Viết lại hạ bản – các câu chuyệnlịch sử, dã sử

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 47 - 52)

Hạnh/Sự tích Thánh Láng[3; tập 3]. Chuyện kể rằng: Thiền sư Từ Đạo Hạnh vốn là con của một nhà nho tên Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết. Sư muốn trả thù cho cha, định sang Ấn Độ học thuật linh dị để giết Đại Điên. Nhưng khi đi tới xứ mọi răng vàng, vì thấy đường xá hiểm trở sư đành trở về vào ẩn trong hang đá Từ Sơn chuyên trì Đại Bi Tâm Đà La Ni. Sư thành tựu đại định và thần thông, trở về tìm đến Đại Điên đánh ông ta một gậy chết ngay. Từ đây, oan nghiệp xưa đã trả, các việc đời lặng như tro lạnh, sư trải khắp tùng lâm tìm học pháp thiền.Sau này sư đắc ngộ từ thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân. Sư trước có kết bạn với Nguyễn Minh Khôngvà Dương Không Lộ, cả ba đều thành tựu thần thông diệu dụng phi thường. Có một lần, Đạo Hạnh đùa cợt đón đường Minh Không và Không Lộ, hóa thân thành cọp gầm lên dữ dội nhảy tới dọa chụp hai người bạn này. Minh Không biết quở: “Thôi đừng đùa cợt chi nhau/Muốn làm kiếp ấy rồi sau sẽ làm” [3; tập 3; tr.204]… Đạo Hạnh giật mình tỉnh ngộ và thỉnh cầu Minh Không: “Anh chỉ mong tam đệ đến lúc đó sẽ hết sức giúp anh qua khỏi “nghiệp chướng” [3; tập 3; tr.204].

Lúc bấy giờ, vua nhà Lý đã già mà không có con. Nhà vua dự định nhận Giác Hoàng (một đứa trẻ lên 3 tuổi, con một nhà dân chài) làm con nuôi nhưng bị quần thần can ngăn. Vua sai các quan dựng một đàn tràng làm lễ để Giác Hoàng thác rồi đầu thai vào hoàng cung. Tin ấy truyền đi khắp nơi đến tai Đạo Hạnh. Đạo Hạnh biết đó là kiếp sau của Đại Điên nên tìm cách ngăn cản không cho thác sinh. Trước khi Giác Hoàng chết đã kịp trăn trối với nhà vua xin trị tội Từ Đạo Hạnh. Vua nổi cơn thịnh nộ lập tức sai người đi tra xét và bắt Đạo Hạnh về kinh xử trảm. Lúc bị giải ngang qua phủ đệ Sùng Hiền hầu (em ruột vua), Đạo Hạnh cố nài lính áp giải cho được yết kiến. Nhà sư cầu xin Sùng Hiền hầu xin vua tha tội cho mình và hứa sẽ trả ơn bằng cách thác sinh làm con của hầu. Khi vợ hầu sinh con thì cũng là lúc nhà sư Từ Đạo Hạnh hóa. Đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Dương Hoán. Năm 10 tuổi được nhà vua nhận làm con nuôi. Năm 12 tuổi thì lên ngôi trị vì thiên hạ lấy hiệu là Lý Thần Tông – kiếp sau của Từ Đạo Hạnh.Nhưng sau khi lên ngôi 3 năm thì nhà vua bị một bệnh lạ. Toàn thân vua mọc đầy thứ lông vàng, có vằn đen như da hổ, miệng gầm lên những tiếng dễ sợ… Triều đình cuống cuồng, tìm cách chạy chữa nhưng bệnh ngày càng nặng. Cuối cùng nhờ lời của đám trẻ chăn trâu mà triều đình phái người đi tìm người có tên Nguyễn Minh Không về trị bệnh cho nhà vua. Sau khi nhà vua lành bệnh, triều đình y ước cắt đất phong thưởng nhưng Minh Không chối từ và rời bỏ về chùa cũ (vùng Ninh Bình).

nghĩa để cứu giúp dân lành thoát khỏi cảnh bạo tàn, đồng hành với chàng là người đồng chí Nguyễn Minh Không nhân từ. Ngày nọ, 2 người bị quân địch vây khốn trong rừng. Cùng đường, Đạo Hạnh bắt mẹ nuôi của tướng địch làm con tin, dọa nếu không lui binh sẽ giết bà. Minh Không bất tuân, thả bà đi vì lòng nhân không muốn giết người vô tội. Trong khi cả hai không còn đường lui thì con bạch hổ thành tinh đội lốt người xuất hiện, nói rằng nếu uống vũng nước ma quỷ trước mặt thì sẽ có sức mạnh vô song, không ai địch nổi nhưng đổi lại, đến lúc nào đó sẽ hóa thành hổ. Đạo Hạnh không chần chừ uống ngay, nhờ thế mà trăm trận trăm thắng. Còn Minh Không quá chán ghét cảnh binh đao nên quyết định vào rừng ở ẩn trở thành một tu sĩ.Đạo Hạnh sau khi lên làm vua điều hành đất nước bằng bạo quyền, tuy nghiêm minh mà không có tình thương. Rồi lời nguyền ập đến, Đạo Hạnh hóa thành hổ, bị tể tướng Hoàng Địch vốn là con bạch hổ năm xưa bày quân vây bắt, chiếm ngôi hoàng đế. Trong cơn tuyệt vọng, hoàng hậu không biết tìm ai khác ngoài chàng trai nhân hậu Nguyễn Minh Không năm nào. Cuối cùng, chính máu của nàng và tấm lòng của Nguyễn Minh Không đã giúp nhà vua từ trong tro bụi lửa thiêu được làm người trở lại, xóa tan giấc mộng thống trị bạo tàn của loài ác thú.

Nếu như ở cốt truyện dân gian, tác giả dân gian muốn khẳng định một vấn đề tư tưởng cốt lõi rất nhiệm màu trong cuộc sống đó là “quy luật nhân quả”. Quy luật ấy thể hiện trước hết ở phước báo rất lớn của nhà sư Đạo Hạnh - được làm vua cõi người. Có lẽ sư cũng đã tác thành rất nhiều thiện nghiệp trong đời đó và nhiều đời trước nữa, cộng với công đức tu tập Thiền định nên mới đưa đến phước nghiệp lớn như vậy. Đồng thời, đó cũng là quả báo hóa hổ một thời gian ngắn mà sư phải trả giá khi hóa thân làm vua Lý Thần Tông. Phải chăng chính việc đánh chết pháp sư Đại Điên để trả thù cho cha cộng với một lần đùa cợt hiện hình hổ để dọa hai người bạn đạo - những vị tu hành đắc lực nếu không muốn nói đã vào hạng hiền thánh đã khiến sư Đạo Hạnh (vua Lý Thần Tông) rơi vào cảnh ngộ oái ăm “người hóa vật”?

Khi cải biếncâu chuyện dân gian trên thành kịch, Lưu Quang Vũ một mặt bảo lưu ý nghĩa cũ của câu chuyện mặt khác đã phác thảo cho khán giả cái vòng tròn khép kín, vẽ ra con đường đi của quyền lực. Đạo Hạnh vốn là một anh hùng xuất thân từ quần chúng cần lao, không chịu nổi bạo quyền mà phất cờ khởi nghĩa nhưng khi ngồi trên ngôi báu thì chính Đạo Hạnh lại điều hành đất nước bằng bạo lực. Suy cho cùng, lựa chọn uống vũng nước ma quái để sau đó trở thành hổ chẳng qua là lựa chọn theo chính căn tính của Đạo Hạnh, một người thích bạo lực và làm tất cả để chiến thắng. Đạo Hạnh lấy mục đích để biện minh cho hành động, chỉ nhắm tới kết

quả chung cuộc còn quá trình có sai quấy thế nào cũng mặc. Đạo Hạnh say mê sức mạnh, điều hành mọi thứ bằng sức chứ không bằng lương tri dù biết trước hậu quả.Đạo Hạnh đã sẵn có bản năng một con vật bên trong chỉ đợi mang thêm lốt vật mà thôi.Lưu Quang Vũ đã dùng sự đánh mất nhân dạng để nói lên sự đánh mất nhân tính, rằng khi những lời lẽ xuất phát từ tấm lòng thiện lương quá lâu không được thốt ra thì nó chỉ còn là những tiếng gầm gừ của loài thú dữ.

Bên cạnh đó, Lưu Quang Vũ còn bổ sung vào cốt truyện sợi dây liên kết khăng khít giữa Từ Đạo Hạnh với Thảo và Minh Không. Ví như Thảo - hoàng hậu đã lặn lội đường xa nguy khó để tìm phương thuốc lành chữa bệnh cho vua thoát nạn đau đớn trong thân hình cọp dữ. Với niềm tin tuyệt đối rằng: mình sẽ cứu được vua - người chồng thân yêu - giúp giang sơn bền vững, muôn dân được yên vui, Thảo đã dặm trường thân gái một mình đưa được người bạn năm xưa là Nguyễn Minh Không nơi núi thẳm, rừng sâu về cứu người trên ngôi cao trong thân xác hùm beo đã không còn nói được tiếng người. Chỉ có máu của người thân yêu mới cứu được Từ Đạo Hạnh nên người vợ hiền đã tình nguyện hy sinh thân mình để Đạo Hạnh được làm người. Đức vua mang lốt hổ oằn mình trong nỗi đau tự thiêu đốt chính mình bằng thứ dầu đỏ thẫm từ tấm áo choàng ướt đẫm máu tươi của Thảo. Tấm áo bùng cháy dữ dội trên thân hổ để rũ sạch những con hổ đang cố bấu víu, không muốn bứt ra khỏi cơ thể vằn vện của nhà vua. Giữa tiếng gầm rú đau đớn dữ dội của loài thú hoang thoát xác là tiếng tụng kinh niệm Phật của Nguyễn Minh Không và ánh mắt chan chứa yêu thương mong ngóng của Thảo với hi vọng Đạo Hạnh vượt qua tai họa. Từ trong tro bụi lửa thiêu, Đạo Hạnh được làm người trở lại, xóa tan giấc mộng thống trị bạo tàn của loài ác thú. Nơi dòng máu của người con gái dịu hiền đổ xuống, những ngọn cỏ đã xanh trở lại. Nàng đã hoá thành cỏ biếc, cây cỏ yêu thương, cỏ ở muôn dân, cỏ của lòng nhân ái. Có thể nói vở kịch Ông vua hóa hổ, Lưu Quang Vũ đã nhấn mạnh chính sức mạnh của tình yêu, của lòng tốt hay

sự tử tế trên đời đã giúp Đạo Hạnh trút bỏ lốt hổ để trở lại làm người.

Vở kịch Nàng Sitalấy cảm hứng từ sử thi Ramayana - một trong hai bộ sử thi vĩ đại của suối nguồn văn hóa Ấn Độ. Sử thi Ramayana gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, cốt truyện xoay quanh cuộc đời nhân vật chính là thái tử Rama.Truyện kể rằng: xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có bốn người con trai. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức. Vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ hai Kaikeyi xinh đẹp cho nên đã đày Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi lại cho

Bharata, con của Kaikeyi. Vợ Rama - nàng Sita, cùng em trai Laksmana tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn. Quỷ vương Ravana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết. Chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xugriva, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng cứu được Sita. Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, để bảo vệ danh dự, đạo đức của mình, cũng như của chính người vợ thân yêu, chàng từ chối Sita, bởi chàng nghi ngờ tiết hạnh của nàng trong thời gian bị giam cầm với Quỷ vương Ravana. Để Rama tin ở lòng chung thủy của mình, Sita đã bước vào lửa. Thần lửa Agni biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, giang tay đón nàng.Vừa khi hết hạn lưu đày, hai vợ chồng cùng em trai về nước. Cả kinh đô náo nức đón chàng lên ngôi. Vương quốc Kosala từ đây sống trong thái bình, hạnh phúc.

Ở vở kịch Nàng Sita, Hoàng tử Pơliêm - con vua Daxaratha ở Kinh thành Aôtđia, khôi ngô tuấn tú, thông minh hơn người. Mụ dì ghẻ Kakêi vì muốn con riêng của mình lên ngôi nên đã xúi giục vua đẩy Pơliêm vào rừng sâu chịu lưu đày. Pơliêm cùng vợ là Sita từ bỏ Kinh thành ra đi. Trên đường đi, họ còn bị quân lính triều đình truy sát. Nhưng cuối cùng họ cũng bình an và tạm ẩn náu ở một khu rừng.

Vua xứ quỷ là Riếp - chúa ở đảo Lanka vì mê mẩn sắc đẹp Sita đã hóa thân thành cô gái đẹp quyến rũ Pơliêm nhưng không thành, bèn hiện nguyên hình đòi Pơliêm tặng Sita thì vua quỷ sẽ giúp chàng giành lại ngôi báu. Mưu không thành, hắn biến thành một con nai nhử Pơliêm đuổi bắt. Nhân lúc Pơliêm đang đuổi theo con nai, Riếp bắt Sita về đảo Lanka ngoài biển khơi. Trở về không thấy vợ, Pơliêm đau đớn vô cùng. Chàng quyết tâm tìm mọi cách cứu vợ. Chàng được vua khỉ Hanuman dẫn theo một đoàn quân khỉ vượt biển, tiến thẳng vào xứ quỷ đánh tan quỷ Riếp, cứu Sita.Lúc này, thời gian bị lưu đày cũng vừa hết, Pơliêm trở lại kinh đô lên ngôi vua. Nhưng Pơliêm lại quay sang nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ vì chàng cho rằng Sita đã thất thân với quỷ Riếp.Chàng nặng lời mắng nhiếc và ra lệnh cho quân lính dựng giàn lửa thử thách nàng. Sita lên giàn thiêu thì mưa lớn, lửa tắt, được minh oan. Hai vợ chồng đã có những tháng ngày sống hạnh phúc bên nhau. Quỷ Riếp tuy thất bại nhưng chưa chết, bèn biến thành cô gái đẹp tiến cung. Và rồi Pơliêm lại tiếp tục nghi ngờ Sita khi bị Riếp dưới hình dáng cung phi Supakha ly gián. Cung phi Supakha sai Hanuman giết Sita và mang trái tim về cho nó. Một cung nữ đã tự tử để cứu Sita và thai nhi khi biết nàng có thai. Sita sinh con và nguyền rằng: không bao giờ gặp Pơliêm nữa, nếu chẳng may lỡ gặp thì một trong hai người phải chết. Hơn

10 năm xa cách, Pơliêm vẫn sống trong nghi ngờ, day dứt, và khôn nguôi thương nhớ Sita. Hanuman đã vạch mặt cung phi Supakha khiến quỷ Riếp hiện nguyên hình và bị Pơliêm dùng cung tên thần bắn chết. Khỉ Hanuman khi biết được chỗ ở của Sita đã nhiều lần theo lệnh của đức vua Pơliêm đến thuyết phục nàng về lại kinh thành Aôtđia nhưng nàng vẫn kiên quyết chối từ. Nhà vua Pơliêm giả chết để Sita quay về nhưng chàng không ngờ trước khi về chịu tang, nàng Sita đã âm thầm uống thuốc độc. Vở kịch kết thúc khi Sita trao gửi lại con trai Sila cho đức vua và trút hơi thở cuối cùng.

Khi viết lại thành vở kịch Nàng Sita, Lưu Quang Vũ một mặt kế thừa tư tưởng của cốt truyện sử thi Ramayana (Ấn Độ): ngợi ca câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita; ngợi ca tình nghĩa anh em, tình bạn bè cao đẹp, bởi "chỉ có tình yêu đích thực mới mang lại hạnh phúc cho mọi người". Mặt khác, tác giả còn chuyển tải nhiều thông điệp mới rất gần gũi với hiện thực cuộc sống: tình yêu, đức hy sinh và tinh thần dám xả thân vì hạnh phúc của người mình yêu thật cao cả nhưng cũng mong manh, dễ vỡ biết bao trước những sóng gió cuộc đời, trước mưu ma chước quỷ. Pơliêm yêu thương Sita thật lòng nồng thắm là như vậy, nhưng vì thiếu lòng tin, Pơliêm đã đánh mất tình yêu chân chính của mình. Pơliêm đã nhục mạ, xua đuổi Sita lúc nàng đang mang thai đứa con duy nhất của chàng. Nàng phải chạy trốn vào rừng mang theo lời nguyền: chỉ khi nào một trong hai người chết đi thì mới chịu gặp nhau. Pơliêm một mình với cung điện trống vắng mới hiểu rằng, dù là đế vương hay dân thường, chỉ có sống trong tình yêu thương, sự tin cậy của những người thân yêu của mình thì mới tìm được ý nghĩa của sự tồn tại.

Mối tình của nàng Sita và hoàng tử Pơliêm trong vở Nàng Sita sẽ đẹp đẽ và kết thúc có hậu nếu như cuộc sống không xảy ra biến cố. Với cách nhìn, cách tư duy mới, Lưu Quang Vũ đã viết lại hạ bản - sử thi Ramayana (Ấn Độ) và mang đến cho vở kịch nhiều thông điệp mới: tình yêu chân chính không có chỗ cho sự ghen tuông, ích kỉ; con người phải trả giá cho chính những lỗi lầm của mình đã gây ra; chỉ có tình yêu mới là liều thuốc diệu kì xoa dịu mỗi nỗi đau trên cõi đời…

2.2. Biến đổi động cơ hoạt động của nhân vật chính2.2.1. Biến đổi động cơxuất phát từ hoàn cảnh sống

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 47 - 52)

w