Trước khi Lưu Quang Vũ xuất hiện trên sân khấu kịch, khán giả cả nước đã quen thuộc với nhiều cái tên như Vũ Đình Long, Nguyễn Đình Thi, Học Phi, Xuân Trình, Đào Hồng Cẩm… Sau khi Lưu Quang Vũ xuất hiện, không chỉ những tác giả gạo cội ấy tiếp tục mạch sáng tác và có được những vở diễn để đời mà một loạt các cây bút mới nổi cũng nhanh chóng thành danh ví như Doãn Hoàng Giang,Nguyễn Huy Tưởng... Kịch của các tác giả kể trên cũng mang những phẩm chất mà trước nay người ta hay dùng để ca ngợi kịch của Lưu Quang Vũ, đó là: tính dự báo, tính thời sự, sự đa dạng chủ đề và phạm vi phản ánh (từ nông thôn đến thành thị, từ chiến đấu đến giáo dục, y tế, sản xuất kinh doanh, từ đề tài phản ánh cuộc sống hiện đại hay sự vay mượn đề tài từ dân gian, lịch sử, dã sử).
Vũ Đình Long viết lại các vở kịch của các tác giả phương Tây nổi tiếng như Shakepeare, Molière. Có thể kể đến những vở sau: Kẻ đạo đức giả, Người yếm thế,
Người ghét đời, Hamlet, Âu thiên lộ… Trong đó đáng chú ý nhất là các vở Tổ quốc trên hết (còn có tên là Tình trong khói lửa phỏng theo vở Horace của Corneille, được diễn ở Hà Nội 1953; Cậu Vân (phỏng theo truyện Ông cậu Vania của Tshekhov).
Vở kịch Con nai đen của Nguyễn Đình Thi viết lại theo câu chuyện cổ của Italia, được tác giả Carloori dựng thành vở Vua hươu mà Nguyễn Đình Thi có cơ hội xem trong một lần ra nướcngoài. Không những thế Nguyễn Đình Thi còn tiếp thu motif phân thân xuất phát từ những câu chuyện kì ảo dân gian của nhiều dân tộc về việc hoán đổi thân xác hay việc chia tách người thành các phần. Vì thế, cốt truyện Con nai đen cũng xuất hiệnvới tình huống: hồn của Đức vua Tô Chiêm nhập vào xác con nai đen, còn hồn của gã Quận công độc ác nhập vào xác đức vua nhờ những bùa phép phù thủy mà gã Quận công thực hiện. Điều này, về sau ta lại bắt gặp trong các sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ.
Hai vở kịch Rừng trúc và Nguyễn Trãi ở Đông Quan của Nguyễn Đình Thi lấy cảm hứng từ những nhân vật lịch sử có thật thời Lý Trần. Rừng trúc là thời điểm nhà Trần vừa mới lên thay ngôi nhà Lý được 12 năm, lòng người còn chưa yên ổn, triều chính hỗn loạn, lại thêm vó ngựa xâm lược của quân Nguyên - Mông đang rập rình đe dọa. Nguyễn Trãi ở Đông Quan là thời điểm quân Minh sang xâm lược nước ta, nhà Hồ thất bại, đất nước đứng trước nguy cơ rơi vào tay giặc. Vừa dựng lên bầu không khi đầy biến động của thời đại, vừa xây dựng được những nhân vật lịch sử
mang tầm vóc thời đại. Hai vở kịch ra đời đã gây nên những chấn động lớn trong đời sống sân khấu kịch Việt Nam. Nó không chỉ đặt ra những vấn đề của lịch sử, của thời đại lúc đó mà còn nói lên những vấn đề đang nóng bỏng, nhức nhối trong hiện tại, cũng là những vấn đề vĩnh cửu, muôn đời của con người.
Nguyễn Huy Tưởng với vở Vũ Như Tô (kịch, 1941), lấy cảm hứng từ số phận của một người kiến trúc sư tài hoa -Vũ Như Tô thời vua Lê Tương Dực. Ông được cho là tác giả phác thảo kiến trúc của Cửu Trùng đài và cung điện trăm nóc, một công trình kiến trúc cực kỳ tráng lệ trong Hoàng Thành Thăng Long, được mô tả là “tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây”… Một mặt tác giả khắc họa sự mê lầm của Vũ Như Tô dẫn đến kết cục bi thảm - bản thân bị giết, Cửu trung đài bị thiêu hủy mà còn, mặt khác còn thể hiện sự tiếc thương với một người nghệ sĩ tài hoa và khát vọng nghệ thuật cao cả.
Vở kịch nói Dế Mèndo tác giả Lê Chí Trung viết kịch bản, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam đạo diễn, họa sĩ Ngô Thắng thiết kế mỹ thuật, NSND Hồng Phong biên đạo múa. Vở kịch được phóng tác từ tác phẩm văn học nổi tiếng Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Dưới bàn tay đạo diễn của NSND Nguyễn Tiến Dũng, những Dế Mèn, Dế Trũi, Dế Choắt, Cốc, Cào Cào, Xén Tóc… từ trang sách bước lên sân khấu sinh động, vui nhộn, đầy màu sắc nhờ sự lồng ghép của nhiều hình thức nghệ thuật, như: kịch nói, múa rối, hay thủ pháp sân khấu lồng sân khấu. Đạo diễn cũng đưa tuồng, chèo, cải lương, quan họ… đan xen với nhạc rap, nhảy hiện đại, vừa đem lại chiều sâu văn hóa cho tác phẩm, vừa cuốn hút khán giả. Đặc biệt, vở Dế Mèn xuất hiện nhân vật Dế Mẹ khác nguyên tác để truyền thông điệp về tình mẫu tử cạnh những bài học về tình bạn, tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường… Điều đó cho thấy, vai trò của người nghệ sĩ là phải đào sâu hơn trong cách thể hiện và tích cực tương tác, đặt người xem vào trung tâm sáng tạo.
Sân khấu Lệ Ngọc cũng dàn dựng vở kịch nói Làm vua do nghệ sĩ Lê Quý Dương - người nổi tiếng với những ý tưởng thể nghiệm táo bạo và hoành tráng trên sân khấu. Lấy bối cảnh cung đình thời Đinh, vở kịch mang đến những câu chuyện xoay quanh vua Đinh Tiên Hoàng trong mối quan hệ hoàng tộc, triều chính và hậu cung cùng các nhân vật lịch sử: Hoàng hậu Dương Vân Nga, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Định quốc công Nguyễn Bặc, Nam Việt Vương Đinh Liễn, Công chúa Phất Kim... Tác phẩm được dàn dựng mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, nhiều thử
nghiệm sân khấu mới mẻ, chứa đựng thông điệp giá trị cho hôm nay. Qua câu chuyện về Đinh Tiên Hoàng, Hoàng hậu Dương Vân Nga và Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, đạo diễn Lê Quý Dương cho biết, vở diễn Làm vua là bản anh hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam không chịu ách áp bức nô lệ từ phương Bắc, bất khuất hiên ngang đứng lên, thống nhất giang sơn, khẳng định chủ quyền, mở ra triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên của dân tộc.
Hiện tượng viết lại trong kịch hát và kịch nói đã có một bề dày trong văn học Việt Nam. Thậm chí, đến hôm nay hiện tượng đó vẫn còn nóng hổi tính thời sự.