Ngôn ngữ độcthoạ

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 95 - 101)

Độc thoại là một hình thức biểu đạt của ngôn ngữ kịch. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại cũng có thế mạnh riêng trong việc thể hiện tính cách và nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại là nhân vật tự nói với chính mình, có khi là lời giãi bày tâm sự của nhân vật với cuộc đời, có khi lại đối thoại với người nào đó không có mặt. Do đó những xung đột trong tuyển kịch Nàng Sita đã trở nên căng thẳng hơn khi tác giả Lưu Quang Vũ đẩy nhân vật của mình vào trạng thái độc thoại nội tâm. Có thể nói, đây là một thế mạnh trong kịch của Lưu Quang Vũ. Chính vì thế chiều sâu tư tưởng và chất thơ trong tâm hồn nhân vật càng được hiển lộ rõ nét. Điều đó hoàn toàn không xuất hiện trong những vở kịch dân gian. Phần lớn độc thoại trong tuyển kịch Nàng Sita là độc thoại phân thân.

Phân thân không chỉ hiểu đơn giản là tách cơ thể ra làm hai phần để đối thoại mà phân thân là sự đối diện, phân tách của lí trí và tâm hồn, nhân cách và dục vọng, phần con và phần người trong mỗi nhân vật để tìm ra hướng giải thoát đúng đắn nhất. Độc thoại phân thân được sử dụng khi nhân vật thường lâm vào một tình huống bi kịch và nhất thiết phải có một cuộc tự chất vấn lương tâm thể hiện sự tự ý thức rất cao về hoàn cảnh trớ trêu của mình. Để rồi cuối cùng nhân vật bắt buộc phải đưa ra kết luận hay lựa chọn dứt khoát. Đó là màn độc thoại nảy lửa trong cảnh VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt giữa tâm hồn và thể xác, giữa nhân cách và dục vọng, giữa phần con và phần người. Trong cuộc đấu tranh đó, Hồn Trương Ba đã đuối lí trước lập luận rất có cơ sở của thể xác. Mặc dù đau khổ nhưng Trương Ba đã tỉnh ngộ và quyết tâm theo đuổi cuộc đấu tranh giữ gìn nhân cách. Sau những lượt lời phân thân giữa hồn và xác là lời đối thoại nội tâm sâu sắc, lời đối thoại đó là kết quả của quá trình nhận thức rõ về hoàn cảnh trớ trêu của bản thân. Hồn Trương Ba tuyệt vọng về cuộc sống không phải là mình: “…Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!… Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!” [59; tr.80]. Hồn Trương Ba cương quyết đấu tranh với bản năng, dục vọng tầm thường của mình: “…Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?“Chẳng còn cách nào khác!”. Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”[59; tr.87]. Lưu Quang Vũ đã khai thác sự hỗ trợ của yếu tố kì ảo

phụ trợ thủ pháp phân thân để khám phá bản ngã và tâm hồn con người. Mỗi lời độc thoại của hồn Trương Ba được nói ra đã thể hiện tâm can giày vò, nội tâm đau đớn, là lòng tự trọng trào dâng. Một cuộc tự vấn lươngtâm đi tìm ra một lối thoát đúng đắn để thoát khỏi tình trạng bi kịch của mình. Hồn Trương Ba đã tìm đến cái chết để được bảo toàn nhân cách. Ngôn ngữ độc thoại phân thân đã đưa đến cho vở kịch chất triết lí sâu sắc, làm lay động lòng người quan niệm về lẽ tử - sinh.

Độc thoại phân thân còn được sử dụng trong ngôn ngữ của nhân vật Từ Đạo Hạnh (Ông vua hóa hổ). Trong con người Từ Đạo Hạnh có sự hiện diện của hai khuôn mặt người và hổ. Người và hổ là sự đối lập các giá trị đạo đức, là sự tồn tại song song bản năng thú tính và ý thức xã hội của con người. Khi ở trên ngôi cao trị vì đất nước, Từ Đạo Hạnh say máu quyền lực mà quên đi lời nguyền năm xưa. Càng ngồi cao trên danh vọng, bản năng thú tính càng lấn át phần tốt của Từ Đạo Hạnh thuở xa xưa. Hoàng đế đối xử với dân lành tàn bạo như thú dữ. Không kiểm soát được quyền lực trong tay, vô hình chung Đạo Hạnh đã hiện thực hóa lời nguyền năm xưa. Khi trở thành thú dữ, nhà vua mới ý thức được giá trị cao quý của việc làm người. Ngôn ngữ độc thoại đau đớn của Đạo Hạnh khi thấy mình đang biến dạng:“…Gương mặt của ta đâu, hình dáng của ta đâu?Cho ta được là ta, cho ta được là mình. Ta đang đi về đâu? Như rơi trong vực thẳm. Như đang về kiếp khác. Mỗi bước đi mỗi bước kinh hoàng/Ta đâu rồi, Từ Đạo Hạnh đâu rồi?” [59; tr.274]. Còn gì khủng khiếp hơn khi người hóa thành thú dữ?

Trong tuyển kịch Nàng Sita của Lưu Quang Vũ, có nhiều nhân vật mắc sai lầm là do vô tình, hoàn cảnh đưa đẩy. Ở những nhân vật ấy khó có thể phân định được họ là người tốt hay xấu, chính diện hay phản diện. Trong nội tâm của các nhân vật này luôn diễn ra cuộc đấu tranh giằng xé đau khổ với mặc cảm của con người tội lỗi. Độc thoại nội tâm lúc này sẽ có tác dụng soi chiếu đồng hiện hai con người, vừa là kẻ tội đồ, lại vừa là nạn nhân đáng thương… Để tạo nên những lớp kịch độc đáo, nhà văn đã vận dụng kiểu độc thoại nội tâm đa phiến, đa nhân cách, vì thế mà tâm lí nhân vật kịch hiện lên đa sắc màu, nhiều cung bậc, ám ảnh khôngnguôi.Và Linh hồn của đálà một vở kịch tiêu biểu cho kiểu độc thoại nội tâm đa phiến, đa nhân cách. Một kiểu độc thoại gây ám ảnh day dứt và để lại xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người được thể hiện qua nhân vật Vịnh. Vịnh vừa là người anh tốt, vừa là người chồng tử tế nhưng lại lâm vào tình cảnh trở trêu – mắc hai tội lớn: tội giết em gái và tội lấy em gái. Trong lòng Vịnh chồng chéo những nỗi đau, nỗi đau của nhiều nhân cách cùng một lúc lên tiếng. Là người anh thương em, là người chồng yêu vợ, mặc cảm lỗi lầm càng nặng nề day dứt, giằng xé. Tội loạn luân là điều không thể tha thứ

được đối với con người luôn trọng đạo lí như Vịnh. Nhưng Vịnh quyết định sẽ sống khác, sống tàn nhẫn, sống xa lánh mọi người, xa Thanh để Thanh ruồng bỏ mình. Trong Vịnh lúc này không thuần nhất một tính cách, nỗi đau khổ làm Vịnh mất đi thăng bằng cuộc sống. Vịnh đáng thương hơn là đáng trách, Vịnh cô đơn, lầm lạc không biết kêu ai. Vịnh đã thay đổi phũ phàng nhưng lòng tốt của Thanh vẫn không suy chuyển, cô tin ở lòng tốt của chồng mình, không muốn xa chồng và chính điều đó làm Vịnh càng thêm đau khổ hơn. Trong lòng Vịnh chồng chéo bao nỗi đau, cả nỗi đau không được quyền nói ra sự thật: “Giấc mơ khủng khiếp, nhưng cô ấy không biết gì hết, không hề biết gì hết. Không nên để cô ấy biết thì hơn... Điều bí mật ghê gớm này nên chỉ để mình tôi biết…” [59; tr.213]. Vịnh vừa muốn sống làmình,lạivừamuốnchạytrốnmình.Vịnhmuốnđốithoạivớimìnhđểtìmra lối thoát nhưng càng đối thoại lại càng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Đau khổ, lầm lạc, tội lỗi cứ bủa vây Vịnh. Chính những lời độc thoại mà tác giả đã tinh tế xây dựng cho nhân vật khiến người đọc, người xem vừa đồng cảm xót thương vừa tự rút ra được nhiều bài học sâu sắc về giá trị của hạnh phúc...

Con người là một thực thể đa diện, phức tạp và luôn đòi hỏi sự khám phá của người nghệ sĩ. Trong mỗi một con người khó mà phân biệt được rạch ròi tốt - xấu, thiện - ác. Chỉ khi nào tự họ đứng ra nhìn nhận đánh giá hành vi thì mới nhận diện rõ nét về mình. Qua tuyển kịch Nàng Sita, ta thấy Lưu Quang Vũ có xu hướng biện hộ cho người chưa tốt, thử thách lại người tốt… bằng trái tim nhân hậu, ông luôn để cho nhân vật tự hoàn thiện mình. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại làm cho nhân vật có sức sống nội tại, có chiều sâu tâm lí, đời sống nhân vật được “nhân đôi”. Điều đó chứng tỏ Lưu Quang Vũ đã tiếp cận được thi pháp kịch hiện đại. Đây chính là điểm độc đáo, cuốn hút người xem kịch Lưu Quang Vũ khi nó được dàn dựng trên sân khấu mà không phải nhà viết kịch nào cũng làm được.

Tiểu kết

Cốt truyện cổ tích dân gian/lịch sử/dã sử khi được cải biến về lượng chuyển đổi tình thái thành tuyển kịch Nàng Sita đã trở nên kịch tính, hấp dẫn và giàu sức sống hơn rất nhiều. Bằng mẫn cảm người nghệ sĩ, bằng tài năng vượt bậc đang bung nở vào độ chín và cái nhìn đầy phát hiện, tỉnh táo. Lưu Quang Vũ không chỉ gợi nhắc về quá khứ, về truyền thống mà còn nâng tầm, phát triển những giá trị xưa cũ có từ bao đời. Vì thế khi đọc tuyển kịch Nàng Sita nói riêng và kịch Lưu Quang Vũ nói chung, mỗi chúng ta sẽ có thêm cơ hội để tự trăn trở, suy ngẫm về thời cuộc, nhân thế hôm nay.

KẾT LUẬN

Sở dĩ mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ gây được tiếng vang và tạo dựng được vị thế nhất định bởi trong các tác phẩm ấy ông không phủ định sạch trơn hay lợi dụng tích truyện dân gian để quay lưng lại với cuộc sống như nhiều người từng làm. Kịch của ông là sự dung hoà, tiếp thu và bổ sung theo cảm nhận của người viết đang sống giữa thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ thành công trong việc xích lại thời gian, kéo gần không gian của mấy nghìn năm để đặt ra những vấn đề, đưa ra lời giải đáp bất ngờ, hấp dẫn và đầy chất trí tuệ. Xem các vở kịch của ông, dù ở bất cứ thời điểm nào, người xem vẫn nhận ra đó là xã hội đương thời. Bởi đó là xã hội với dòng chảy trôi liên tục của những mối quan hệ, của vấn đề tình người, của niềm tin và đức hi hinh vì người khác. Những vấn đề ấy không chỉ được coi trọng trong lịch sử mà hiện tại nó càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết để dung hoà cái mới - cái cũ, tạo ra sợi dây kết nối truyền thống và hiện đại. Điều đó có nghĩa, bài học về sự sáng tạo, khơi nguồn trong nghệ thuật để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai là không có giới hạn và điểm dừng. Với những bước đi táo bạo của mình, Lưu Quang Vũ đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho sân khấu nước nhà.

Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái mới và cái cũ, giữa nghệ thuật dân gian và nghệ thuật đương đại trong ngòi bút Lưu Quang Vũ đã xóa bỏ được “thành kiến” của những người đang ra sức đổi mới nền sân khấu đối với những vở kịch có đề tài từ tích truyện dân gian. Không chỉ có vậy, Lưu Quang Vũ còn góp phần làm thay đổi tư duy, cách nhìn của người phê bình, người xem, người diễn của cả một thời kì. Nếu như trước đây, công chúng quá quen thuộc với những tác phẩm ca ngợi truyền thống yêu nước, lịch sử mà lãng quên đi bản thể con người thì sự tiên phong của Lưu Quang Vũ khiến mọi người phải thay đổi cách nghĩ và đánh giá đúng giá trị của “con người”. Từ đó, giúp cho giới phê bình được phát huy hết cái tôi, mạnh dạn đưa ra những ý kiến, kiến nghị để góp sức mình nhằm định hướng cho đường lối phát triển của kịch nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung trong thời kì mới. Chính sự quan tâm đúng mức, đào sâu khai phá những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mỗi cá nhân trong từng cảnh ngộ khác nhau trong mảng kịch này đã góp phần định hướng cho văn nghệ sĩ tìm ra

một hướng đi mới với công cuộc chinh phục và khai phá “con người”. Với tư cách của người mở đường, Lưu Quang Vũ đã làm cuộc cách mạng để cải thiện văn hoá “xem” và “nhìn” của đại bộ phận công chúng yêu sân khấu, nhất là sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí Minh.Hơn nữa, muốn hiểu được nội dung và sự cải biến của Lưu Quang Vũ so với các tác phẩm văn học dân gian, người đọc buộc phải tìm kiếm và đọc lại những tích truyện có thể đã lãng quên suốt một thời kì. Từ đó, những hình tượng nhân vật dân gian đã có một cuộc sống mới, một cuộc đời mới vĩnh hằng và bất diệt.

Sức sống bất diệt của kịch Lưu Quang Vũ đã được thời gian kiểm chứng. Khi mỗi vở kịch của ông được dàn dựng lại, công chúng yêu kịch vẫn có những cảm xúc, suy tư, trăn trở đối với những day dứt, băn khoăn của ông về thực trạng xã hội một thời. Hay nói cách khác, khoảng cách thời gian không làm mất đi sự đồng điệu trong cách cảm của con người mọi thời đại. Đọng lại sau mỗi vở kịch là những dự cảm về tương lai, là sự cảnh báo cho xã hội. Đã mấy chục năm trôi qua, mỗi lần được tiếp xúc với kịch Lưu Quang Vũ, công chúng vẫn cảm nhận được sự cấp bách và tươi mới mà ông hằng thao thức. Nó vẫn có sức mạnh lay động hàng triệu trái tim con người. Bởi lẽ, Lưu Quang Vũ đã làm được cái việc kết nối quá khứ và hiện tại bằng sợi dây đạo đức và những giá trị lịch sử vĩnh hằng của dân tộc ta. Nhìn vào xã hội thu nhỏ trong các vở kịch này của ông, dù ở thời đại và hoàn cảnh nào chúng ta cũng nhận thấy sự tươi mới và những bài học lịch sử đắt giá để học hỏi, tiếp thu và rút kinh nghiệm.Có thể khẳng định, Lưu Quang Vũ là một trong những "người đi trước” trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ, dùng ngòi bút của mình góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội. Việc khai thác các mô típ dân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể. Nó tạo cho kịch của ông sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Với tuyển kịch Nàng Sita, Lưu Quang Vũ đã truy đến tận cùng trong cõi tiềm thức và thế giới tâm hồn rộng mở của từng nhân vật. Chính nguồn cảm hứng ấy giúp ông đi sâu vào những vấn đề sâu kín, bí ẩn của lòng người. Vì vậy, có thể

nói, cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp và cái thiện. Tác giả cũng khai thác chất liệu dân gian và lịch sử nhưng không nghiêng về khía cạnh sử thi, truyền thống đánh giặc cứu nước như nhiều người đã và đang làm lúc đó mà kịch của ông mới mẻ ở chỗ đã phát hiện ra từ vỉa chất liệu đó những vấn đề của nhân sinh thế sự, của đạo lý và lẽ sống, lẽ làm người… Chính nguồn cảm hứng ấy giúp kịch tác gia có được cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên - con người, giữa con người với con người, giữa con người với chính bản thân mình. Những bài học đắt giá về tình người, lương tri, tội lỗi…được Lưu Quang Vũ phản ánh trong mảng kịch này còn nguyên giá trị đến tận hôm nay.

Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài “làm thơ để sống với chính mình” và “viết kịch để sống với mọi người”. Từ một cây bút tài hoa vào bậc nhất nhì của thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ đến nhà viết kịch nổi danh “có một không hai” của văn học thời kì đổi mới, con đường nghệ thuật mà Lưu Quang Vũ đã đi là sự lựa chọn in đậm những dấu ấn đam mê và thăng trầm của đời ông. Những ngọt bùi – cay đắng, yên bình – sóng gió, hạnh phúc – khổ đau… và cái đích không kém phần vinh quang mà ông đã đạt tới là một bài học sinh động, giàu

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w