Hiện tượng viết lại trong kịch hát (chèo, tuồng, cải lương)

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 25 - 27)

Cải lương ra đời ở Việt Nam vào khoảng năm 1917, là loại hình nghệ thuật mới, có sự dung hòa giữa kịch nói phương Tây và kịch hát dân tộc. Kịch hát dân tộc có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền Đồng bằng sông Cửu Long. Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),... các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như

Bằng hữu binh nhung (frères d’arme), Sắc giết người (Atlantide), Giá trị và danh dự (Le Cid), Tơ vương đến thác (La dame au camélias)...

Sau thập niên 1930, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản. Các truyện dân gian và tiểu thuyết kinh điển của Trung quốc như: Tây Du Ký(Ngô Thừa Ân), Tam Quốc Chí(La Quán Trung)Đông Chu Liệt Quốc(Phùng Mộng Long), Thủy Hử(Thi Nại Am), Phong Thần Diễn Nghĩa(Hứa Trọng Lâm), Thuyết Đường(Mộng Bình Sơn),… hay những điển cố văn học Trung Quốc về các giai nhâncũng được các soạn giả cải lương lưu tâm lựa chọn. Cụ thể như vở cải lương Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của tác giả Đức Phú lấy cảm hứng từ một truyền thuyết về chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch của một đôi trai gái - Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Truyền thuyết Trung Hoa này thường được so sánh với câu chuyện tình yêu của Romeo và Juliet của nước Anh. Vở cải lương

Chiêu Quân cống hồ của tác giả Mai Văn Lạng được khơi nguồn từ mối tình của nàng Chiêu Quân với Hán Vũ Đế…

Vở cải lương Thượng Thiên Thánh Mẫuđược thực hiện dựa trên kịch bản của tác giả Lê Thế Song-Xuân Hồng, được đồng đạo diễn bởi NSND Triệu Trung Kiên - Quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam và NSND Tống Toàn Thắng - Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, với sự cố vấn văn hóa tâm linh của TS Bùi Hữu Dược và NNƯT Phạm Hải Hậu. Vở diễn được xây dựng dựa trên những huyền tích dân gian về Mẫu Liễu Hạnh - một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng tâm linh người Việt. Truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh linh thiêng, huyền ảo là chất liệu phong phú để nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo, vừa phát huy được tính truyền thống của nghệ thuật cải lương, vừa tận dụng được tính biến ảo của nghệ thuật xiếc. Vở diễn

Trương Chi - Mị Nương của Nhà hát Kịch Hà Nội được NSƯT Phùng Tiến Minh phóng tác và đạo diễn từ truyện cổ tích dân gian Việt Nam Trương Chi, sử dụng nhiều thủ pháp hiện đại, như sân khấu quay, âm nhạc, vũ đạo... cũng đã ra mắt công

chúng khá ấn tượng. Vở cải lương Cây gậy thần của Lê Thế Song, Xuân Hồng - con gái và con rể của tác giả Hoàng Luyện. Vở diễn được khơi nguồn cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

Nhà hát Tuồng Việt Nam tích cực dàn dựng vở tuồng lịch sử Làm vua (tác giả Nguyễn Đăng Chương, đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hoài Huệ). Tác phẩm là khúc tráng ca về vị vua “cờ lau áo vải” Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) - người sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử dân tộc, do Đoàn nghệ thuật thể nghiệm của nhà hát thực hiện với nhiều “phá cách”. Các vở chèo chủ yếu viết lại từ truyện cổ tích, truyện thơ Nôm Việt Nam ví như Vở Quan Âm thị kính, Lưu Bình Dương Lễ, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa...Những năm gần đây, rất nhiều sân khấu đã dàn dựng các vở kịch, chèo, cải lương... về đề tài lịch sử và để lại ấn tượng tốt đẹp với người xem như:Trưng nữ vương, An Tư Công chúa, Đề Thám, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản ra quân, Hồ Quý Ly, Đô đốc Bùi Thị Xuân, Thái hậu Dương Vân Nga... Chỉ riêng hình tượng anh hùng dân tộc Quang Trung đã có trên 50 vở diễn ở nhiều thể loại. Nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã có những tác phẩm lịch sử trở thành kinh điển vì tính hiện đại của nó như bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước của tác giả Tào Mạt.

Ngay trong Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV - 2020 có tới 70% số tác phẩm tham dự là kịch về đề tài lịch sử, hoặc đề tài cũ được làm lại. Trong đó, Nhà hát Chèo Hà Nội mang đến vở Tình sử Thăng Long về mối tình giữa Lý Chiêu Hoàng - Trần Cảnh và màn nhường ngôi lịch sử. Nhà hát Cải lương Việt Nam dựng

Người đi tìm minh chủ, khắc họa nhân vật lịch sử Ngô Thì Nhậm - một danh sĩ thời Hậu Lê - Tây Sơn. Nhà hát Cải lương Hà Nội tham dự với vở Huyền thoại Thánh Mẫu nói về mẹ Vua Lý Công Uẩn... Các nhà hát ở các tỉnh, thành cũng hăng hái dàn dựng nhiều vở diễn về đề tài lịch sử được giới chuyên môn và khán giả đánh giá cao: Trần Quốc Toản ra quân, Trạng lường Lương Thế Vinh, Tấm vóc đại hồng, Soi bóng người xưa… Đoàn Cải lương Nam Định có nhiều vở diễn về đề tài lịch sử thành công như: Ngô Quyền dựng nước, Trần Hưng Đạo; Trần Bình Trọng; Linh hồn Đại Việt... Có thể nói chất liệu văn học, lịch sử, dã sử, truyện kể dân gian là kho tàng quý giá cho sân khấu hiện nay. Theo NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Sân khấu Việt Nam, những tác phẩm văn học nổi tiếng, câu chuyện lịch sử ý nghĩa và những tích truyện dân gian luôn chứa đựng bài học nhân văn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc… [64]. Chính vì thế, chúng dễ được khán giả đón nhận. Song, việc khai thác những đề tài này đòi hỏi sự thận trọng, chính xác và không làm sai lệch thông

điệp cơ bản.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w