7. Kết cấu của luận văn
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát công chức HCNN nói chung và công chức Bộ TN&MT nói riêng trong việc thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao cũng như việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử; phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời,
nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật là hoạt động cần thiết, quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Hoạt động thanh tra công vụ là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chứcDưới góc độ thanh tra hành chính,
thanh tra công vụ được thực hiện bởi thanh tra bộ với nội dung thanh tra bao gồm việc thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện theo quy trình thủ tục và thời gian; việc chấp hành, thực thi kỷ luật hành chính, công khai, minh bạch với dân; kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu. Trong đó, đối tượng trọng tâm của thanh tra công vụ là những cán bộ, công chứctrực tiếp làm việc với dân và những người đứng đầu cơ quan để xảy ra việc cấp dưới của mình hạch sách, nhũng nhiễu. Còn dưới góc độ thanh tra chuyên ngành thì thanh tra công vụ được thực hiện bởi Thanh tra Bộ Nội vụ với các nội dung: thanh tra việc thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn cụ thể về thanh tra công vụ. Và thực tế đã có sự trùng lắp giữa thanh tra hành
86
chính và thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra công vụ; hoặc có sự “lấn sân” khi Bộ TN&MT thực hiện thanh tra công vụ trong phạm vi, chức năng của thanh tra chuyên ngành; nội dung thanh tra không xác định cụ thể, không có sự phối kết hợp với cơ quan thanh tra chuyên ngành. Do đó, để hoạt động thanh tra công vụ thực sự phát huy mục đích, ý nghĩa của nó thiết nghĩ, Chính phủ nước CHDCND Lào cần sớm ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về hoạt động thanh tra công vụ để làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan thanh tra thực hiện.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với hoạt động công vụ của
công chức là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, để lấy đó làm gương răn đe; đồng thời cũng phải đảm bảo việc xử lý nhanh nhất; nếu có vi phạm nghiêm trọng thì công chức đó có thể bịđình
chỉ công việc ngay. Đấy là sự kết hợp hợp lý giữa các biện pháp để tạo ra
động lực cho công chức Bộ TN&MT. Kiểm tra, giám sát được thực hiện với nhiều cấp độ, quy mô, tính chất, phương pháp khác nhau, tuy vậy yêu cầu căn
bản đối với hoạt động này không phải là để kỷ luật mà quan trọng hơn là phát
hiện, ngăn chặm, khắc phục kịp thời các sai lầm, khuyết điểm, vi phạm của
công chức trong thực thi công vụ. Tránh tình trạng thực hiện kiểm tra, giám sát
theo kiểu “dò xét, soi mói”, nghiêm trọng hơn là lợi dụng kiểm tra, giám sát để trù dập vì như vậy sẽ gây ức chế, ảnh hưởng đến tâm lý tích cực nghề nghiệp,
đến sự nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của công chức.
Điều này sẽ tạo thêm hiệu lực cho việc chấp hành kỷ luật hành chính; ngăn ngừa việc tiêu cực ngay trong bản thân những người thực hiện việc thanh
tra công vụ bằng cách lựa chọn những công chức trong sạch, hiểu biết pháp
luật, ý thức kỷ luật cao đểlàm công tác thanh tra công vụ. Trong quá trình hoạt
động, các đoàn thanh tra phải có sự kiểm tra chéo lẫn nhau. Bên cạnh đó còn có sự kiểm tra và giám sát của dân và của chính đối tượng thanh tra trong hoạt
87
Tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân
chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bốtrí, sử dụng và thực hiện nhiệm vụ thực
thi công vụ của công chức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Bộ TN&MT ở CHDCND
Lào hiện nay cần quán triệt các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo quá trình này, đó là xây dựng đội ngũ công chức phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về xây dựng nhà nước pháp quyền; về xây dựng
đội ngũ công chức; gắn với công tác xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước và đổi mới cơ chế, chính sách đối với công chức; trên cơ sở chiến lược phát triển nguồn nhân lực của BộTN&MT; đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ công chức trong thời kỳ đổi mới; gắn với quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Trên cơ sở những quan điểm nêu trên cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp chung là nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách làm việc cho
đội ngũ công chức Bộ TN&MT. Mặt khác, cũng cần khẩn trương thực hiện
các giải pháp cụ thể gắn với nội dung của công tác cán bộ, bao gồm xây dựng
và thực hiện tốt quy hoạch công chức; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; hoàn thiện các quy định về đánh giá, tuyển dụng; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy chế bổ nhiệm, đề bạt, miễn nhiệm công chức;
đổi mới chế độ, chính sách đối với côngchức tại Bộ TN&MT
Thực hiện đồng bộ những giải pháp nêu trên vừa là những giải pháp có tính chất chiến lược, nền tảng vừa là những vấn đề cấp bách trong xây dựng
đội ngũ công chức nói chung và công chức tại BộTN&MT nói riêng đáp ứng
88
KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu đềtài, tác giảđã rút ra được một số kết luận sau:
Đội ngũ công chức tại Bộ TN&MT đã và đang là nhân tố quyết định sự phát triển KT-XH của BộTN&MT nói riêng và của CHDCND Lào nói chung.
Số lượng đội ngũ công chức chuyên môn đảm bảo theo quy định, tuy
nhiên chất lượng còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, một sốcôngchức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của công chức còn có
hạn chế, trong đó đặc biệt là các phương tiện máy móc, kỹ thuật phục vụ cho
công tác còn thiếu đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác của công chức.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Bộ TN&MT trong thời gian tới, cần giải quyết nhiều vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến các giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng công chức; Đổi mới công tác tuyển dụng công chức; Hoàn
thiện công tác đánh giá công chức; Hoàn thiện công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật côngchức; Xây dựng và thực hiện đúng đắn chế độchính sách và tiền lương đối với công chức; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho công sở, Nâng cao phẩm chất đạo đức,
đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng trong đội ngũ côngchức.
Vì vậy, tác giảđưa ra một số kiến nghị cụ thểnhư sau: Đối với Đảng và Nhà nước
Hiện nay chính sách tiền lương đối với công chức nói chung và đối với
89
chưa đạt mức trung bình của xã hội, chưa thực sự trở thành động lực làm việc cho họ. Do đó không kích thích được công chức làm việc có trách nhiệm, nỗ
lực, cố gắng để hoàn thành tốt công việc, không kích thích được công chức tại Bộ dành thời gian cho việc học tập nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng làm
việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hơn nữa, chính sách tiền lương đối với công chức như hiện nay còn gây ra hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công
ra khu vực tư.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, Đảng và nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh lộtrình thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công để
cho công chức nói chung và công chức Bộ TN&MT nói riêng thực sự sống
được bằng lương. Đồng thời, cải cách chính sách tiền lương trong khu vực
công sắp tới phải được đặt trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước mà trước hết là cải cách thể chế pháp luật, sửa đổi các văn bản pháp luật
có liên quan đến công chức;
Bộ Nội vụ cần quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định hướng dẫn về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ côngchức nói chung.
Đối với Bộ TN&MT, nước CHDCND Lào
- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý của các cấp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; làm tốt công tác xây dựng quy hoạch côngchức và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Thường xuyên quan tâm, giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch, tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Bộ. Có chế độ đãi ngộ tốt đối với giảng viên, chuyên gia giỏi nhằm thu hút nguồn nhân lực này tham gia vào các khoá giảng dạy. Thường xuyên mở những khoá đào tạo nước ngoài ngắn hạn, dài hạn trong năm; kết hợp với mở rộng đối tượng công chứcđược đi đào tạo nhất là những công chức trẻ, có cống hiến.
- Cần quan tâm đầu tư hơn nữa về kinh phí đào tạo, cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên và đặc biệt phải xây dựng được các chương trình đào tạo phù
hợp với từng đối tượng, hướng vào các nghiệp vụchuyên môn và kỹ năng còn
90
- Trong điều kiện chính sách tiền lương của Nhà nước chưa kịp đổi mới
thì Bộ TN&MT cần vận dụng linh hoạt theo hướng tạo điều kiện cho công chứctăng thêm thu nhập, tạo động lực cho họyêntâm làm tại đơn vị.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng
công chức; kiên quyết và kịp thời thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém, không đủ sức khỏe; Nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ, xử lý nghiêm các trường hợp công chức vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, sử dụng đánh giá phân loại
côngchức theo phân cấp và đúng quy định.
- Tuyên truyền vận động và tạo điều kiện để đội ngũ công chức nâng
cao nhận thức, ý thức học tập và rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, đạo đức công vụ và hiệu quả thực thi
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2010), Tổng kết việc công tác cán bộ công chứctại Thủ đô Viêng Chăn và xu hướng 2011 –2015 của Thủ đô Viêng Chăn,
Viêng Chăn, Lào.
2. Ban Tuyên huấn TW (1995), “Cán bộ là người quyết định thành công hay thất bại của công việc, lại vừa là vốn liếng rất quý giá của Đảng và đất nước”, Tạp chí Khô Sa Na (1995), số 35, NXB Na Khon Luổng, Viêng Chăn.
3. BOUPHALAVANH TINGKEO (2010), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcngành thanh tra tỉnh Chăm Pa Sắc (CHDCND Lào) trong giai đoạn hiện nay” , Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
4. Ngô Thành Can, “Chất lượng thực thi công vụ- Vấn đề then chốt của cải cách hành chính” Học viện Hành chính Quốc gia
5. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 171/TTg của Thủ tướng
về Quy chếcông chức CHDCND Lào, ngày 1-11, Viêng Chăn.
6. Chính phủnước CHDCND Lào (2003), Nghị định số 82/CP của Thủ tướng về
Quy chếcông chức CHDCND Lào, ngày 19-5, Viêng Chăn.
7. Chính phủnước CHDCND Lào (2015), Nghị định số 74/CP của Thủ tướng về pháp luật cán bộ, công chức CHDCND Lào, ngày 18/12/2015, Viêng Chăn.
8. Chummaly SAYASONE (2011), Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Viêng Chăn.
9. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng ngũ công chứchiệnnay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Tô Tử Hạ (1998), Từ điển Hành chính, Nxb Lao động –Xã hội, Hà Nội.
11. Tô Tử Hạ, Trần Thế Nhuận, Nguyễn Minh Giang, Thang Văn Phúc (1993), Chế độ công chức và luận công chức của các nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị HồngHải (2011), Một số vấn đề vềphát triển năng lực của cán bộ công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, số 9.
13. Nguyễn Thị HồngHải (2012), Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số
12.
14. Nguyễn Thị HồngHải (2012), Hoàn thiện quá trình đánh giá công chức ở Việt
Nam dựa trên kết quả thực thi công việc, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện
Hành chính, số 11.
15. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, Bộ Nội
92
vụ, số 5.
16. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Giáo trìnhLý luận hành chính nhà nước, Nxb
Chínhtrị Quốc gia, Hà Nội.
17. Khăm Pha Phim Ma Sỏn (2010), “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước về kinh tếở Tỉnh Bo Ly Khăm Xay, CHDCND Lào”, Luận án tiến sĩ quản
lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốcgia HồChí Minh, Hà Nội. 18. Liên hiệp quốc (UNDP) (2013), Kết quả nghiên cứu về cải cách hành chính tại
Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Chương trình phát triển Liên hiệpquốc (UNDP), Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
19. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 01 năm 2010 về quy định những người là công chức.
20. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005) “Cơ sở lý luận và thựctiễn xây dựng đội ngũ công chức”, Nhà xuất bản Chình trị quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội (2003), Luật Hành chính địa phương,nước CHDCND Lào.
22. Võ Kim Sơn (chủ biên), Lê Thị Vân Hạnh và Nguyễn Thị Hồng Hải
(2010),Giáo trìnhTổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb thống kê, Hà Nội.
23. Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào (2003), Nghị định số 82/2003/TT về nội
quy công chứcnước CHDCND Lào.
24. Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào (2010), Nghị định số 121/TTCP ngày 24/02/2010 về đãi ngộ, thi đua khen thưởng công chức Nhà nước CHDCND Lào.
25. Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào (2012), Nghị định số 461/TT ngày 09/10/2012 về tiêu chuẩncông chức Nhà nước theo ngạch chúc vụ công chức.
26. Un Kẹo Si Pa Sợt (2009), Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức
cán bộ cấp tỉnh ởLào hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số10, Hà Nội.
27. Un Kẹo Si Pa Sợt (2009), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở CHDCND Lào
hiện nay, Tạp chí Xây dựng Đảng, số8, Hà Nội.
28. Ủy viên Bộ chính trị CHDCND Lào (2003), Nghị quyết số 04/BCT ngày 22/07/2003 về tiêu chuẩn công chứccủa nước CHDCND Lào.
29. VẮT THA NA CHĂN SA VANG (2007), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức chính quyền cấp tỉnh vùng Tây Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào’’, Luận văn Thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chínhquốc gia, Hà Nội.
93
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, NƯỚC CHDCND LÀO
(phiếu dành cho Công chức)
Cuộc thăm dò này nhằm nghiên cứu chất lượngcông chức Bộ Tài nguyên và