Kịch viết lạimột số cốt truyện văn học/báo chíđương thờ

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 31 - 34)

Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ đã có thành công ở thể loại thơ và truyện ngắn. Nhà văn có hai tập truyện ngắn in 1983 Người kép đóng hổMùa hè đang đến. Truyện ngắn của Lưu Quang Vũ là “cầu nối giữa kịch và thơ” (Phong Lê). Có lẽ vì đã từng là nhà văn sáng tác những tập truyện ngắn có giá trị về cuộc sống con người hôm nay nên những cốt truyện đương đại, gần gũi, mang sắc thái tươi tắn của cuộc sống cũng có sức hấp dẫn đối với nhà văn gợi ý cho nhà văn khai thác, tiếp nối để sáng tác nên những vở kịch độc đáo. Sống mãi tuổi 17, Đôi dòng sữa mẹ, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Muối mặn của đời em, Hẹn ngày trở lại, Đất sống của người, Chết cho điều chưa có là những vở kịch có “dấu vết” của văn học đường thời. Ở những tác phẩm ấy, Lưu Quang Vũ tìm thấy sự đồng điệu về tâm hồn và tình cảm nên đã thôi thúc ông tiếp tục khám phá tạo nên những vở kịch vừa có tính chính luận sắc bén lại vừa đậm đà sắc thái trữ tình, hòa quyện chất thơ của tâm hồn và cuộc sống.

Cụ thể như dựa trên câu chuyện có thật về người anh hùng Lí Tự Trọng và kịch bản Ông nhỏcủa Đào Duy Từ và Phạm Thị Thành, Lưu Quang Vũ viết lại vở kịch Sống mãi tuổi 17 để dàn dựng cho Nhà hát tuổi trẻ. Lưu Quang Vũ đã tìm ra cách thể hiện riêng phù hợp với lớp khán giả trẻ tuổi. Vở kịch là thiên hồi kí về

người anh hùng cách mạng hiện lên qua dòng hồi tưởng của Phương - người bạn gái cùng hoạt động với Lí Tự Trọng. Các sự kiện của cuộc đời người anh hùng diễn ra theo trình tự của thời kì cách mạng ba mươi năm đầu thế kỉ XX. Vở kịch đã khắc họa làm nổi bật được không khí cách mạng sôi sục và hình ảnh người thanh niên có lí tưởng trong sáng và phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cộng sản. Nét độc đáo của vở kịch Sống mãi tuổi 17 chính là ở cách “làm mới” hình tượng nhân vật lịch sử. Lí Tự Trọng xuất hiện trên sân khấu không chỉ là bóng dáng của nhân vật lịch sử mà còn gần gũi, chân thực như nhân vật của thế hệ trẻ hôm nay. Ở tuổi 17, chàng thanh niên Lí Tự Trọng vừa mang trong mình nét hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng đồng thời lại là một con người rất cẩn thận, chín chắn, khôn lớn trưởng thành trong công việc hoạt động cách mạng. Nhân vật vừa có nét nhí nhảnh, đáng yêu lại vừa có tinh thần trách nhiệm cao vớiđồng chí, đồng bào. Con người Lí Tự Trọng được nhìn ở hai góc độ: một cậu thiếu niên vô tư và một một chiến sĩ cách mạng kiên trung bất khuất. Hai tính cách, hai phẩm chất tưởng như đối lập hóa ra lại hài hòa trong một con người đã tạo nên chất trữ tình cho vở kịch vốn đậm chất chính luận. Sắc thái trữ tình và tính chất chính luận đan quyện trong vở kịch tự nó đã đánh thức tuổi trẻ về ý thức, trách nhiệm của thế hệ mình đối với đất nước.Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến với thế hệ trẻ hôm nay: Tuổi trẻ hãy nuôi những khát vọng cao đẹp, sống có lí tưởng, luôn ý thức hòa hợp giữa cái “tôi” và cái “ta” để có cống hiến lớn lao trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Trong một số vở kịch của Lưu Quang Vũ có sự liên kết đề tài với nguồn văn học đương thời, ông đã thể hiện thành công câu chuyện tình yêu trong vở kịch Hoa cúc xanh trên đầm lầy. Có một câu chuyện kể rằng nếu ai tìm được bông hoa cúc xanh trong đầm lầy thì người đó được hạnh phúc. Tứ truyện đó dường như có sự chồng chéo của liên văn bản từ câu ca dao “Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh”. Sau này còn trùng tên với một bài thơcủa nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Hình ảnh hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh xuất hiện trong bài ca dao xưakhông chỉ thể hiện sự vô lý sinh học mà phải chăng còn ẩn dụ cho sự thay đổi, phản bội của con người – cô gái, với người yêu của mình? Có lẽ cả cô gái và chàng trai, đều đáng được cảm thông, chia sẻ. Không có ai ti tiện, nhỏ nhen, càng không có ai đáo để, đanh đá cả! Chỉ có hai con người đã yêu nhau, đang yêu nhau, và sẽ mãi mãi yêu nhau, mà giờ đây phải đối mặt với hoàn cảnh chia lìa, không lấy được nhau, không được cùng nhau đi trọn con đường hạnh phúc, cùng thở than với chiếc yếm - vật lưu niệm - biểu tượng cổ truyền của tình yêu trai gái Việt xưa. Từ câu chuyện tình yêu dang dở trong ca dao, tác giả Lưu Quang Vũ đã cải biếnthành một câu chuyện kịch về giấc mơ hạnh phúc.

Đó là kĩ sư Hoàng vốn chỉ quen sống với ý tưởng khao khát về sự hoàn thiện tuyệt đối. Hoàng đã chế tạo ra hai con rô - bốt mang bóng dáng hình hài của hai con người lí tưởng của tình yêu và nghệ thuật là Vân và Thùy Liên là hai người bạn thuở ấu thơ của Lê Hoàng. Khi hai con người máy bước vào cuộc sống thực thì xảy ra bao cảnh dở khóc dở cười. Hoàng cay đắng nhận ra rằng con người chỉ có thể có hạnh phúc chân chính bằng sự tốt đẹp và hoàn thiện của chính bản thân chứ không phải là ước mơ hão huyền. Thông điệp của vở kịch được gửi đến chúng ta chính là cảnh Lê Hoàng tỉnh mộng. Anh buồn bã nhận ra những gì chứng kiến chỉ là bi kịch mang tính chất không tưởng về sự tuyệt đối. Rõ ràng từ một bài thơ có cái tên lãng mạn, câu chuyện kịch Hoa cúc xanh trên đầm lầy không chỉ thu hẹp lại ở đề tài tình yêu, mà đã nâng lên tính triết lí về bi hài kịch của con người khi quan niệm về sự tuyệt đối. Chính vì thế mà vở kịch viết về đề tài tình yêu lãng mạn vừa mang sắc thái nhẹ nhàng vừa thấm đẫm ý vị, sâu xa.

Viết về tình mẫu tử là đề tài không mới nhưng đề tài ấy lại được thể hiện cảm động, sâu sắc, mới mẻ trong vở kịch Đôi dòng sữa mẹ. Lấy tứ từ câu chuyện trên báo về thân phận của cậu bé da đen bị người mẹ bỏ rơi, nhà văn đã đi vào khai thác cuộc đời của hai người mẹ. Lệ Tuyết - mẹ đẻ của cậu bé da đen, vốn là con nhà nghèo, có chút nhan sắc nhưng quen thói ăn chơi, mặc dù có chồng là trung tá ngụy Vĩnh nhưng vẫn cặp bồ với trung úy John Smith và có thai. Tuy không muốn có sự tồn tại của đứa con nhưng Lệ Tuyết không dám phá thai vì gia đình chồng cô biết được tưởng đó là con ông Vĩnh nên hứa cho đứa bé hưởng một gia tài kếch xù của bố chồng để lại. Vì lòng tham và toan tính ích kỉ thôi thúc, Lệ Tuyết nhờ trung úy ngụy Bảy Hổ ép nữ y tá đánh tráo con… Mười ba năm sau chế độ ngụy quyền sụp đổ, Lệ Tuyết lại đòiđứa con mà mình vứt bỏ để nuôi hy vọng nhờ nó mà mình sẽ được sang Mỹ. Đôi dòng sữa mẹ còn khắc họa cuộc đời của một người mẹ nữa là cô giáo Thanh Lâm, vợ của một chiến sĩ cách mạng. Khi sinh con ra, người mẹ đó đã phải chịu bi kịch là nhận đứa trẻ da đen làm con của mình mặc dù biết con mình đã bị đánh tráo. Thời gian nuôi đứa trẻ da đen, người mẹ đó phải chịu đựng biết bao dư luận xấu cho là mình đi chửa hoang với lính Mỹ. Không ruồng bỏ đứa trẻ, người mẹ vừa nuôi cậu bé da đen lại vừa đi tìm kiếm con mình. Không phụ tấm lòng của mẹ, mười ba năm sau cô đã tìm được núm ruột của mình. Vở kịch kết thúc là cảnh cả hai đứa trẻ được chở che trong vòng tay yêu thương, tình nghĩa, đầy xúc động của mẹ Thanh Lâm. Xuất phát từ một sự kiện về thân phận của cậu bé da đen bị người mẹ bỏ rơi trên báo, Lưu Quang Vũ đã bổ sung nhân vật, chi tiết, phát triển cốt truyện làm nổi bật cuộc đời cùng tính cách đối lập của hai người mẹ: Lệ Tuyết và

Thanh Lâm.Từ đó,nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tấm lòng của các bà mẹ Việt Nam mang vẻ đẹp truyền thống nhân hậu và bao dung. Tấm lòng đó là điểm tựa tinh thần vững chắc, là bóng mát chở che cho những người con thơ dại. Tình mẫu tử vốn là tình cảm sâu thẳm, thiêng liêng, dễ chạm vào cảm xúc của con người. Qua bàn tay Lưu Quang Vũ, tình cảm ấy càng được thể hiện vô cùng xúc động. Bởi ông đã đặt nó trong dòng chảy phức tạp của cuộc sống để phân tích, lí giải, cắt nghĩa.

Tóm lại, khi viết kịch dựa trên cơ sở tác phẩm văn học của các tác giả khác/báo chí đương thời là những khi Lưu Quang Vũ đã tìm thấy sự đồng điệu về tâm hồn, tình cảm. Song ngay cả khi như thế thì kịch ông vẫn in đậm dấu ấn riêng về phong cách: đó là tính chính luận sắc bén và sắc thái trữ tình đậm đà.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w