Lưu Quang Vũ và nghệthuật kịch nó

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 30 - 31)

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch tài hoa của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông sinh ra tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai đầu của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Cha ông là một nhà hoạt động cách mạng, vì thế tuổi thơ của Lưu Quang Vũ sống tại Phú Thọ cùng mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ (cha là người truyền cho ông ngọn lửa đam mê nghệ thuật) và vùng quê trung du Bắc Bộ (lãng mạn nên thơ) đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

Trong hành trình sáng tạo của mình, Lưu Quang Vũ đã thử sức ở nhiều thể loại. Sự chuyển trọng tâm sáng tác của ông bắt đầu từ thơ sang truyện ngắn và sau đó là kịch. “Nếu nói rằng trong hành trình sáng tạo của mỗi người, thơ thường đến sớm, vào giai đoạn đầu đời khi tâm hồn còn nhiều nét hồn nhiên, mơ mộng thì kịch đến muộn hơn, thường là ở giai đoạn sau, khi người ta đã có đủ sự từng trải và khôn ngoan để nhận thức được những mâu thuẫn phức tạp của cuộc sống xung quanh, điều đó thật đúng với trường hợp của Lưu Quang Vũ.”[47; tr.42]. Với20 năm vui buồn cùng thơ và gần 10 năm cuối đời song hành cùng kịch, nhưng chỉ trong khoảng 10 năm ngắn ngủi ấy, tài năng của ông đã thực sự tỏa sáng. Ông đã tạo cho mình một phong cách, một “kịch pháp” và trở thành hiện tượng nổi bật của sân khấu Việt Nam thời kì đổi mới.

Nhà viết kịch tài ba Lưu Quang Vũ đã có trên 50 tác phẩm sân khấu được sáng tác, dàn dựng, công diễn (46 vở kịch dài, còn lại là kịch ngắn)… Từ vở kịch đầu tiên Sống mãi tuổi 17 viết về người anh hùng Lý Tự Trọng do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng đến bản thảo sân khấu cuối cùng Chim sơn cầm đã chết, nhiều người không khỏi khâm phục lòng say mê, sức sáng tạo mãnh liệt, sự ấp ủ nung nấu của Lưu Quang Vũ trước cuộc sống. Có thể nói trong kí ứcnhiều người, tên tuổi của Lưu Quang Vũ gắn liền với sự khởi sắc của kịch Việt Nam những năm 80 thế kỉ XX. Đặc biệt, là trong vòng 5 năm cuối đời, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho sân khấu một cuộc phục sinh mạnh mẽ. Bởi đó là thời điểm, đêm đêm ai cũng háo hức đi xem kịch Lưu Quang Vũ, để được khóc - cười, vui – buồn theo từng lời thoại, từng lớp diễn trên sân khấu… Sức hấp dẫn và khả năng thu hút của kịch Lưu Quang Vũ trước hết nằm ở tính dấn thân, tính dự báo, tính đối thoại và khát vọng đổi mới.

Bằng tài năng và tâm huyết, Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sân khấu và chinh phục khán giả cả ba miền Bắc, Trung, Nam (vốn không mặn mà với kịch miền Bắc). Có thể khẳng định rằng: sự hưng thịnh của sân khấu Việt Nam từ năm 1985 trở đi có sự đóng góp rất quan trọng từ tài năng và bút lực dồi dào của Lưu Quang Vũ. Đúng như nhận xét của Phan Ngọc “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa”[43; tr.149].

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w