Chuyển hoán giá trịmột số nhân vật

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 61 - 65)

2.3.1.Đẩy mạnh vai trò của nhân vật phụ

Ở truyện cổ tích dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt, các nhân vật xuất hiện mờ nhạt, không rõ nguồn gốc/lai lịch, hầu như không được miêu tả về ngoại hình hay tính cách. Vì thế, nhân vật hiện lên khá công thức - đóng vai, thực hiện chức năng và giúp câu chuyện phát triển. Trong khi đó, ở vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, hầu như các nhân vật (dù chính hay phụ) đều có đất diễn, đều xuất hiện với đầy đủ diện mạo, tâm trạng, bộc lộ rõ nét tính cách, hành động, phẩm giá. Đó là một anh hàng thịt trẻ tuổi, vạm vỡ, chuyên nghề mổ lợn, bán thịt, cộc cằn, thô lỗ, hay đánh đập vợ. Một bà Trương Ba trẻ trung, e ấp, đầy nữ tính khi mới mười tám đôi mươi - Trương Ba gặp ở Bến Tằm; một người mẹ, người bà hết lòng yêu thương con cháu, một người vợ chu toàn bổn phận. Một cô con dâu chín chắn, chu đáo, hiếu thuận với cha mẹ chồng; giàu lòng yêu thương con trẻ và hết sức tận tụy trong vai trò người vợ dù bị chồng bạc đãi, phản bội. Một đứa cháu hồn nhiên, trong sáng, thẳng thắn, trung thực và hết sức nghĩa tình. Một ông Trưởng Hoạt từng chinh chiến sa tường giờ đây lòng cũng mang nhiều tâm sự: “…Vậy mà giờ con trẻ nó cũng xem thường mình được. Vợ mình thì coi mình không bằng con lợn, con gà. Chẳng qua tụi mình nghèo túng, sa sút…”[59; tr.28]. Một cô vợ hàng thịtdù siêng năng, chịu khó nhưng số phận bất hạnh - nạn nhân của bạo lực gia đình...Đặc biệt, Lưu Quang Vũ tập trung khắc họa nhân vật người con trai Trương Ba. Anh ta đã bỏ qua lời khuyên của bố, tính toán bằng mọi cách để có được nhiều tiền. Có thể nói với anh ta tiền là mục đích cao nhất trong cuộc sống - “nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Vì thế anh ta quyết định không làm nông nghiệp, bán hết vườn tược để dồn vốn đi buôn. Máu con buôn cùng lối sống thực dụng của anh ta hoàn toàn xa lạ với truyền thống trọng tình nghĩa lâu đời của dân tộc đang hiện diện ở mỗi gia đình. Lối sống đó có lợi trước mắt nhưng có hại lâu dài khiến cho nhà văn vô cùng trăn trở, âu lo.Rõ ràng, vở kịch đã mang đậm hơi thở của cuộc sống đương thời. Chính vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, của những cơ chế mới, sức hấp dẫn của tiền tài, địa vị, quyền lực đã cuốn con người vào cám dỗ vật chất làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan ngại về mặt đạo đức.

Đế Thích, nhân vật của thiên đình, tiên cờ của mọi người, mọi thời cũng được Lưu Quang Vũ khắc họa sắc nét với một cuộc sống cô đơn, nhàn rỗi, vô vị kéo dài. Không ai dám chơi cờ với ông vì người ta sợ thua một tiên cờ. Đế Thích không có bạn chơi, không có bạn tâm giao (ông thường đánh cờ một mình): "Lần cuối cùng tôi đánh cờ với kẻ khác, cách đây đã mấy vạn năm rồi" [59; tr.18]. Dù đôi khi Nam Tào, Bắc Đẩu và ông cùng nói chuyện phiếm, nhưng cuộc nói chuyện đó chỉ làm cho Đế

Thích thấy mình khác họ, nhưng ông chưa thể cắt nghĩa nổi tình trạng của mình. Sẽ không có gì thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ về chính nỗi cô đơn của mình nếu không có sự kiện Đế Thích liều mình xuống trần gian tìm bạn đánh cờ. Chính vào giây phút lịch sử đáng ghi nhớ đó, Đế Thích thấm thía hơn lúc nào hết nỗi cô đơn, buồn bã của cuộc sống thiên đình mà bản thân đang chịu đựng. Cũng giống Trương Ba, khi nhận thức được rõ rệt nỗi cô đơn thành hình thành khối, Đế Thích đã có sự lựa chọn cho lẽ sống của cuộc đời mình. Ông muốn sống hẳn nơi hạ giới để được vui, buồn, chia sẻ dù không được “trường sinh bất tử” chứ không thể sống đời thừa nơi thiên đình. Giá trị của sự bất tử và hữu tử đã hoán đổi vị trí cho nhau. Trương Ba và Đế Thích đều sợ chết nhưng họ nhận ra ý nghĩa cuộc sống không phải ở độ dài sự sống mà ở chỗ: họ sẽ sống như thế nào, sẽ làm gì cho cuộc sống ấy. Cuộc sống đáng trân trọng là sống trong lòng mọi người, sống trong cõi nhớ.

Thế giới nhân vật trong vở kịchLời nói dối cuối cùngcũng cực kì phong phú, đa dạng. Mỗi người một vẻ, một tính cách. Ngoài nhân vật chính Cuội, ta còn bắt gặp vô số gương mặt khác. Đó là côLụa xinh đẹp, hiếu thảo, chăm chỉ, giỏi giang trong nghề dệt lụa nhưng vẫn không kiếm đủ tiền để trả món nợ gia đình. Là chú Bờm chân chất, thật thà, cúc cung, tận tụy với chủ nhưng luôn bị chửi mắng, đánh đập. Là công tử Lãn con nhà giàu nhưng đần độn, thô lỗ- “tác nhân”dẫn đến việc bộ ba:Cuội – Bờm – Lụa phải lưu lạc đến kinh kỳ và một bước trở thành những mệnh quan triều đình. Ngoài ra, ta còn thấy một bộ sậu gồm: vua, hoàng hậu, quận chúa, hoạn quan, ngự y, quan chép sử là những kẻ dở hơi, ngu muội... Cùng với đó là những người dân, có kẻ cũng biết bịp bợm như ông chủ cửa hàng bán thùng ở cửa thành, có người chân chất và đáng yêu như nghệ nhân đàn nguyệt nổi tiếng kinh kỳ. Hay hai cậu bé nhà nghèo Nha (bán bánh đa) và Nhai (bán bánh gai) có tâm hồn thơ ngây, lương thiện…

Ởvở kịch Linh hồn của đá,ngoài hai nhân vật chính: Thanh – người vợ, Vịnh – người chồng các nhân vật khác đều được khắc họa sắc nét. Tâm – con gái của Thanh và Vịnh là một cô bé hồn nhiên, trong sáng. Cô Lả - chủ quán rượu xinh đẹp, lả lơi “người từng là giai nhân chốn dập dìu ong bướm một thời xưa”. Cánh tay cô “đã vỗ về đủ loại quân tử, mày râu, cả thượng thư, tướng soái, thư sinh, phú hộ, từ đạo tặc, lục lâm tới trí giả hiền nhân, và nhiều lần … cả hòa thượng, sư ông…” [59; tr.219].Đặc biệt là ông già Quỹ - người thợ đá lương thiện, nhân hậu,bao dung, hết lòng thương yêu con cháu. Thuở xa xưa, ông sẵn sàng đưa tay cưu mang một mảnh đời bất hạnh – nhận bé Bầu (cô Thanh) làm con. Ngày những người lính thất trận lưu lạc đến xóm Đá già Quỹ cùng những người dân nơi đây tận tình giúp đỡ, chở

che: “Các chú đã tới thì nghỉ lại đây. Con gái tôi sẽ chữa vết thương cho chú… Nghe nói quan quân chúa thượng thượng đang trẩy về phía Nam. Các chú đuổi theo thì khó lắm. Từ đây đi bằng đường biển tiện hơn… Trời đang thuận gió Nam. Chúng tôi có thuyền cho các chú” [59; tr.190].

Nhân vật Giáp trong Ông vua hoá hổ, tuy chỉ là một người hầu của Từ Đạo Hạnh nhưng cũng được Lưu Quang Vũ cực kỳ dụng công. Ví như, ở cảnh 5 khi bị Hoàng Địch bắt mang cơm có độc vào cho vua ăn, Giáp đã liều hi sinh bản thân bằng cách ăn cơm độc để cho vua được sống. Giáp hồi tưởng lại quá khứ với tình cảm tốt đẹp của bao người dành cho mình. Từ đó liên tưởng đến bản thân trong hiện tại để hiểu được trách nhiệm với vua, với lẽ sống cao đẹp mà mình đã tìm ra trong thực tế cuộc đời: “Khi xưa trước ngọn giáo, mũi tên, Giáp này liều thân cứu người đã bao phen… nhưng nay… cơ sự này… Giáp tôi chẳng giúp gì vua được. Giáp tôi chỉ còn đây cái mạng sống tầm thường… xin được dâng người! Nhưng đức vua ơi, Giáp tôi không chết cho hổ, mà chết cho Đức vua, chết cho người… Người hãy sống mà trở lại làm người…” [59; tr.285-286]. Giáp đã ăn cơm độc để chết thay vua và cũng là cảnh báo cho Đạo Hạnh về âm mưu thâm độc của kẻ thù. Hành động diễn ra nhanh chóng, khi chất độc ngấm vào người thì cũng là lúc Giáp nói những lời trăn trối tự đáy lòng: “Tôi không chết cho hổ… tôi chết cho người… xin chào Đức vua…”[59; tr.286]. Cái tôi đầy bản lĩnh của Giáp đã vượt qua danh phận người hầu, tỏa sáng tinh thần đấu tranh cho chính nghĩa của một con người. Lẽ sống cao đẹp, sự trung hậu, tín nghĩa đã tỏa sáng lung linh.

Hay trong vở kịch Nàng Sita,ngoài hai nhân vật chính Sita và Pơliêmcác nhân vật khác đều được khắc họa sắc nét. Hoạn quan ninh hót, điêu ngoa. Quỷ Riếp mưu mô, độc ác. Supakha quan bà gian xảo, bất nhân.Người ăn mày tuy đói rách nhưng vô cùng trượng nghĩa.Bé Sila trong sáng, ngây thơ. Đặc biệt, nhân vật khỉ Hanumanvô cùng cương trực, thánh thiện. Chàng khỉ từng giúp hoàng tử Pơliêm giải cứu Sita khỏi bàn tay quỷ dữ. Chàng cũng tìm mọi cách để cứu vãn tình thế, cứu rỗi linh hồn của đức vua Pơliêm nhưng tất cả đều đổ sông, đổ biển. Chàng Hanuman khao khát được làm người để được yêu thương như con người. Nhưng rồi chính nhân vật chứng kiến cuộc sống phức tạp của con người khi cái cao cả đôi lúc không chiến thắng nổi cái thấp hèn, con người có lúc thật khó hiểu, hoài nghi và độc ác. Cuối cùng nhân vật phải thốt lên: “Ôi! Tôi muốn làm một con người. Nhưng sao làm một con người khó khăn thế, mà cái lệnh của con người lại kinh khủng thế? Trời ơi!” [59, tr.344]. Còn gì đắng cay hơn? Với vai trò là nhân vật loài vật nhưng lời thoại của Hanuma làm cho thế giới con người phải suy nghĩ: làm người thật khó

và khi đã là con người rồi thì hãy sống sao cho xứng đáng với hai chữ Con Người. Nhà văn luôn hướng tới sự trân trọng và đề cao con người, đề cao tinh thần, đạo đức, tâm hồn, lối sống tạo nên giá trịNgười.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w