Bổ sung sự kiện,chi tiết, hình ảnh mớ

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 69 - 72)

Trên cái nền của cốt truyện dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt, tác giả đã đắp thêm xương cốt, da thịt, thậm chí ở nhiều chỗ còn thay đổi da thịt cho tác phẩm của mình. Xung đột, nhân vật, ngôn ngữ đều thấm đẫm dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chẳng hạn: (1)Trương Ba chết là do Nam Tào, Bắc Đẩu vô trách nhiệm gạch nhầm tên; (2)Những bi kịch xảy ra trong gia đình Trương Ba khi Trương Ba sống trong thân xác anh hàng thịt; (3)Những việc làm sách nhiễu của lý trưởng, trương tuần; (4)Bản chất con buôn đầy toan tính, mưu mô ở người con trai…; (5)Hồn Trương Ba ban ngày phải ở với vợ anh hàng thịt tiếp tục làm nghề mổ lợn, ban đêm mới được về với gia đình; (6) Vợ anh hàng thịt theo khóc lóc, quyến rũ Trương Ba; (7)Đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt; (8) Đối thoại giữa Trương Ba và những người thân trong gia đình; (9)Đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích; (10)Những đối thoại của Trương Ba với chính mình (độc thoại); (11)Tình bạn thắm thiết giữa cu Tỵ và cái Gái; (12) Cái chết của cu Tỵ và việc để cu Tỵ sống lại… Đặc biệt nhất là khi kết thúc vở kịch, Trương Ba chấp nhận cái chết thanh thản như một sự giải thoát để được là chính mình và rồi ông mãi mãi sống trong nỗi nhớ thương của những người thân yêu.Dung lượng của vở kịch hoàn toàn thay đổi.Cốt truyện dân gian 5 trang [3; tập 2; tr.64-68]. Ngoài nhân vật chính Trương Ba, truyện còn có thêm vợ Trương Ba, Kỵ Như, anh hàng thịt, vợ con anh hàng thịt, hàng xóm, quan. Khi chuyển sang kịch, dung lượng phát triển thành 88 trang [59; tr.14-101]. Để phù hợp với những sự kiện mới được bổ sung, hệ thống nhân vật được gia tăng đáng kể: Trương Ba, vợ Trương Ba, con dâu Trương Ba, con trai Trương Ba, cháu gái Trương Ba (Cái Gái), anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt, lái lợn 1, lái lợn 2, lý trưởng, trương tuần, Nam Tào, Bắc Đẩu,

Đế Thích, cu Tỵ, mẹ cu Tỵ, bà Tây Vương Mẫu, mấy cô tiên.Vở kịch manggiá trị thức tỉnh sâu sắc lẽ sinh tử, về khát vọng được sống là chính mình, về sự hài hòa giữa hình thức/thể xác và nội dung/tâm hồn…

Truyện cổ tíchNói dối như cuội, thành ngữ dân gian nói dối như Cuội cũng là những gợi ý thú vị để Lưu Quang Vũ viết lên vở kịch Lời nói dối cuối cùng. Tuy nhiên tác giả hầu như chỉ bảo lưu bản chất gian dối, lọc lừa của Cuội còn toàn bộ sự kiện, chi tiết, hình ảnh của cốt truyện đã có sự thay đổi đáng kể. Ví như: (1) Cuội sống cô đơn, phiêu bạt; (2) Cuội có tình yêu tha thiết với Lụa; (3) Gia đình Lụa bị lão Chánh tổng uy hiếp cướp nhà, cướp đất; (4) Công tử Lãn yêu Lụa; (5) Cuội giả làm công tử Lãn để bày tỏ tình yêu với Lụa; (6) Cuội giả làm thành hoàng làng cứu Bờm và Lụa khỏi bàn tay công tử Lãn; (7) Cuội giả làm thầy thuốc lọt vào cung; (8) Cuội giúp Điền - anh đàn nguyệt, giúp bé Nha - bán bánh đa; (9) Cuội lừa vua, lừa cả triều đình… Nhưng sau tất cả, Cuội đã tự thức tỉnh, tự nhận ra sai lầm của bản thân. Cuội còn lại gì đây khi xung quanh mình chẳng còn ai cả?Chính cách thức cải biến của của Lưu Quang Vũ đã làm cho dung lượng, ý nghĩa và tính triết lý của vở kịch hoàn toàn thay đổi. Cốt truyện dân gian 12 trang [3; tập 2; tr.124 -135] khi chuyển sang vở kịch thành 78 trang[59; tr.104-181]. Cốt truyện dân gian Nói dối như Cuội kết thúc khi Cuội vào cung lừa vua rồi lên ngôi thay thế trị vì đất nước.Sang vở kịch Lời nói dối cuối cùng, sự kiện Cuội vào cung lại là điểm khởi đầu chohàng loạt những chiêu trò dối gian của Cuội. Để phù hợp với những sự kiện, chi tiết mới được bổ sung, hệ thống nhân vật nhân vật chẳng những được thay đổi mà còn gia tăng đáng kể. Ngoài nhân vật chính Cuội cùng vị vua già và hệ thống quan lại còn có thêm hàng loạt các nhân vật khác: Lụa, Bờm, công tử Lãn, mẹ Lụa, thái giám, ngự y, quân lính, hoàng hậu, quận chúa, bé Nha, bé Nhai, anh đàn thùng, nghệ sĩ đàn nguyệt… Vì thế, thông điệp mà tác giả chuyển tải đến tất cả bạn đọc hoàn toàn thay đổi so với cốt truyện dân gian: lòng tốt chỉ có ý nghĩa khi được xây dựng bằng sự chân thành, trung thực. Một thông điệp thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Trên cái nền của cốt truyện dân gian Sự tích Hòn/Đá vọng phu, Lưu quang Vũ đã bổ sung vào vở kịch Linh hồn của đá nhiều sự kiện, chi tiết, hình ảnh mới. Đó là: (1) Tình cảnh chiến tranh, loạn lạc; (2) Cuộc sống của nhân dân xóm Đá và những người thợ đá; (3) Những người theo đuổi cô Thanh; (4) Sự chờ đợi của Thanh dành cho Vịnh trong 3 năm dài anh lãng du chinh chiến; (5) Vịnh tìm quên trong men rượu, trong vòng tay của cô Lả; (6) Bi kịch tinh thần của Vịnh khi anh phát hiện ra một sự thật khủng khiếp; (7) Nỗi đau được tiết lộ cho ông già Quỹ (ba vợ)…Đặc

biệt ở cốt truyện dân gian, câu chuyện kết thúc khi mẹ con nàng Tô thị hóa đá, như một minh chứng cho tấm lòng thủy chung của người phụ nữ.Cốt truyện kịch Linh hồn của đá, Vịnh đã quyết dứt áo ra đi để nguôi ngoai nỗi đau, để bảo vệ vợ/em gái. Thế nhưng vòng đời lại xô đẩy anh – khi đó đã là một cụ già râu tóc bạc phơ về lại chốn xưa để tận mắt chứng kiến cảnh vợ, con hóa đá. Tác giả khoét sâu hơn vào những giằng xé dai dẳng trong nỗi đau mất mát của người anh, người chồng (Vịnh). Vì thế, ta có cảm giác nỗi đau mà Thanh và Vịnh vô tình phạm phải như vẫn còn đó, vẹn nguyên, dai dẳng, nhức nhói...Phải chăng hạnh phúc thật bé nhỏ, mong manh còn nỗi đớn đau mới thật là bờ ở cõi đời này?Dung lượng của vở kịch hoàn toàn thay đổi. Cốt truyện dân gian 5 trang [3; tập 1; tr.167-171] khi chuyển sang vở kịch thành 54 trang [58; tr.184-237). Hệ thống nhân vật phong phú hơn. Ngoài hai nhân vật chính Thanh (Tô Thị) và Vịnh (người chồng – không tên) còn có thêm nhiều nhân vật khác: già Quỹ, cả Chĩnh, anh Gụ, cô Lả, người dân xóm Đá, mấy anh lính,… Ý nghĩa của vở kịch vì thế cũng thay đổi: không chỉ bày tỏ nỗi xót xa với thân phận con người mà còn cất lên tiếng nói phê phán, lên án mạnh mẽ chiến tranh phi nghĩa. Có thể nói những nghịch lí của cuộc sống con người về tình yêu, hạnh phúc, niềm tin, tất cả đều được khai thác tinh tế và phản ánh vào trong vở kịch

TừĐạo Hạnh hay Sự tích Thánh Láng là nguồn cảm hứng cho Lưu Quang Vũ sáng tác kịch bản Ông vua hóa hổ. Tuy nhiên, tác giả đã đắp thêm xương cốt, da thịt, thậm chí ở nhiều chỗ còn thay đổi da thịt cho tác phẩm của mình. Ví như: (1) Tình yêu của Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không dành cho cô Thảo; (2) Tình bạn của Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không; (3) Cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình của Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh; (4) Từ Đạo Hạnh chấp nhận uống vũng nước ma quái, chấp nhận lời nguyền để có sức mạnh chiến thắng kẻ địch; (5) Nguyễn Minh Không quy ẩn để bảo vệ nhân cách; (6) Sự tha hóa của Từ Đạo Hạnh khi ở ngôi chí tôn; (7) Thảo rời bỏ cùng đình, lặn lội vào tận chốn rừng núi hoang vu để tìm phương thuốc cứu chồng; (8) Nguyễn Minh Không vì lời hứa năm xưa với Thảo mà trở về cứu Từ Đạo Hạnh… Đặc biệt, để Từ Đạo Hạnh thoát kiếp hổ Thảo đã chấp nhận hy sinh thân mình tương trợ cùng phép thuật của Nguyên Minh Không. Thân xác Thảo mất đi nhưng tình yêu, tình người còn mãi. Một ông vua được cứu rỗi linh hồn cũng là cơ hội tạo phước cho muôn dân. Việccải biến của của Lưu Quang Vũ đã làm cho dung lượng, ý nghĩa và tính triết lý của vở kịch hoàn toàn thay đổi. Cốt truyện dân gian 23 trang [3; tập 3; tr.194-216] khi chuyển sang vở kịch thành 72 trang [59; tr.240-311]. Ngoài nhân vật chính Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Lưu Quang Vũ đã bổ sung thêm hàng loạt nhân vật mới: Thảo, lính tráng, dân chúng, lão già yêu tinh, Hoàng Địch, Trang Tỵ, con của Thảo (Hoa và Nụ), Ất,… Cốt truyện dân gian vừa ca ngợi sự hiếu thảo của Từ Đạo Hạnh vừa khẳng định tính tất yếu của quy luật nhân quả còn vở kịch lại thể hiện sự tha hóa ghê gớm của con người khi bị quyền lực cám dỗ, mê hoặc. Do đó, nó mang giá trị thức tỉnh sâu sắc về lý tưởng sống, về tình bạn, tình yêu, về lòng nhân ái bao dung…

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 69 - 72)