CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin qua các tri giác như nghe, nhìn... nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trước hết, tác giả đã quan sát cách tổ chức, vận hành bộ máy kế toán của đơn vị, tìm hiểu quy trình mua hàng – thanh toán, quy trình xử lý chứng từ. Sau đó, tác giả quan tâm tới sự phối hợp trong việc xử lý và luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban trong đơn vị, cách thức kiểm soát chứng từ. Điểm mạnh nhất của phương pháp này là tác giả có thể trực tiếp chứng kiến các quy trình thực hiện giữa các phòng ban. Từ đó giúp tác giả sẽ chắt lọc thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua nghiên cứu các tài liệu, các văn bản liên quan, tìm kiếm, tra cứu bằng từ khóa liên quan đến đề tài, thừa hưởng các kết quả đã nghiên cứu của các công trình khoa học được công bố. Từ các tài liệu, chứng từ kế toán của phòng tài chính; chính sách kinh doanh của phòng kinh doanh... thông tin nội bộ và website của Công ty. Dựa trên đó, tác giả sẽ hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản của đề tài và các định hướng nghiên cứu tiếp theo.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tìm kiếm, thu thập các giấy tờ liên quan đến mua hàng, hóa đơn, hợp đồng chiết khấu để phân tích tính hữu hiệu, hiệu lực của kiểm soát nội bộ.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các bảng biểu, thống kê, báo cáo về hàng hóa, kế hoạch thu – chi,... nhìn nhận tổng quan về chu trình mua hàng – thanh toán để đưa ra những đánh giá, nhận xét và giải pháp cụ thể cho những điểm còn hạn chế của chu trình.
1.5.2. Phương pháp xử lý, phân tích
Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp thông kê để thu thập, phân loại thông tin và số liệu nhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó
8
của đối tượng nghiên cứu, cụ thể ở đây là kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng – thanh toán của Trung tâm Phân phối.
Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp này để tiến hành nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê lấy được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý của các dữ liệu này.
Phương pháp so sánh: Tác giả dựa trên việc so sánh số liệu thực tế với quy định, quy trình để xem xét các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp tổng hợp: Bằng cách tổng hợp những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánh giá về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán của đơn vị.