Kịch viết lại văn học dân gian, lịch sử, dã sử

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 34 - 37)

Là một nhà văn, đồng thời cũng là một trong những “người đi trước” của phong trào đổi mới văn hóa văn nghệ, Lưu Quang Vũ đã ý thức được sứ mệnh của nhà văn là phải nối kết được quá khứ và hiện tại, phải trở về cội nguồn dân tộc để “tìm đọc người xưa” trên tinh thần của bối cảnh xã hội ngày nay. Với một nhãn quan tinh tường, Lưu Quang Vũ nhìn thấy văn học truyền thống là “mảnh đất màu mỡ”, có sức hấp dẫn đặc biệt trong cảm hứng sáng tạo của mình. Ví như vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết lại từ truyện cổ tích cùng tên, vở Lời nói dối cuối cùng

viết lại từ truyện cổ tích Nói dối như Cuội, vở Linh hồn của đá viết lại từ Sự tích Hòn/Đá Vọng Phu, vở Ông vua hoá hổ lấy cảm hứng từ Sự tích Thánh Láng, vở

Nàng Si-ta xây dựng từ Sử thi Ramayana (Ấn Độ), vở Đam San viết lại từSử thi Đăm Săn (người Ê đê)

Hay như vở Ngọc Hân công chúa viết lạitừ câu chuyện lịch sử Quang Trung

(Nguyễn Huệ). Trong chính sử, Quang Trung là một bậc “anh hùng áo vải”, một dũng tướng kiệt xuất, một quân vương xem trọng hiền tài. Dù ngự trị ngai vàng chỉ trong thời gian ngắn nhưng ông đã làm được nhiều việc lớn như đại phá quân Thanh, lên ngôi Hoàng đế, ban bố chiếu khuyến nông, kén tuyển hiền tài. Và còn bao chí lớn còn dang dở như mở mang bách nghệ, thương thuyền xưởng thợ.... đưa nước Nam như con thuyền dương buồm trên biển mới sánh vai, không thua kém thiên hạ. Khi cải biến thành kịch, Lưu Quang Vũ tập trung khắc hoạ thời điểm Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc đánh Thăng Long với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”. Chúa Trịnh đã chạy trốn khỏi thành Thăng Long nhưng bị dân bắt và đem nộp Tây Sơn. Sau đó, Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến Vua Lê Hiển Tông và Vua Lê Hiển Tông đã gả công chúa Lê Ngọc Hân cho vị “anh hùng áo vải”. Ngọc Hân công chúa lúc bấy giờ nổi tiếng là học vấn tài năng nên khi bị ép

duyên với Nguyễn Huệ - người mà ban đầu nàng cho là “chỉ biết cầm gươm” đã không đành lòng. Nhưng tình yêu của họ đã được ươm mầm thăng hoa bằng sự đồng cảm chí lớn và đặc biệt cùng chung tư tưởng “trân trọng hiền tài”.

Lưu Quang Vũ đã nêu bật được một trong những dấu ấn trong công cuộc cải cách xây dựng đất nước của Nguyễn Huệ là trọng dụng nhân sĩ. Ông biết rằng sau khi dẹp yên nước nhà, thống nhất giang sơn đã đến lúc không phải cầm gươm giỏi nữa mà là lúc xây dựng giang sơn và đổi thay xã tắc. Vì thế Nguyễn Huệ đã nhờ vợ mình đi tìm lại những bậc danh sĩ, tinh hoa của đất nước để về cùng ngài chung tay gây dựng lại giang sơn. Đặc biệt, Lưu Quang Vũ không chỉ khắc họa chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ mà còn tập trung vào mối tình đẹp giữa nhà vua và công chúa Ngọc Hân. Nhà vua từ biệt cõi đời khi tuổi còn rất trẻ (40 tuổi), để lại sự dang dở trong công cuộc xây dựng cải cách đất nước, và để lại sự thương tiếc của nhân dân về một tình yêu giai nhân anh hùng.

Tìm hiểu về mảng kịch viết lại từ cốt truyện dân gian, lịch sử, dã sử, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu sâu hơn về tầm vóc, suy nghĩ, nhu cầu nội tại và hành trình “hồi hương” của một kịch tác gia biết tìm tòi từ vốn cổ, làm mới cái đã có, khiến cho người đọc, người xem luôn bất ngờ, thán phục. Người đọc biết và yêu Lưu Quang Vũ qua những vần thơ của ông nhưng lại khâm phục và ngợi ca ông qua những vở kịch mà ông đã sống với mọi người, sống cho mọi người. Bởi lẽ, thông qua kịch người nghệ sĩ chân chính ấy đã lặng thầm bắt nhịp cầu kết nối đưa người đọc quay về với những tích truyện dân gian để họ có cơ hội mà nhìn về hiện tại, soi sáng cho tương lai. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Phan Ngọc: “Không ai bằng Vũ trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý”[47; tr.266].

Tiểu kết

Liên văn bản là phát hiện quan trọng trong tư duy văn học xuất hiện từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Nó được hiểu vừa như một thủ pháp văn học, vừa như một phương thức tồn tại của tác phẩm văn học. Nó gần như là một trong các cánh cửa mở ra bước ngoặt diễn giải lớn của thời đại, khi kiến tạo nên những nhận thức hoàn toàn mới mẻ về việc tồn tại và vận động của bản chất sự sống và sự thực hành

ngôn ngữ. Một trong những biểu hiện quan trọng của tính liên văn bản là sự viết lại. Viết lại tạo độ “mở” cho văn bản, tạo tính “liên chủ thể” giữa người đọc và người viết. Hiện tượng viết lại cho thấy ý thức đối thoại, phản tỉnh, truy nguyên của một cái tôi dân chủ trong xã hội hiện đại.

Có thể nói, Lưu Quang Vũ đã không hạn chế bất cứ đề tài nào, ở đâu nhà văn cũng phát hiện ra những vấn đề cần bàn luận và trao đổi. Nhà văn luôn ý có ý thức liên văn bản, qua đó mở rộng đề tài và khả năng khám phá, chiếm lĩnh cuộc sống cả chiều rộng và chiều sâu. Dấu ấn của văn học truyền thống, văn học đương đại và các nguồn thông tin khác trong các vở kịch của ông đã biểu thị phong cách và năng lực của người “khổng lồ” trong làng sân khấu Việt Nam thế kỉ XX. Liên văn bản từ nguồn đề tài trên đã làm cho các vở kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện trên sân khấu một lần nữa được “cô đặc”,“tái sinh”và vì thế chúng thực sự giàu sức sống.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w