CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Lý luận chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp thương mại và xuất
2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu ảnh hưởng tớ
tới kiểm soát nội bộ
Doanh nghiệp thương mại phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận tạo ra để tiếp tục kinh doanh, do đó, lợi nhuận phải được kiểm soát, sử dụng một cách có kế hoạch, hợp lý để doanh nghiệp có thể phát triển tốt nhất. Vì vậy, những hoạt động kiểm soát nên được thiết kế để đạt được mục tiêu quản lý như kiểm soát đầu vào,
đầu ra, chi phí, giá vốn để đảm bảo lợi nhuận cuối kỳ; ủy quyền, phân quyền hợp lý
để có những quyết định hợp thời, tận dụng được lợi nhuận để tạo ra sự quay vòng vốn kỳ tiếp theo.
Doanh nghiệp thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, đóng vài trò điều tiết và phân phối hàng hóa trong xã hội, đưa hàng hóa tới tay người dùng. Chính vì thế, để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, DN cần có số lượng, chất lượng hàng hóa đúng theo yêu cầu. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ
12
thể, một quy trình rõ ràng để từ đó có thể dựa vào để nhận biết mua đúng, trả đủ, tận dụng những khoảng trống thời gian được nợ để tạo ra lợi ích.
Riêng đối với doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu là loại hình đặc biệt nhận được sự quan tâm, ưu đãi từ nhà nước. Tùy theo hàng hóa, dịch vụ nhập về mà doanh nghiệp có thể hưởng mức thuế rất ưu đãi. Ví dụ: một số loại dịch vụ công nghệ thông tin được miến thuế giá trị gia tăng; thiết bị lưu trữ, máy chủ được miến thuế nhập khẩu; khi ghép pin với thiết bị lưu trữ trong cùng 1 lô hàng thì pin sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu;… Do đó, nếu để ý những quy định của thuế thì doanh nghiệp sẽ hướng các quy trình nhập hàng theo hướng tận dụng những đặc quyền thuế để giảm được giá thành sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Là doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu thì nhiệm vụ mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, nhập hàng, hóa thiết bị kỹ thuật. Để mở rộng được thị trường ra nước ngoài cần có sự đóng góp, cống hiến từ những cá nhân có năng lực nghiệp vụ tốt, từ những nhà quản lý có tâm huyết, khả năng lãnh đạo, ứng biến linh hoạt với những rủi ro. Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là bệ phóng vững chắc, giúp doanh nghiệp chắc chắn tiếp cận thành công, vươn tới những thị trường khó tính nhất. Thêm vào đó, giám sát – công cụ quản lý hữu ích giúp đảm bảo tính hiệu quả của các kiểm soát nội bộ sẽ là một phần không thể thiếu để tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính – báo cáo mà bất cứ nhà đầu tư, nhà cung ứng, đối tác nào muốn tìm hiểu về doanh nghiệp. Một báo cáo tài chính được soát xét bởi kiểm toán, bởi các cơ quan quản lý của nhà nước sẽ là ưu thế, vũ khí cạnh tranh sắc bén cho bản thân doanh nghiệp trên thương trường.
Khi đã làm việc, tiếp xúc với thị trường nước ngoài, doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn hàng ổn định, có uy tín, chất lượng trên thế giới. Nguồn hàng ổn định sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra những thiết kế kiểm soát lượng hàng đầu vào, giảm thiểu được chi phí lưu trữ kho bãi. Giảm được chi phí, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng được lợi nhuận của mình. Thêm vào
13
đó, thị trường nước ngoài là thị trường rộng mở, đem tới sự chuyên nghiệp trong cách làm việc để có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước nói chung, tăng khả năng, tầm bao quát, xử lý công việc của các nhà quản lý nói riêng. Cơ hội học hỏi này sẽ củng cố thêm môi trường kiểm soát cũng như nâng tầm đánh giá rủi ro cho kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.