Mục tiêu hệ thống kế toán

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL - TRUNG TÂM PHÂN PHỐI (Trang 56)

(Nguồn: Tài liệu mơn học Kiểm sốt nội bộ - TS.Đinh Thế Hùng)

Mục tiêu hệ thống kế tốn gồm: (1) Tính có thực; (2) Sự phê chuẩn; (3) Tính đầy đủ; (4) Sự định giá; (5) Sự phân loại; (6) Tính đúng kỳ; (7) Chuyển sổ và tổng hợp chính xác.

Chất lượng hệ thống thông tin, truyền thông đạt được khi:

Thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng về hàng hóa, thanh tốn, cơng nợ,… cho ban lãnh đạo, người có thẩm quyền và người liên quan.

Truyền thơng cho nhân viên ở mọi cấp độ đều hiểu, nắm rõ nội quy, chuẩn mực của tổ chức; đảm bảo thông tin được cung cấp chính xác, kịp thời. Thơng tin truyền thơng về chính sách mua hàng, thanh tốn được ban hành, phổ biến đến từng nhân viên liên quan để hiểu và áp dụng.

Thiết lập các kênh thơng tin nóng cho phép nhân viên báo cáo về hành vi, sự kiện bất thường cũng như lắp đặt các hệ thống bảo vệ số liệu phịng ngừa sự truy cập, tiếp cận của người khơng có thẩm quyền.

28

Giám sát là công cụ quản lý quan trọng để theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ q trình. Giám sát các kiểm sốt là q trình đánh giá tính hiệu quả của các kiểm sốt nội bộ một cách kịp thời và tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết.

Hoạt động giám sát trong: Giám sát việc nhập dữ liệu; Giám sát quá trình xử lý dữ

liệu; Giám sát thông tin đầu ra. Ban Giám đốc thiết lập và duy trì KSNB một cách thường xuyên, xem xét liệu các kiểm sốt này có đang hoạt động như dự kiến và liệu có được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của đơn vị hay khơng. Kiểm tốn viên nội bộ hoặc nhân sự thực hiện tương tự tham gia vào việc giám sát kiểm sốt của đơn vị thơng qua những đánh giá riêng rẽ, cung cấp thông tin về hoạt động của KSNB, đánh giá tính hiệu quả của KSNB, trao đổi thông tin, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và khuyến nghị đi kèm để cải thiện KSNB.

Việc nhập, xử lý dữ liệu mua hàng – thanh toán được kiểm tra bởi kiểm toán viên nội bộ hoặc người tương đương. Tồn bộ chu trình mua hàng – thanh toán nên được xem xét đánh giá lại để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh những sai sót, lỗ hổng trong quy trình.

Giám sát ngồi doanh nghiệp đến từ đối tượng như kiểm toán độc lập, cấp

trên, cơ quan nhà nước. Hàng năm doanh nghiệp nên th các cơng ty kiểm tốn độc lập đến để kiểm tra từng phần hoặc tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp mình nhằm phát hiện, điều chỉnh những điểm hạn chế qua những đóng góp, ý kiến khách quan của kiểm toán độc lập. Dưới nền kinh tế của Việt Nam, mọi loại hình doanh nghiệp đều chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước như thuế, ngân hàng, hải quan,…

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 luận văn tập trung làm rõ lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu trên các khía cạnh sau:

Kiểm sốt nội bộ là một phần khơng thể thiếu trong quá trình quản lý doanh nghiệp được thiết kế, vận hành và chịu ảnh hưởng bởi con người trong tổ chức.

Đặc điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ.

Bản chất, vai trị của kiểm sốt nội bộ trong doanh nghiệp đó chính là việc đạt được 3 nhóm mục tiêu: mục tiêu về hoạt động, mục tiêu về báo cáo, mục tiêu về tuân thủ. KSNB xác lập, hỗ trợ thiết lập công cụ quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các hoạt động của từng cá nhân trong đơn vị.

Kiểm soát nội bộ được cấu thành bởi 5 yếu tố: Mơi trường kiểm sốt; Đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thơng; Hoạt động kiểm sốt; Hoạt động giám sát.

30

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TỐN TẠI CHI NHÁNH CƠNG TY

TNHH NN MTV TM & XNK VIETTEL - TRUNG TÂM PHÂN PHỐI

3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Công ty TNHH NNMTV TM & XNK Viettel – Trung tâm Phân phối ảnh hưởng đến kiểm MTV TM & XNK Viettel – Trung tâm Phân phối ảnh hưởng đến kiểm sốt nội bộ

3.1.1. Q trình hình thành và phát triển Chi Nhánh Cơng ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối

 Giới thiệu khái quát:

- Loại hình: Chi nhánh Cơng ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel - Trung tâm Phân Phối.

- Tên viết tắt: Viettel Distribution.

- Địa chỉ trụ sở chính: Tịa nhà Viettel - Ngõ 11 Duy Tân - Phường Dịch Vọng Hậu - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.

- Mã số thuế: 0104831030-090

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Văn Hải Đăng. - Điện thoại: 024.665.424.36

- Vốn điều lệ: 1.410.800.000.000 vnđ.

- Sản phẩm: Kinh doanh thiết bị viễn thông và phần cứng, phần mềm công nghệ thông tin, điện thoại và các sản phẩm khác…

 Lịch sử hình thành:

Chi nhánh Cơng ty TNHH NN MTV Thương mại & Xuất nhập khẩu Viettel - Trung tâm Phân phối tiền thân là Trung tâm Phân phối của Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel (gọi tắt là Công ty), thành lập năm 2005.

31

Ngày 01/4/2010, Trung tâm phân phối được thành lập và thực hiện chế độ hạch tốn phụ thuộc Cơng ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel.

Ngày 27/11/2015, Trung tâm Phân phối được nâng cấp lên thành Chi nhánh Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối. Trung tâm Phân phối có giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu và mã số thuế riêng. Theo đó, chi nhánh Cơng ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối chính thức tách ra và thực hiện chế độ hạch toán độc lập.

Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối

Chi nhánh Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thông Viettel được thành lập ngày 01/04/2010, trên cở sở tái cấu trúc cơ cấu Trung tâm kinh doanh thiết bị đầu cuối trước kia. Với mục tiêu trở thành nhà phân phối hàng đầu Việt Nam, TTPP luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam cho mọi hành động. Đó khơng chỉ là sự tiên phong về cơng nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Năm 2011, TTPP thành công trong việc phân phối các sản phẩm của ACER, HP mang về doanh thu 523 tỷ đồng. Bước sang năm 2012, nhận thấy máy tính khơng cịn thế mạnh ở thị trường Việt Nam, TTPP mở rộng sang phân phối các phần mềm của hãng AUTODESK và VMWARE cùng với thiết bị phần cứng của Buffalo và bắt đầu tìm kiếm các đối tác thiết bị di động.

Để tìm kiếm cơ hội mới trong ngành viễn thông, năm 2013, Trung tâm Phân phối dừng phân phối máy tính và bắt đầu cung cấp các sản phẩm điện thoại OEM cho các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn Viettel. Đến tháng 10/2013, Trung tâm Phân phối chính thức ký kết độc quyền với hãng điện thoại OPPO. Đây là bước đi đầu tiên để Trung tâm Phân phối tiến vào thị trường điện thoại di động, cũng là mốc son giúp Trung tâm Phân phối có những bước tiến vượt bậc trong thời gian tới.

32

Thành công trong việc đưa hãng điện thoại OPPO vào thị trường Việt Nam, sau 4 năm thành lập, năm 2014 lần đầu tiên TTPP đạt mốc doanh thu trên 1000 tỷ đồng (1896 tỷ đồng), mang về cho đơn vị 40 tỷ lợi nhuận. Thắng thế trong việc phân phối thiết bị di động, trong năm này, TTPP tiếp tục hợp tác với hãng điện thoại HUAWEI. Nhờ vậy, TTPP cán mốc 3456 tỷ doanh thu trong năm 2015 và hình thành 350 đại lý phân phối trên toàn quốc.

Bước sang năm 2018, TTPP ghi nhận bước phát triển đột phá, khi lần đầu tiên đạt mức 4455 tỷ doanh thu sau 8 năm thành lập, lợi nhuận đạt 58 tỷ đồng, vinh dự là một trong những đơn vị xuất sắc nhận cờ thi đua của Tập đồn.

Để đạt được con số đó, TTPP xác định phải có những hướng đi mới, cách làm mới. Trong năm 2019 - 2020, TTPP bước đầu có sự chuyển dịch tạo khác biệt với các Nhà phân phối: chun nghiệp hóa trong cơng tác kho vận (đầu tư máy dán nhãn lên hộp điện thoại); Ứng dụng giải pháp chăm sóc khách hàng CRM. Cụ thể: Tập hợp tất cả thông tin khách hàng thành một hệ thống, lưu giữ tất cả thông tin và lịch sử giao dịch với khách hàng. Điều này giúp Trung tâm Phân phối tránh trường hợp mỗi nhân viên quản lý khách hàng riêng của mình dẫn đến mất thơng tin khách hàng khi nhân viên nghỉ việc. Kiểm sốt được nhân viên đang làm việc gì và tiến độ như thế nào đối với mỗi khách hàng. Điều này đảm bảo nhân viên sẽ triển khai quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng theo đúng quy chuẩn, tránh trường hợp mất khách hàng do chăm sóc khơng tốt.

3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của TTPP là chuyên phân phối thiết bị ngành công nghệ thông tin và thiết bị ngành điện thoại di động. Phân phối các loại máy điện thoại smart phone của hãng APPLE, HUAWEI, VIVO với số lượng từ 180.000-200.000 chiếc/năm cho thị trường Việt Nam.

33

sản phẩm phần cứng, phần mềm công nghệ thông tin của các hãng nổi tiếng trên thế giới như (Hãng Hewlett Packard Enterprise (HPE), Hãng APC by Scheider Electric, Hãng Delta) để phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh phân phối là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông một cách tốt nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu riêng biệt của mỗi khách hàng.

Với nền tảng là phân phối thiết bị công nghệ thông tin và thiết bị di động chiếm thị phần lớn tại Việt Nam, TTPP đã từng bước mở rộng các kênh bán hàng bên ngoài, các kênh online; điều chỉnh giá kịp thời, đưa gói hỗ trợ hấp dẫn tới khách hàng; Để tăng doanh thu, TTPP tiến hành bán nhiều sản phẩm cho một khách hàng, tập trung chăm sóc kỹ số lượng khách hàng nhỏ nhưng đem lại doanh thu lớn. Bên cạnh đó, TTPP đã kết hợp cùng nhãn hàng HUAWEI mở ra 14 đại lý tại các tỉnh trên khắp cả nước, nhằm mở rộng kênh phân phối đến các huyện xã.

Năm 2019 - 2020 tuy thị trường có nhiều biến động và thách thức, nhưng TTPP vẫn đặt ra con số thách thức 5000 tỷ doanh thu. Để làm được điều này, TTPP tiến hành xây dựng hệ thống kênh phân phối trên toàn quốc với 4000 các điểm bán và cửa hàng từ thành thị đến các vùng nơng thơn, huyện xã… Bên cạnh đó, TTPP cịn tiến hành xây dựng hệ thống ứng dụng chăm sóc khách hàng nhằm giúp người tiêu dùng cuối cùng tiếp cận được những thơng tin về bảo hành và các chương trình khuyến mại mà nhà cung cấp đưa ra. Với phương châm “Bám chắc để chiến thắng”, năm 2020, Viettel Distribution quyết tâm mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và tăng thu nhập cho người lao động từ 16 triệu đồng lên 22 triệu đồng/người/tháng.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Trung tâm Phân phối tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình trực tuyến chức năng, đây là mơ hình thống nhất giữa chỉ huy và chun mơn hóa, theo mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng. Giám đốc đơn vị điều hành chung và ủy quyền cho các Phó Giám đốc chuyên trách các bộ phận, điều hành xử lý và giải quyết những việc được Giám đốc ủy quyền, các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm

34

trước Giám đốc và pháp luật những nhiệm vụ được uỷ quyền. Các phòng ban, trung tâm, chi nhánh liên tục được cấu trúc, tổ chức lại theo đúng thực tiễn đời sống sản xuất kinh doanh từng giai đoạn, với mơ hình ngày càng phẳng hơn, tinh gọn hơn; dịng chảy cơng việc và luồng điều hành rõ ràng, chặt chẽ, thực sự đóng vai trị là cơ quan tham mưu giúp việc cho Đảng uỷ Ban Giám đốc lãnh đạo điều hành đơn vị, tổ chức kinh doanh có hiệu quả.

Sơ đồ 3.1: Mơ hình cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi nhánh Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel - Trung tâm Phân phối

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Trung tâm Phân phối)

 Bộ máy tổ chức của TTPP bao gồm:

+ Khu vực Phía Bắc gồm có 03 phịng ban và 02 bộ phận: Phịng kinh doanh sản phẩm mới, phòng kinh doanh điện thoại di động, phịng kinh doanh cơng nghệ

35

thơng tin và bộ phận kho, bộ phận đảm bảo.

+ Khu vực Phía Nam gồm có 02 phịng ban và 02 bộ phận: Phịng kinh doanh điện thoại di động, phịng kinh doanh cơng nghệ thơng tin và bộ phận kho, bộ phận đảm bảo.

+ Tồn quốc gồm có 03 phịng ban: Phịng Kế tốn, phịng Phát triển Kinh doanh, phòng Tổng hợp.

 Nhiệm vụ các phòng ban trong TTPP:

+ Phòng kinh doanh sản phẩm mới: Phụ trách phân phối sản phẩm điện thoại di động IPHONE và tìm kiếm sản phẩm mới khác để cung cấp thêm trên thị trường.

+ Phòng kinh doanh điện thoại di động: Phụ trách phân phối sản phẩm điện thoại VIVO, HUAWEI, NOKIA.

+ Phịng kinh doanh cơng nghệ thơng tin: Phụ trách phân phối thiết bị APC, DELTA, HP, PURESTORAGE, VERTIV...

+ Phòng phát triển kinh doanh (PTKD): Lập kế hoạch kinh doanh và lên phương án triển khai kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của Trung tâm Phân phối. Ngồi ra, phịng cịn có chức năng nhiệm vụ khác như (truyền thơng marketing, tư vấn giải pháp kỹ thuật, đảm bảo hàng hóa nhập từ các hãng, làm các thủ tục nhập hàng, thanh toán các khoản chi phí logicstics…).

+ Phịng tổng hợp: Xây dựng quy chế lương, tham mưu cho ban giám đốc TTPP giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động (như nâng lương, nâng bậc, bảo hiểm, lương, kinh phí cố định, các khoản phụ cấp khác…), văn thư, tư vấn về pháp chế, đối nội, đối ngoại.

+ Phịng Tài chính - Kế tốn: Thực hiện chức năng tài chính của TTPP, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Thu thập, kiểm tra, xử lý và lưu giữ các loại chứng từ kế toán, hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước về tài chính. Tham mưu và giúp cho ban giám đốc ttpp có những quyết định quan trọng về tình hình kinh doanh, kế hoạch phát triển, chiến lược cạnh tranh thơng qua việc phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh

36

của từng bộ phận.

+ Bộ phận kho: Có nhiệm vụ quản lý kho hàng hóa, giao và nhận hàng hóa mỗi khi phát sinh việc giao và nhận hàng với đối tác.

+ Bộ phận đảm bảo: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý hóa đơn, cơng nợ, nhân sự, hành chính.

Mơ hình tổ chức theo trực tuyến – chức năng sử dụng cả 3 loại quyền hạn là trực tuyến, tham mưu, chức năng. Mơ hình này tạo nên ưu thế lớn là giảm bớt sự cứng nhắc của việc sử dụng chỉ một quan hệ trực tuyến trong tổ chức, đồng thời giảm thiểu áp lực cho nhà quản lý. Mặt khác, nó cịn tận dụng được đội ngũ những cán bộ tham mưu, tư vấn có trình độ, có năng lực, giúp họ phát huy tính sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, mơ hình tổ chức theo từng khu vực, kinh doanh theo từng lĩnh vực có tác dụng phủ kín thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường, tăng cường sự quan tâm, chăm sóc khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực hoạt động của TTPP. Với việc sử dụng mơ hình tổ chức hỗn hợp

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL - TRUNG TÂM PHÂN PHỐI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w