7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cơ quan hành chính
18
Phẩm chất chính trịcủa công chức CQHCNN là tổng hợp các đặc tính cá nhân côngchứcvề mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: nhận thức chính trị, thái độ chính trị và hành vi chính trị. Cụ thể:
- Nhận thức chính trị của người công chức là sự hiểu biết về đường lối, quan điểm chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng NDCM Lào, sự hiểu biết và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng NDCM Lào, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, hình thành tình cảm, ý chí cách mạng của người công chức.
- Thái độ chính trị của công chức là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việc làm của người công chức xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng NDCM Lào. Thái độ chính trị phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ và chi phối hành động của người công chức, bao gồm lòng trung thành, tính vững vàng, kiên định về lập trường, tư tưởng chính trị. CCHCNN phải là người tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, trung thành với Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Thái độ chính trị của công chức đúng hay không đúng; kiên quyết, dứt khoát hay nửa vời, chập chừng, do dự; nghiêm túc hay không nghiêm túc… có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của người công chức.
- Hành vi chính trị của người công chức là hành động mang tính chính trị, như tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị
Phẩm chất đạo đứccủa người CCHCNN bao gồm các yếu tố: Ý thức đạo đức, thái độ đạo đức và hành vi đạo đức.
- Ý thức đạo đức của người công chức là quan niệm, sự hiểu biết về đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới (đạo đức cách mạng).
19
- Thái độđạo đức của người công chức do ý thức đạo đức quy định, biểu hiện ra bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái: thiện, ác, đẹp, xấu, tiến bộ, lạc hậu…; là đúng mực, nghiêm túc hay không nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và quần chúng nhân dân.
- Hành vi đạo đức của người công chức là những hành động, lời nói, việc làm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối với bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân.
Lối sống của người công chức là những hình thức, cung cách sinh hoạt, làm việc, những hoạt động, cách xử sự đã trở thành ổn định, thành đặc điểm riêng của cá nhân. Lối sống do nhiều yếu tố quy định như giáo dục, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phẩm chất tâm lý-sinh
lý và sự rèn luyện của cá nhân… Lối sống gắn liền và là một biểu hiện đậm nét của đạo đức cá nhân, vì vậy, khi nhận diện và đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ nhất thiết phải xem xét lối sống của họ.
Phẩm chất đạo đức, lối sống của người CCHCNN quan hệ mật thiết với phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị chi phối, quy định phẩm chất đạo đức; phẩm chất đạo đức tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị. Người công chức có giác ngộ chính trị, có niềm tin sâu sắc với Đảng NDCM Lào sẽ giúp họ có tình yêu thương đồng chí, kính trọng nhân dân, quan tâm giúp đỡ mọi người, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cách mạng. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung, hiếu, dũng, liêm sẽ giúp người công chức củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiên định lập trường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu của người công chức. Quan hệ biện chứng giữa phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức của người công chức sẽ tạo nên một người công chức có phẩm chất đạo đức trong sáng, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và được đồng nghiệp, đảng viên và nhân dân tin cậy.
20
Đánh giá chất lượng công chức CQHCNN thông qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện ở các mặt như: trình độ học vấn, kiến thức quản
lý nhà nước, trình độchuyên môn nghiệp vụ.
- Trình độ học vấn là mức độ kiến thức của người công chức thường được xác định bằng các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người công chức.
- Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội, đó là thủ pháp mà nhà quản lý
sử dụng trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để giải quyết các vụ
việc cụ thể đặt ra. Hoạt động quản lý vừa được coi là một khoa học, vừa là
nghệ thuật. Để thực hiện được các hoạt động này, đòi hỏi công chức HCNN cần phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước thì
mới có được những kỹnăng, phương pháp thực hiện nhiệm vụđược giao.
- Trình độ chuyên môn của người công chức là mức độ kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của chức danh công việc theo quy định. Trình độ chuyên môn của người công chức không chỉ được đánh giá bởi bằng cấp chuyên môn được đào tạo mà chủ yếu là ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, ở uy tín trong công tác chuyên môn.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người công chức là một yếu tố có vai trò đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố tạo nên chất lượng người công chức, là cơ sở để hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người công chức; là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo thành năng lực và là điều kiện để có năng lực. Tuy nhiên, không phải người công chức cứ có kiến thức là có năng lực. Có kiến thức nhưng phải trải qua quá trình rèn luyện trong thực tiễn thì mới có năng lực. Trên thực tế đã có không ít người công chức có kiến thức song năng lực hạn chế. Cũng có nhiều người tuy không có bằng cấp, chứng chỉ nhưng họ tự học tập, kinh nghiệm trong thực tiễn nên vẫn có năng lực tốt. Trình độ và năng lực của người công
21
chức quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên cái “tài” hay mặt “chuyên” của
CCHCNN.
Kỹ năng, thái độ trong thực thi công vụ
Đánh giá công chức theo quá trình thực thi công vụ có thể được biểu hiện thông qua một sốtiêu chí cơ bản như thời gian thực hiện công việc, cách
thức thực hiện, quy trình thực hiện, những chuẩn mực về thái độ, hành vi khi
thực hiện.
Theo đó, đánh giá công chức theo quá trình thực thi công vụ tập trung
vào sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của cơ quan và luật pháp của Nhà nước gắn với cơ chế kiểm soát quy trình (trình tự, bước đi, hình thức thực hiện).
Chính sựràng buộc quá lớn vềcách làm sẽ khiến cho việc thực thi công vụ của
công chức giống như một cỗ máy, tập trung vào tuân thủ thay vì đổi mới, linh hoạt và sáng tạo. Điều này dẫn tới hiện tượng công chức vẫn thực hiện đúng quy định nhưng kết quả không cao hoặc có thể thực hiện với hiệu quả tốt hơn,
thời gian nhanh hơn nhưng nguyên tắc, quy trình, thủ tục hành chính bắt buộc phải như vậy nên không thể xửlý khác (sự cứng nhắc của các quy định).
Đánh giá công chức thông qua kỹ năng thực thi công vụ là những vận dụng có hiệu quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lãnh hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ tương ứng. Đây là một trong những
tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực của công chức, phản ánh tính chuyên
nghiệp của công chức trong thực thi công vụ. CCHCNN cần có những kỹnăng công tác tương ứng với nhiệm vụ được giao để thể hiện vai trò, nhiệm vụ của
công chức. Có thể phân thành cụ thểnhư sau:
- Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: là khả năng của công chức thể hiện
được kiến thức và tài năng trong quá trình hoạt động thuộc chuyên môn của
mình. Nó bao gồm kỹ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn và kỹ năng
thực hiện các quy trình chuyên môn.
- Kỹ năng quan hệ giao tiếp: vai trò của công chức là cầu nối đưa ra chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch công tác đến với người dân để dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật. Do vậy công chức là
22
người thực hiện quan hệ giao tiếp. Đây là kỹnăng liên quan đến khả năng giao
tiếp, ứng xử trong công việc, chia sẻ và động viên thu hút người khác với tư cách là cá nhân hoặc nhóm làm việc.
- Kỹ năng lãnh đạo quản lý: cách thức, phong cách quản lý của lãnh đạo tác động đến tâm lý cũng như việc triển khai thực thi công vụ của công chức. Các quyết định phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, phù hợp sẽ tạo cho công chức cơ sở tốt nhất để thực thi công vụ. Sự lãnh đạo linh hoạt, kiên
quyết sẽ mang đến sự động lực lớn cho công chức trong việc thực hiện công
việc, và ngược lại. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải nâng cao kỹ năng
quản lý và xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp.
- Kỹ năng phối hợp: Sự phối hợp làm việc giữa các nhóm và giữa các công chức trong nhóm, đây là kỹnăng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng
công chức. Một tập thể mạnh phải là một tập thể có được sự phối hợp giữa các thành viên, phát huy hết năng lực đó. Để làm được điều này, trước hết phải có
quy chế làm việc của tổ chức, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng tổ chức
bên trong và từng thành viên của tổ chức, xem xét những sự phối hợp của công chức với công việc được giao, có nhiệm vụ hợp với chuyên môn và khảnăng của họ, thứ hai là sắp xếp những người làm việc trong từng nhóm có thể hỗ trợđược
cho nhau, phù hợp nhau và bốtrí cho nhau, đây là một cách sử dụng con người để
tạo điều kiện cho nhau và xuất phát công việc nhanh chóng.
Với các nhóm kỹnăng trên đều cần đến các khả năng cá nhân tương ứng với từng vị trí công tác như: khảnăng tự nhìn nhận đánh giá, khả năng quản lý,
kiềm chế mọi sự căng thẳng (mà chủ yếu là khả năng tổ chức công việc một
cách có kế hoạch), khả năng giải quyết vấn đề một cách tựtin và sáng tạo... Việc đánh giá chất lượng công chức CQHCNN nước CHDCND Lào không chỉ dựa vào bằng cấp chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước…, mà phải hội đủ nhiều yếu tốtrong đó có thể nói yếu tố về
khả năng hoạt động thực tiễn, về kỹnăng, mức độ thành thạo công việc rất cần thiết và quan trọng.
23
Năng lực chuyên môn của mỗi công chức không phải là thứnăng lực bất biến, được sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trường, do đó đòi hỏi mỗi người
công chức phải luôn nỗ lực rèn luyện cho mình một kỹ năng công tác, phải chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi trong thực tiễn cuộc sống, am hiểu lĩnh
vực công việc đang làm và qua đó từng bước nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng thành thạo công việc mình đang làm. Hiện nay, kỹ năng và mức
độ thành thạo trong công việc của công chức đang là vấn đề được đặc biệt
quan tâm bởi vì hầu hết các cơ quan, đơn vị không thiếu công chức có bằng cấp chuyên môn nhưng lại hụt hẫng một đội ngũ công chức am hiểu pháp luật,
thành thạo vềchuyên môn, kỹ thuật, có kỹnăng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào từng lĩnh vực công tác cụ thể, nhất là đội ngũ công chức nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách đểtham mưu có hiệu quả.
Kết quả thực hiện công việc được giao
Đánh giá công chức là việc cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức tiến hành đánh giá, phân loại, làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng công chức.
Đánh giá công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác trong công tác cán bộ. Kết quả đánh giá công chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách đối với công chức, cũng như giúp công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác chuyên môn của cán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị. Đây là khâu quan trọng, nếu cơ quan quản lý, sử dụng đánh giá sai sẽ dẫn tới dùng người không đúng, dùng người năng lực kém, bỏ sót người tài, gây ảnh hưởng không tốt trong nội bộ cơ quan, đơn vị, làm giảm lòng tin đối với toàn công chức.
Lấy kết quả thực hiện công vụ làm căn cứ chính để đánh giá, tập trung vào mục đích đạt được của kết quả dựa trên đầu ra của quá trình (sản phẩm cụ
24
thể). Đầu ra là toàn bộ sản phẩm cuối cùng của quá trình thực hiện công việc mà người công chức đảm nhiệm, bao gồm số lượng và chất lượng. Kết quả đầu ra là sản phẩm công vụ mà người công chức thực hiện, phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Đầu ra có thể bao gồm: số lượng công việc được hoàn thành, chất lượng công việc được hoàn thành, chi phí cho công việc được hoàn thành, thời gian hoàn thành công việc, sự chấp hành các quy định… Kết quả của các đầu ra là mục đích cuối cùng mà tổ chức mong muốn hướng tới và đạt được. Trong