7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Nói về vai trò của đào tạo, bồi dưỡng nói chung, ông Alvin Toffer người
Anh có viết: “Con người nào không được đào tạo, con người đó sẽ bị xã hội loại bỏ. Dân tộc nào không được đào tạo, dân tộc đó sẽ bị đào thải”.
Từ năm 1956, Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến nền kinh tế, văn hóa”.Có thể nói: Giáo dục – đào tạo là con đường cơ bản để nâng caokiến thức toàn diện và trình độ lành nghề cho nguồn nhân lực, là chìa khóa đểcon người mở cửa tương lai đi vào các ngành, các lĩnh vực.
Đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động. Xét về mặt hình thức, nó không gắn với hoạt động quản lý, điều hành nhưng nó giữ vai trò bổ trở và trang bị kiến thức để người công chức HCNN có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu trong thực thi công vụ.
Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ công chức HCNN. Đây là hoạt động nhằm trang bị và nângcao kiến thức, năng lực cơ bản cho đội ngũ công chức, xây dựng một đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để làm tốt nhất những công việc mà họ được giao. Đào tạo là một quá trình truyền thụ kiến thức mới một cách cơ bản, để người công chức HCNN lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng một cách có hệ
26
thống,người công chức sẽ có văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ trước khi được đào tạo.
Còn bồi dưỡng là hoạt động bổ sung thêm kiến thức, cập nhật những vấn đề mới có liên quan đến hoạt động công vụđang thực hiện.
Đào tạo, bồi dưỡng sẽgiúp cho công chức HCNN hoàn thiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với chức danh công việc đảm nhiệm, thực hiện tốt phương châm phát triển toàn diện là thường xuyên cập nhật được những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, giúp họ thích ứng được với những đòi
hỏi, yêu cầu thay đổi của môi trường làm việc và sự phát triển của khoa học,
công nghệ, sự quản lý tiên tiến và tính chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ cũng như yêu cầu phát triển của xã hội.