Bảng 06: So sánh biến động đất lâm nghiệp trên toàn tỉnh
Đơn vị tính diện tích: ha TT Hạng mục Đất lâm nghiệp Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất chưa có rừng 1 Hiện trạng đất lâm nghiệp năm 1999 673.943 322.003 83.710 268.230 2 Hiện trạng đất lâm nghiệp năm 2010 627.833 385.490 155.250 87.093 3 Diện tích năm 2010 so với năm 1999, tăng; giảm (-) -46.110 63.487 71.540 -181.137
4 % tăng; giản (-) -6,8 19,7 85,5 -67,5
- Rừng tự nhiên tăng 63.487 ha: Nguyên nhân do đất trống đưa vào khoanh nuôi chuyển thành rừng.
- Rừng trồng tăng 71.540 ha: Nguyên nhân do kết quả trồng rừng của các chương trình, dự án.
- Đất trống giảm 181.137 ha: Trong đó
135.027 ha giảm do tăng của rừng tự nhiên và rừng trồng, 46.110 ha giảm do một số nguyên nhân sau:
+ Một số diện tích ngập do xây dựng hồ thủy điện Cửa Đạt,
+ Một số diện tích chuyển đổi mục đích để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, xây dựng hạ tầng như đường giao thông, xây dựng làng thanh niên lập nghiệp, vv…
Bảng 07: So sánh biến động diện tích ba loại rừng
Đơn vị tính diện tích: ha TT Hạng mục Đất lâm nghiệp Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 1 Diện tích ba loại rừng năm 2007 629.100 81.505 191.944 355.651 2 Diện tích ba loại rừng năm 2010 627.833 81.357 191.031 355.445
3 Diện tích tăng; giảm (-) -1.267 -148 -913 -206
4 % tăng; giản (-) -0,20 -0,02 -0,15 -0,03
- Về tổng thể đất lâm nghiệp giảm 1267 ha, trong đó:
+ Rừng đặc dụng giảm 148 ha, do chuyển đổi sang xây dựng nhà máy ô tô ở huyện Hậu Lộc, ngập ở lòng hồ Cửa Đạt của khu bảo tồn Xuân Liên (huyện Thường Xuân).
+ Rừng phòng hộ giảm 913 ha, rừng sản xuất giảm 206 ha nguyên nhân do chuyển đổi mục đích sang xây dựng khu công nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng làng thanh niên lập nghiệp, nắn mở đường giao thông như đường vành đai biên giới, đường Quan hóa Mường Lát, vv….