Biến đổiđộng cơxuất phát từ sự ghen tuông mù quáng

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 60 - 61)

Khi viết lại sử thi Ramayana, Lưu Quang Vũ đã biến đổi động cơ hoạt động của nhân vật chính – Pơliêm. Tác giả khoét sâu vào cảm giác tội lỗi vì sự nghi ngờ, ghen tuông mù quáng của Pơliêm. Chàng có lỗi với tình yêu, với người mình yêu thương khi tự ném đi hạnh phúc, niềm vui lẽ ra phải thuộc về mình trọn vẹn. Hoàng tử Pơliêm thật kiên cường biết bao khi vượt qua nỗi đau mất phụ hoàng, nỗi đau bị truất quyền kế nghiệp vua cha. Chàng mất tất cả nhưng dẫu sao vẫn còn tình yêu nồng nàn của người vợ thủy chung Sita. Chàng cương trực, lương thiện và giàu lòng yêu thương. Bởi chàng dám phê phán cái xấu, sẵn sàng cưu mang người bất hạnh (dù mình chẳng có chi) và không hề bị xiêu đổ trước những lời đường mật và sắc đẹp (khi quỷ Riếp hóa thân mê hoặc). Chàng cũng thật quyết đoán và can đảm biết

bao khi lặn lội vượt qua muôn vàn khó khăn, cách trở để chống lại quỷ Riếp giải cứu cho Sita. Hành động đó vừa là tình yêu thương, vừa là nghĩa vụ, và trách nhiệm. Thế nhưng, khi ở cương vị của một hoàng đế - ngôi chí tôn Pơliêm chỉ còn lại sự nghi ngờ, hoang mang, đổ vỡ... Những người thân yêu nhất, hiểu chàng nhất đã ra đi vì sự nghi ngờ thái quá của chàng cộng với sự dèm pha của những kẻ xấu xa. Còn lại quanh chàng chỉ là lời nịnh hót, sự giả dối và một nỗi cô đơn lạnh lẽo bao trùm. Đó là nỗi cô đơn cao độ nơi cung cấm cùng với sự dằn vặt ân hận, giày vò về lương tâm vì sai lầm.

Một ngày cô đơn đã là khổ sở. Hoàng đế Pơliêm phải sống với 10 năm cô đơn: “Đã hơn mười năm qua, hơn mười năm trôi qua, ta luôn nghĩ về nàng. Ta không thể nào quên được nàng. Ta linh cảm như nàng bị oan uổng. Đó là ta đã mắc phải mưu của quỉ Riếp. Ta đã hành hạ nàng. Ta đã nghi ngờ nàng. Ta cảm giác như mỗi bước đi của ta đều thấy hắn theo sát ta để hại ta, để phá ta! Supakha hay… nàng cũng là hiện thân của quỉ Riếp để lừa dối ta” [59; tr.349]. Trong tình cảnh ấy, hử hỏi trái tim chàng sao không mòn mỏi? Nỗi cô đơn của một kẻ có quyền lực do chính mình gây ra vì mù quáng, vì thiếu niềm tin đã biến cuộc sống của chàng thành khổ hạnh, thậm chí là đọa đày. Không ai chia sẻ, không thể chia sẻ với ai bởi xung quanh Pơliêm chỉ là những kẻ mà mục đích của chúng không ngừng xoay quanh địa vị, tiền bạc, quyền lực với những mưu đồ nham hiểm (hoạn quan, lệnh bà Supakha). Đến như Hanuman dù mong muốn được làm người thật cháy bỏng, dù đã từng đồng cam cộng khổ cùng Pơliêm nơi rừng sâu, núi thẳm để chống lại quỷ Riếp nhưng cũng không thể chịu nổi cuộc sống ngột ngạt nơi cung cấm. Khi có tất cả cũng là lúc mất tất cả, Pơliêm mới nhận ra: cuộc sống của chàng chỉ có ý nghĩa và trọn vẹn hạnh phúc khi có Sita. Không có gì có thể so sánh với nàng. Đó là cái giá phải trả của vị hoàng đế không biết giữ gìn, nuôi dưỡng cho lòng tin yêu mà chỉ lấy sự nghi ngờ làm thước đo cuộc sống và nhân phẩm con người. Chỉ duy nhất Sita mới có đủ quyền năng của tấm lòng trinh bạch, thuỷ chung, độ lượng để tha thứ, giải thoát cho chồng khỏi vòng kim cô của nỗi cô đơn.

Với cái nhìn đa chiều, Lưu Quang Vũ đã bổ sung những suy nghĩ mới, cách nhìn mới về các nhân vật chính. Trên tinh thần của tư duy biện chứng và nhân văn cao đẹp, nhân vật chính trong các vở kịch của ông bao giờ cũng được nhìn nhận một cách toàn diện, sâu sắc. Bản thân họ luôn tồn tại những mặt tốt - xấu, điểm mạnh - yếu, cái cao cả - thấp hèn… nhưng trải qua đấu tranh họ đã chiến thắng cái xấu hướng đến cái thiện, cái tốt và ngộ ra những chân lí của cuộc sống.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w