Cốt truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt rất đơn giản, ít nhân vật (6 người), mâu thuẫn cũng vừa phải, nhanh chóng được giải quyết bằng kết thúc có
hậu nhờ sự tham gia của các yếu tố kỳ ảo qua sự tưởng tượng, thể hiện ước mơ của nhân dân: cải tử hoàn sinh và phù hợp với tư duy dân gian “ở hiền gặp lành”. Vì thế, khi viết thành vở kịch cùng tên Lưu Quang Vũ đã “tìm tòi mở rộng kích thước tự sự, vừa khơi sâu vào giá trị tư tưởng để tạo nên một vở kịch nổi tiếng mà “hạt nhân cơ bản” là giá trị nhân văn sâu sắc về lẽ tử- sinh” [46; tr.117]. Hồn Trương Ba được sống lại trong thân xác của anh hàng thịt không phải là niềm hạnh phúc mà trở thành nỗibấthạnhkhiphảisốngtrongtìnhcảnhoái ăm, ngang trái.Hay nói cách khác nhà văn đã xoáy sâu vào mâu thuẫn dở, khóc dở cười khi Trương Ba được sống trở lại nhờ phép màu “cải tử hoàn sinh”.
Đời sống dị thường của Trương Ba đã làm nảy sinh bao mâu thuẫn cả “ngoại hình” lẫn “nội tâm”: lí tưởng sách nhiễu đòi ăn tiền, người con trai gian xảo, thực dụng nổi máu con buôn, tính toán tàn nhẫn. Bà vợ đau khổ âm thầm chịu đựng, đứa cháu gái không chấp nhận ông nội nên lạnh lùng gọi ông là “lão đồ tể”. Nhưng có lẽ xung đột dữ dội mang tính bi kịch nhất, sâu sắc nhất là màn độc thoại phân thân “mang màu sắc hậu hiện đại của thi pháp kịch” giữa Hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt. Trương Ba đau khổ nhận ra tâm hồn mình đã bị thân xác phàm tục lấn át trở nên vụng về, thô bạo, mất nhân cách. Tâm hồn Trương Ba bị tổn thương, đau khổ và tuyệt vọng, không do dự, Trương Ba quyết định từ bỏ lối sống “không phải là mình”, cầu xin Đế Thích trả lại thân xác cho anh hàng thịt và lựa chọn được “chết hẳn” lần thứ 2. Vượt qua quan niệm của truyện cổ tích dân gian được sống là niềm hạnh phúc nên có thể “sống bằng bất cứ giá nào”, Lưu Quang Vũ đã đưa ra những đối thoại chân thành và cởi mở mang triết lí nhân sinh, triết lí bản thể. Nhà viết kịch không phủ nhận ý nghĩa của sự sống, nhưng nếu sống mà đánh đổi đời sống cao khiết của tâm hồn lấy lối sống giả dối “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo” thì thật đáng sợ. Cách đặt vấn đề và giải quyết xung đột của vở kịch cho thấy nhà viết kịch đã phản ứng quyết liệt trước mọi sự áp đặt làm mất quyền lựa chọn của con người. Lưu Quang Vũ muốn chia sẻ cùng độc giả, khán giả: đời người, đáng kể nhất là ý nghĩa của cuộc sống mà họ đã sống. Ý nghĩa đó có giá trị không chỉ với cá nhân mà còn với những người xung quanh, không chỉ khi còn sống mà cả khi họ đã ra đi mãi mãi. Sống trong lòng mọi người, đó mới là cuộc sống đích thực cuối cùng, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời đã qua. Chân lý đã khai sinh từ trong những xung đột, đấu tranh. Điều đáng nhớ trước tiên chưa phải là chân lý mà là những con người đã dám đấu tranh để tìm ra chân lý.