Cơ cấu ngành nghề của công chức tại Bộ TN&MT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức bộ tài nguyên và môi trường, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 60 - 108)

(Nguồn: Vụ tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT, 2016)

Thực trạng trên đã phản ánh công tác đào tạo nhân lực của ngành

TN&MT tại CHDCND Lào còn nhiều hạn chế, bất cập, mất cân đối giữa các chuyên ngành. Các lĩnh vực như đất đai, môi trường, đào tạo cung vượt cầu, trong khi đó, các lĩnh vực cịn thiếu hụt hoặc chưa có chun ngành đào tạo như khí tượng, thủy văn, đo đạc và bản đồ, kiểm sốt vùng ơ nhiễm, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hiệu qủatài nguyên thiên nhiên, định giá và kinh tế hóa trong quản lý tài nguyên. Và hiện

nay, Bộ TN&MT chưa xây dựng được đề án phát triển đào tạo nhân lực ngành tài nguyên môi trường trong giai đoạn hiện nay. Cũng như vẫn chưa có quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo về các chuyên ngành trong lĩnh vực

TN&MT. Việc đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới, tăng cường giáo trình, chuẩn bị đội ngũ cho cán bộ giảng dạy các cơ sở đào tạo cho các chuyên ngành về

TN&MT tại Lào cịn manh mún, dàn trải, chính sách thu hút học sinh sinh viên tham gia học tập chưa được xây dựng và ban hành.

2.2.3. Về kỹ năng, thái độ thực thi công vụ

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với công chức Bộ TN&MT, một vấn đề công chức đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng và thái độ thực thi cơng vụ. Vì trong việc đánh giá

Quản lý đất đai

58%

Khí tượng thủy văn

1% Địa chất khống sản 2% Mơi trường 12% Luật 9% Ngoại ngữ 6% Kinh tế 12% Other 27%

50

công việc của công chức phải căn cứ vào kỹ năng và thái độ của công chức áp dụng vào thực thi công việc.

Kỹ năng thực thi công vụ

Kỹ năng thực thi công vụ là khả năng vận dụng một cách thành thạo những kiến thức, kinh nghiệm thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào q trình thực thi công vụ nhằm tăng hiệu quả, hiệu lực của hoạt động công vụ của công chức tại Bộ TN&MT. Một số kỹ năng cơ bản, cần thiết đối với quá trình thực thi cơng vụ của cơng chức Bộ TN&MT như: kỹ năng tư duy, tính tốn phân tích vấn đề; kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ; kỹ năng quản lý thời gian làm việc; kỹ năng phân tích cơng việc; kỹ năng lập, phê duyệt kế hoạch; kỹ năng phân công, giao việc; kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động hội họp. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy các kỹ năng

nghề nghiệp của đội ngũ cơngchức cịn nhiều hạn chế.

Bng 2.4: Mức độ đánh giá của công chức vcác kỹnăng thực thi công vụ

Đơn vị: % Các kỹnăng Mức độđánh giá Rt thp Thp Trung bình Cao Rt cao

Kỹ năng tư duy, tính tốn phân tích vấn đề, nắm bắt được tình hình thực tế ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc.

2% 19% 51% 28% 0%

Kỹ năng giao tiếp, ứng xửtrong công

việc, chia sẻ và động viên thu hút người khác

22% 17% 38% 23% 0%

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc chuyên môn (vận dụng kinh nghiệm, thứ tự công việc…)

0% 36% 40% 24% 0%

51

cách lãnh đạo phù hợp

Kỹ năng phối hợp làm việc giữa các nhóm và giữa các cơng chức trong

nhóm

30% 24% 32% 14% 0%

(Ngun: Theo kết qu khảo sát của tác giả)

Nhìn vảo bảng 2.4, tác giả nhận thấy kỹ năng thực thi công vụ mà công chức tại Bộ TN&MT tự đánh giá chất lượng cao nhất đó là “kỹ năng tư duy, tính tốn phân tích vấn đề, nắm bắt được tình hình thực tế ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc”. Đây là một kỹ năng mang tính cá nhân được hình thành, phát triển với sự hỗ trợ của các yếu tố như tư chất, môi trường, ý chí, sự rèn luyện, giáo dục, đào tạo. Và kỹ năng mà công chức tự đánh giá chất lượng rất thấp là “Kỹ năng phối hợp làm việc giữa các nhóm và giữa các cơng chức trong nhóm”. Ngồi ra, các kỹnăng được đánh giá rất thấp cịn có kỹnăng giao

tiếp, ứng xửtrong cơng việc; kỹnăng quản lý và kỹnăng tư duy, tính tốn.

Như vậy, chỉ qua khảo sát 100 công chức tại các đơn vị, phịng ban chun mơn của Bộ TN&MT, nhận thấy rằng kỹ năng thực thi công vụ của công chức chưa cao, một bộ phận không nhỏ công chức làm việc đạt kết quả thấp.Thiếucác tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí, chức danh và đồng thời chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.Đội ngũ cơng chức tại Bộ TN&MT nói chung được đào tạo, bồi dưỡng nhiều, tuy nhiên chưa chú trọng tới tính thực tiễn, nặng về lý luận chung chung. Với lượng kiến thức học được cùng với cách đào tạo, bồi dưỡng “bắt buộc” để hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn đã khiến nhiều người trở nên “nói thì giỏi”, phát biểu thì hay, nhưng cách thức làm việc không đạt được kết quả cao.

Các kỹ năng làm việc cần thiết chưa thành thạo, tính chuyên nghiệp chưa cao, thậm chí là cịn thiếu kỹ năng làm việc, khơng hiểu quy trình làm việc, nếu hiểu quy trình làm việc thì hay cắt xén quy trình vì vậy mà tính hiệu quả khơng cao, tính chun nghiệp rất thấp. Một bộ phận công chức tại Bộ

TN&MT không chú trọng cách triển khai cơng việc đúng quy trình, nghiêm túc, tận tụy, làm việc khách quan khơng chịu bất cứ sức ép nào từ bên ngoài,

52

mà thơng thường họ nhìn trước ngó sau, đốn ý thủ trưởng để làm, liên kết thành “nhóm lợi ích” mang danh tập thể để làm, hoặc gây khó dễ, làm chậm lại quá trình thực hiện công việc mong kiếm lợi cho bản thân.Vì vậy, kỹ năng thực thi công vụ, cũng như về năng lực làm việc của đội ngũ công chức kém như vậy là phải kể đến hai việc chưa làm tốt của Bộ TN&MT là công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng

Thái độ thực thi công vụ.

Thái độ thực thi công vụ luôn là yếu tố quan trọng, chi phối động cơ, mục đích, hành vi. Trong hoạt động cơng vụ, nếu công chức ý thức rõ vai trị, vị trí của mình là “ăn lương của dân để giải quyết cơng việc của dân” thì mới có tinh thần, thái độ giải quyết công việc của dân một cách đúng mực. Điều đó có nghĩa là người cơng chức tại Bộ TN&MT phải có phẩm chất đạo đức tốt; thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, khơng vụ lợi; có lối sống trong sạch,

cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên; có thái độ cư xử đúng mực và phải ln phê bình và tự phê bình. Trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, phải trung thực, công bằng, không thiên vị; thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tụy, nhiệt tình; bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài sản của Nhà nước. Trong quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và với cấp dưới, phải biết hợp tác, giúp đỡ và tư vấn, khuyên bảo; thường xuyên quan tâm tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới; có tinh thần tương trợ lẫn nhau khi thi hành nhiệm vụ; có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người. Đối với công chúng và với xã hội: Phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, không nhận quà biếu hay ân huệ vượt quá giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, công chứctại Bộ TN&MT tự đánh giá chất lượng của thái độ thực thi công vụ chưa được cao. Việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa cơng sở, thời gian làm việc có 43% cơng chức lựa chọn mức đánh giá cao, 37% lựa chọn trung bình, cịn lại là thấp. Việc ln phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cơng việc cũng được công chứctự đánh giá như sau: 35% ở mức độ cao, 47% trung

53

bình, và còn lại là thấp. 56% công chức tự đánh giá trung thực với nghề nghiệp của công chức ở mức độ cao, cịn lại là trung bình.

Nguyên nhân trước hết của thực trạng trên chính là sự bng lỏng quản lý, kiểm tra, giám sát của Bộ TN&MT đối với công chức. Việc quản lý thời gian của cơng chức chưa được chú trọng đúng mức, chính vì vậy mà những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm quy chế, kỷ luật của Bộ còn thường xuyên diễn ra và chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh để làm gương. Đặc biệt là sự thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức cơng vụ, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân của chính đội ngũ côngchức.

2.2.4. Về kết quả thực hiện công việc

Kết quả thực hiện công việc là sản phẩm công vụ mà người công chức thực hiện, phản ánh mức độ hồn thành nhiệm vụ của họ. Đầu ra có thể bao gồm: số lượng cơng việc được hồn thành, chất lượng cơng việc được hồn thành, chi phí cho cơng việc được hồn thành, thời gian hồn thành cơng việc, sự chấp hành các quy định là sự hài lòng của người dân về dịch vụ được Nhà nước cung cấp và sự gia tăng niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền.

Theo báocáo của Vụ Tổ chức cán bộ(Bộ TN&MT), đánhgiá, phânloại

696 công chức của Bộ năm 2016, cơng chức có mức độ hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao với 95,4%. Trong khi đó, cơng chức hồn thành nhiệm vụ vàkhơng hồn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ rất thấp,chỉkhoảng 4,6%.

Theo khảo sát điều tra, việc tự đánh giá chất lượng của bản thân công chức thông qua kết quả thực thi công vụ cũng được công chức đánh giá cao. 73% công chức được hỏi đánh giá cao mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao của cá nhân trong năm (khối lượng, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành), 25% đánh giá ở mức bình thường, chỉ có 2% là ở mức thấp. 65% cơng chức đánh giá cao đối với tiêu chí sự hài lịng của người dân về các dịch vụ cơng, cịn lại là ở mức trung bình, khơng có cơng chức nào cho rằng sự hài lòng của người dân ở mức thấp và rất thấp. Đối với tiêu chí cải tiến phương

54

pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả, 43% công chức được hỏi đánh giá cao phương pháp làm việc của bản thân, 29% đánh giá ở mức trung bình, 28% đánh giá ở mức thấp.

Tuy nhiên, thực tiễn hiệu quả công việc của Bộ TN&MT chưa thực sự cao như những gì mà các cơng chức đã tự đánh giá, phân loại. Và những con số thống kê ở trên về mức độ hài lịng của người dân đối với dịch vụ cơng cũng như những phương pháp làm việc của công chức tại Bộ cũng chưa được phán ánh đúng thực trạng.

Về tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ mà Bộ Nội Vụ nước

CHDCND Lào đã xây dựng nhằm phân loại và đánh giá cơng chức nói chung,

Bộ TN&MT cho rằng những tiêu chí đó chưa cụ thể, vẫn cịn tình trạng chung chung, tiêu chí chưa gắn vớitừng vị trí việc làmvàtừng cơngchức. Cũng chưa chútrọngđếnkếtquả,tráchnhiệmthựchiệncơng vụ,nhiệmvụcủacơngchức.

Phương pháp đánh giá thông qua lấy ý kiến của công chức trong cùng cơ quan, đơn vị qua bình bầu ln bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan và tình trạng các mối quan hệ cá nhân, do đó chưa thể hiện được chính xác và khách

quan đốivới thực hiện nhiệmvụ của từngcơng chức. Mặcdù khối lượnghồn thành cơng việc là thước đo kết quả lao động của công chức nhưng tiêu chí này chưa thực sự rõ ràng để có thể phân định rõ ràng giữa những cơng chức làmviệctíchcựcvớingườilàmviệccầmchừng, mang nặngtư duy củacơchếkế hoạch tập trung trước đây. Tỷ lệ công chức đánh giá hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụtại Bộ TN&MT cao như vậylà do tìnhtrạng “dĩhịa vi q”, tinh thần tự phê bình và phê bình của cơngchứcchưa cao, vẫn cịn nể nang trong cơng tác đánh giá, sợ đụng chạm. Vì vậy, những con số mà Bộ TN&MT đã thống kê ở trên chưa phản ánh đúng thực trạng phân loại, đánh giá cơngchứccủa Bộ.

Ngồi ra, theo kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ, nước CHDCND Lào về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức, trên 6 lĩnh vực cấp giấy chứng minh nhân dân, quyền sử dụng đất, xây dựng, chứng thực, kết hơn, khai sinh thì thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được người dân ít hài lịng nhất. Cụ thể, chỉ số tiếp cận dịch vụ của người dân với lĩnh vực và chỉ số hài lòng về

55

chất lượng thủ tục hành chính đạt tỷ lệ 73% số người được hỏi, chỉ số hài lòng về thái độ của công chức đạt 74%. Cùng lĩnh vực nhà đất, các thủ tục về cấp giấy phép xây dựng cũng được người dân đánh giá không cao. Chỉ số khơng hài lịng về tiếp cận dịch vụ và chỉ số hài lòng về chất lượng thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng chỉ đạt 76%, chỉ số hài lịng về sự phục vụ của cán bộ cơng chứclĩnh vực này đạt 75%.

Đánh giá về công chức giao tiếp đúng mực, lịch sự và hướng dẫn người dân tận tình, chu đáo trong thủ tục nhà đất đạt 52-54% số người được hỏi, trong khi cấp giấy phép xây dựng đạt 58%.

Như vậy có thể thấy rằng, về mặt lý luận việc đo lường, đánh giá kết quả thực thi công vụ sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá được chất lượng công chức,

phân biệt được thành công và thất bại trong cơng việc của cơng chức; từ đó sẽ thực hiện khen thưởng hay kỷ luật công chức. Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá chất lượng công chức qua kết quả thực thi công vụ tại Bộ TN&MT, nước CHDCND Lào lại sử dụng phương pháp đánh giá, nhận xét của tập thể và ý kiến đánh giá của thủ trưởng trực tiếp cho mọi hồn cảnh, nội dung, mục đích đánh giá nên đã dẫn tới việc kết quả khơng chính xác và tồn diện.

2.3. Đánh giá chung về chất lượng công chức tại Bộ Tài nguyên và mơi trường mơi trường

2.3.1. Ưu điểm

Qua phân tích về thực trạng ở trên, tác giả có thể rút ra một số ưu điểm về chất lượng của công chứctại Bộ TN&MT như sau:

- Phần lớn đội ngũ công chức tại Bộ TN&MT có phẩm chất chính trị,

đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân

tộc và CNXH. Thực hành tốt chỉ thị “cần, kiệm, liêm, chính, chi cơng vơ tư”

của Đảng NDCM Lào, tận tụy phục vụ nhân dân, là “đầy tớ” trung thành của

nhân dân, ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong cơng việc, nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, những việc công chứckhông được làm trong khi thực thi công vụ.

56

- Công chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong chấp hành đường lối, Chủ trương, Chính sách, Pháp luật của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào. Đồng thời chấp hành tốt sự phân công, điều động, luân

chuyển của tổ chức, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp

hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, khơng sách nhiễu, gây khó khăn, phiền

hà đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc, đảm bảo các hoạt động thực thi công vụ minh bạch, công khai, giữ vững phẩm chất

đạo đức cơng vụ. Từ đó hiệu quả và chất lượng trong thực thi công vụ của

côngchức tại BộTN&MT ngày một được nâng cao.

- Hoạt động thực thi công vụ của cơng chức là cơng việc phức tạp, địi

hỏi người cơng chức phải có năng lực và phải biến những kiến thức đã học

thành thực tiễn và phát triển những kỹnăng của bản thân. Nhìn chung đội ngũ cơng chức tại BộTN&MT đã có năng lực và những kỹnăng cơ bản trong việc thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện các công việc cá nhân. Về cơ bản đội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức bộ tài nguyên và môi trường, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 60 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)