhiều sự hỗ trợ, quan tâm về chính sách, chủ trương của Nhà nước.
Theo Nguyễn Thị Kim Anh (2018) được đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 01/04/2018: “KSNB là một quá trình bởi hệ thống KSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong doanh nghiệp. KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người vì KSNB không chỉ là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu đơn điệu, độc lập… mà phải bao gồm cả yếu tố con người - hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên của tổ chức. Chính con người định ra mục tiêu kiểm soát và thiết lập nên cơ chế kiểm soát và vận hành chúng.” Qua tổng kết từ các nghiên cứu liên quan, tác giả bài viết tổng kết lại: “có mối liên hệ chặt chẽ giữa KSNB và các yếu tố cấu thành KSNB với hiệu quả hoạt động của DN. KSNB có tác động thuận chiều tới
4
hiệu quả hoạt động, điều đó cho thấy trong các DN nếu KSNB hoạt động hữu hiệu sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, hay nói cách khác sự yếu kém hay thiếu sót của KSNB đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của DN. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các DN hiện nay là cần thiết lập và duy trì KSNB sao cho có hiệu quả.”
Tác giả rất đồng tình với quan điểm này, con người là chủ thể không thể thiếu trong KSNB và KSNB sinh ra là để quản trị con người. Chính vì thế cần có sự tương tác nhuần nhuyễn, sự thiết kế thích hợp để tạo nên một kiểm soát nội bộ thật sự hữu ích cho doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trước trên thế giới có liên quan về kiểm soát nội bộ: Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda, đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) trong việc đánh giá HTKSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Phi, bao gồm các biến độc lập là các thành phần của KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin (CNTT) theo COBIT): (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) CNTT. Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của HTKSNB. Biến điều tiết: ủy quyền, mối quan hệ cộng tác. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của kiểm soát nội bộ dẫn đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được sự hữu hiệu.
Babatunde S.A & Dandago K.I. (2014) về “Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis -management in the Nigerian Public Sector”. Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của sự thiếu hụt HTKSNB đối với việc quản lý dự án vốn trong khu vực công của Nigeria. Tác giả kiểm định mẫu nghiên cứu gồm 228 dự án vốn thuộc khu vực công và cho thấy sự thiếu hụt HTKSNB có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý dự án vốn thuộc khu vực công Nigeria. Tác giả khuyến cáo, tuân thủ nghiêm ngặt HTKSNB để bảo đảm lợi ích của cộng đồng.
Adebiyi Ifeoluwa Mary (2017), với “Impact of Effective Internal Control in the Management of Mother and Child Hospital Akure, Ondo State”. Mục đích của công trình nghiên cứu này là kiểm tra tác động của KSNB hữu hiệu trong việc quản
5
lý tại bệnh viện mẹ và trẻ em, Oke-Aro, Akure, bang Ondo. Kết quả cho thấy, một HTKSNB được thiết lập ở bệnh viện mẹ và trẻ em, OkeAro, Akure, Ondo State và có tác động đáng kể đến việc quản lý, tăng trưởng và tồn tại của bệnh viện.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu khoa học trên được đăng trên những tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới và đều cho thấy rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay của các đơn vị thuộc khu vực công. Trong đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng lợi nhuận, doanh thu, tính thanh khoản, ROI, ROA [Beeler cùng các cộng sự (1999), Jensen (2003), Ittner (2003), Fadzil cùng các cộng sự. (2005), Kenyon và Tilton (2006), Brown cùng các cộng sự (2008), Mawanda (2008), Ndungu (2013), Nyakundi cùng các cộng sự (2014) Zipporah (2015)]. Sự yếu kém hay thiếu sót của HTKSNB, đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay đơn vị.
Các quan điểm trước đây cho rằng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ được nhìn nhận sâu hơn, từ mọi khía cạnh nội tàng của doanh nghiệp, được mở rộng sự liên quan tác động đến các chỉ tiêu tài chính. Kiểm soát nội bộ được hệ thống hóa, được thiết kế, tạo lập riêng biệt phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Do đó, có thể hoa mỹ mà nói rằng kiểm toán nội bộ được tựa ngọn hải đăng soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biển khó lường của thị trường kinh doanh.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tại Chi Nhánh Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối nói về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng – thanh toán nói riêng. Chính vì thế, đề tài của tác giả là duy nhất, có ý nghĩa hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng –
6
thanh toán tại Chi Nhánh Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối và là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho các nghiên cứu khác sau này về hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại đây.