7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, luân chuyển
mạnh lực công chức. Việc dự bị nguồn tiến hành theo yêu cầu, trách nhiệm của từng vị trí, chức danh để lựa chọn cho phù hợp và đảm bảo tiêu chuẩn. Quy hoạch trên quan điểm, đảm bảo quy trình chặt chẽ nhưng theo hướng mở,
không khép kín, hạn chế tình trạng bịđộng.
Trẻ hóa đội ngũ công chức bằng cách giảm số công chức cao tuổi xuống, cho nghỉ hưu hoặc chuyển cho làm việc đơn giản, thay vào đó là lớp
công chức trẻ được tuyển dụng và thu hút từnơi khác, và sốcông chức này sẽ
phải có trình độ cao hơn, được đào tạo cơ bản hơn, sung sức hơn. Nâng tỷ lệ công chức nữ bằng cách ưu tiên tuyển dụng. Đồng thời, cùng với số lượng
công chức tăng dần, sốcông chức nữ cũng sẽ tăng dần theo từng năm, tiến tới sự xác lập cân bằng về giới tính. Nâng tỷ lệ công chức thiểu sốlên bằng cách
thực hiện thật tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn ngay từ cơ sở. Thực hiện lựa chọn định hướng, theo dõi ngay từ lúc các em còn đang là học sinh trung học hoặc phổ thông. Tạo điều kiện để các em tiếp tục học văn hóa và chuyển tiếp học chuyên môn nghiệp vụ, LLCT phù hợp với năng lực. Sau khi tốt nghiệp, ra
trường sẽ tiếp nhận, bố trí công tác từ đơn giản đến phức tạp, thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ, chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm và định hướng cho các
em tựđiều chỉnh, phấn đấu.
3.2.3.Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, luân chuyển công chức công chức
Việc bổ nhiệm công chức, về nguyên tắc, cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn côngchức đối với từng chức danh. Phải căn cứvào công việc
để bốtrí người, chứ không phải vì người mà xếp việc. Yêu cầu về nhiệm vụnhư
thếnào phải tìm người có đủtiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụđó.
Với quan điểm đó, người được bổ nhiệm không nhất thiết phải là người
đang công tác ở trong cơ quan, mà có thể là người từ nơi khác đến. Tuy nhiên, để có cơ sở bổ nhiệm chính xác thì những người được bổ nhiệm lên chức vụ
chủ chốt phải thông qua một kỳ sát hạch về kiến thức, sở trường trước khi bổ
75
chính xác, trước khi bổ nhiệm chính thức, côngchức cần qua một thời gian tập sự chức vụlãnh đạo, quản lý được quy định cụ thể cho từng loại chức vụ.
Người được đề nghị bổ nhiệm phải có đủcác tiêu chuẩn theo chức danh
đã được quy định, được tổ chức đảng và các cơ quan có thẩm quyền nhất trí đề
nghị, đảm bảo có đủ hồsơ công chức, lý lịch rõ ràng, phải được cơ quan chức
năng thẩm tra, xác minh và kết luận. Kiên quyết không đề nghị bổ nhiệm những công chức lý lịch không rõ ràng, hoặc đang có những vấn đề nghi vấn,
chưa được các cấp có thẩm quyền kết luận. Việc bổ nhiệm công chức có thể
dựa trên nguồn công chức tại Bộ, nhưng cũng có thể bổ nhiệm từ nguồn nhận
ởnơi khác, nhưng, đều phải tuân thủquy trình chặt chẽ.
Cùng với việc bổ nhiệm phải có quy chế về miễn nhiệm đối với công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế, công tác xây dựng đội ngũ công chức luôn phải chịu trách tác động của quy luật phát triển đi đối với đào
thải. Trong quá trình hoạt động, dưới tác động của môi trường xã hội và các
yếu tố khác, con người có lúc không làm chủ được bản thân, dẫn đến vi phạm sai lầm, khuyết điểm, cũng có những công chức ở vị trí, lĩnh vực công tác này hoàn thành tốt, nhưng sang lĩnh vực công tác khác, vị trí khác thì chất lượng
công tác lại kém. Chính vì vậy, không nên quan điểm cứng nhắc là đã bổ
nhiệm rồi thì cứ làm suốt đời, mà nên coi việc miễn nhiệm cũng là tất yếu,
bình thường. Nhưng để bảo đảm sự chặt chẽ và chính xác, đề phòng sự lợi dụng để thực hiện những mưu đồ cá nhân, phải thực hiện theo đúng quy chế,
trong đó coi trọng sự lãnh đạo của tập thể. Nếu như việc bổ nhiệm công chức
phải có ý kiến của tập thể và cấp có thẩm quyền, thì việc miễn nhiệm cũng
phải được tiến hành theo trình tự từ dưới lên trên và phải có ý kiến của tập thể lãnh đạo thì cấp có thẩm quyền mới phê duyệt
3.2.4. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức