Giải pháp về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 80 - 84)

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất

1.1. Giải pháp v tổ chức quản lý

* Quản lý Nhà nước về bảo vệ phát triển rừng:

- Thực hiện tốt phân cấp quản lý rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng:

Ở cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương về lâm nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Chi cục Lâm nghiệp là cơ quan tham mưu cho Sở Nông nghiệp và

thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến rừng và xử lý các vụ vi phạm theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Cấp huyện: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện. Hạt Kiểm lâm thực hiện chức năng kiểm tra giám sát và xử lý các vụ vị phạm theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Cấp xã: Ban lâm nghiệp xã, nếu nơi nào chưa thành lập thì cần thành lập ngay đặc biệt những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn cần kiện toàn lại và bổ sung thêm lực lượng, xác lập các quy định chức năng nhiệm vụ, quyền lợi, giúp cho UBND xã thực hiện các chức năng về quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã.

Để có hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về lâm nghiệp thống nhất, đủ mạnh từ tỉnh đến xã gắn với việc cải cách hành chính, tỉnh cần tăng cường lực lượng, đào tạo và tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý lâm nghiệp ở các cấp cơ sở. Ở những xã có nhiều rừng và đất lâm nghiệp cần bố trí cán bộ lâm nghiệp chuyên trách. Cán bộ chuyên trách lâm nghiệp xã phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn làm tham mưu trực tiếp cho UBND xã trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Tỉnh cần có chủ chương khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hội, hiệp hội các nhà sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, chế biến và xuất nhập khẩu lâm sản; đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp lâu dài giữa các tổ chức nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm với các chủ rừng, doanh nghiệp và cộng đồng để gắn nghiên cứu, đào tạo, khuyến lâm với sản xuất và kinh doanh rừng.

* Quản lý quy hoạch:

- Sau khi quy hoạch bảo vệ phát triển rừng Thanh Hóa được phê duyệt, tiến hành công bố công khai quy hoạch theo quy định của pháp luật. Để các cấp, các ngành, mọi người biết và thực hiện theo quy hoạch.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng khi dự án quy hoạch của tỉnh được phê duyệt. Sớm xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch quản lý tài chính và giám sát ngành lâm nghiệp ở cấp tỉnh - huyện - xã.

* Quản lý đối với các chủ rừng:

- Lấy doanh nghiệp Nhà nước làm nòng cốt trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Các chủ rừng tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng trong công tác bảo vệ phát triển rừng và chế biến lâm sản; phát triển kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh sản xuất kinh doanh đa dạng, đồng thời phát triển các cơ sở chế biến và thương mại lâm sản ở những vùng có diện tích đất lâm nghiệp tập trung để làm hạt nhân; tiến tới cổ phần hoá, tự chủ về tài chính, thực hiện sản xuất, kinh doanh tổng hợp theo pháp luật. Nhà nước cấp kinh phí để hoàn thành các thủ tục giao hoặc cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên; cấp kinh phí kiểm kê rừng 5 năm một lần và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm. Các doanh nghiệp, ban quan lý ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, hàng năm còn phải tham gia công tác khuyến lâm,

dịch vụ giống cây trồng, là đầu mối thu gom và tiêu thụ lâm sản cho các hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh lâm sản.

- Thực hiện cơ chế đồng quản lý đối với rừng tự nhiên giữa doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình.

- Tiếp tục củng cố vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các khu rừng đặc dụng, các Ban quản lý rừng phòng hộ trong tỉnh nhằm thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao quản lý và sử dụng.

* Về quản lý rừng bền vững

- Hoàn thiện hệ thống chính sách:

+ Tập trung hoàn thiện chính sách hưởng lợi từ rừng như tiền bán lâm sản chủ rừng thu được từ khai thác rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng thuộc Ngân sách Nhà nước thì ngoài nộp các khoản cho Nhà nước theo nghĩa vụ chung, còn được để lại cho chủ rừng để thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng, trồng lại rừng, đầu tư hạ tầng cơ sở cho lâm nghiệp như vườn ươm, giao thông nội vùng, phát triển khoa học công nghệ.

+ Chú trọng phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư và hợp tác xã. Đối với các hộ gia đình miền núi (Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân, …) tỉnh cần có chính sách hỗ trợ tài chính để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp nhằm hạn chế thấp nhất canh tác nương rẫy.

+ Có cơ chế ưu tiên cho các hộ nghèo, dân tộc ít người và phụ nữ tham gia các hoạt động trồng rừng công nghiệp tập trung, trồng cao su và chế biến lâm sản quy mô nhỏ của các doanh nghiệp, trang trại lâm nghiệp để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất lâm nghiệp.

+ Tỉnh cần đưa ra một số chính sách thông thoáng như: miễn giảm thuế sử dụng đất lâm nghiệp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp trong chu kỳ đầu; miễn giảm thuế cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mới xây dựng hoặc đổi mới công nghệ.

+ Ban hành chính sách phát triển thị trường lâm sản; chính sách phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn nông thôn miền núi; chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, kỹ thuật gắn với sản xuất; chính sách phát triển làng nghề chế biến lâm sản, đặc sản rừng.

- Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật lâm sinh:

+ Tập trung xây dựng các mô hình thử nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng, công ty cổ phần và hợp tác xã. Cụ thể các mô hình trồng cao su trên đất dốc, mô hình trồng rừng công nghiệp, mô hình trồng rừng theo cơ chế sạch, mô hình trồng xen cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

+ Cần chọn ra một số đối tượng (chủ rừng) tiến hành thử nghiệm để cấp chứng chỉ rừng (FSC) từng bước đối với các đối tượng chủ rừng và chứng chỉ rừng theo nhóm đối với doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình và cộng đồng, tổng kết và nhân rộng mô hình thành công đối với cả rừng trồng và rừng tự nhiên.

Dự án quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh muốn đạt được các mục tiêu đã định: Cần phối hợp lồng ghép với các chương trình dự án trên địa bàn như chương trình chương trình dự án 135 giai đoạn 2 (hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn), chương trình 30A (hỗ trợ 62 huyện nghèo), chương trình phát triển giao thông nông thôn, điện nông thôn, chương trình định canh định cư,...để hỗ trợ cho nhau phát triển. Chuẩn bị nội dung để kêu gọi các dự án đầu tư trong nước và quốc tế. Củng cố phát triển mối quan hệ của các dự án đã đầu tư vào lâm nghiệp như dự án ADB, dự án Đức, dự án 661, dự án 147, dự án KfW4...và kêu gọi các dự án mới như WB3 …vv. Khi thực hiện lồng ghép các dự án trên địa bàn tỉnh đảm bảo phát triển toàn diện từ mục tiêu lâm sinh đến cơ sở hạ tầng.

1.2. Giải pháp v tổ chức sản xuất

Từ 2011-2015 ổn định diện tích ba loại rừng tại thời điểm năm 2010, sau 2015 tiến hành rà soát quy hoạch bổ sung diện tích ba loại rừng.

Tổ chức triển khai sản xuất rừng đặc dụng: Trên địa bàn tỉnh có 2 vườn quốc gia (Bến En, Cúc Phương); 4 khu bảo tồn (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Sến Tam Quy); 4 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn).

Tổng diện tích quy hoạch cho rừng đặc dụng: 80.536 ha, chiếm 12,96 % tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Trong đó:

+ Diện tích có rừng: 77.872 ha. + Diện tích chưa có rừng: 2.664 ha.

Từ 2011 – 2015: Trước mắt sẽ ổn định tổ chức 2 vườn quốc gia; 4 khu bảo tồn; 4 khu di tích lịch sử văn hóa với diện tích 80.536 ha rừng đăc dụng, tập trung bảo vệ là chính, có trồng bổ sung thêm một số loài cây bản địa và nghiêm cứu tính đa dạng sinh học của một số khu rừng đặc dụng. Xây dựng vườn thực vật, khu du lịch sinh thái ở một số khu rừng đặc dụng, nhằm thu hút khách du lịch đến thăm quan vui chơi nghỉ dưỡng.

Tổ chức triển khai sản xuất rừng phòng hộ: Tổng diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 2011-2020 là: 188.022 ha chiếm 30,51% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó:

- Diện tích có rừng: 163.524 ha. - Diện tích chưa có rừng: 24.498 ha

Ổn định tổ chức 13 Ban quản lý rừng phòng hộ, 13 đơn vị vũ trang, 4 DNNN được Nhà nước giao đất lâm nghiệp có quản lý diện tích rừng phòng hộ. Rừng phòng hộ được tổ chức theo hai hướng: bảo vệ và phát triển rừng. Đối với rừng hiện có tiến hành công tác bảo vệ là chính, ngoài ra có thể tiến hành khoanh nuôi có trồng bổ sung thêm cây bản địa, khai thác tận thu một số lâm sản theo quy định của Nhà nước. Đối với đất chưa có rừng tiến hành trồng rừng phòng hộ, có thể trồng rừng xen cây nông nghiệp ngắn ngày, xen cây lâm sản ngoài gỗ như mây tắt.

Tổ chức triển khai sản xuất rừng sản xuất: Ổn định diện tích sản xuất ở các doanh nghiệp Nhà nước, diện tích thuộc đối tượng rừng sản xuất trong các ban quản lý rừng phòng hộ, hộ gia đình. Tiến hành tổ chức sản xuất theo vùng nguyên liệu tập trung.

- Vùng sản xuất kinh doanh luồng: Quy mô 69.583ha, nhiệm vụ sản xuất nguyên liệu cho Nhà Máy chế biến ván ép thanh, cung cấp cho thị trường luồng truyên thống và xây dựng. Đối tượng gồm diện tích rừng luồng trồng, thuộc đối tượng rừng sản xuất và phòng hộ. Phân bố ở các huyện: Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân.

- Vùng kinh doanh gỗ lớn, vật liệu xây dựng: Quy mô 145.928ha, đối tượng là rừng sản xuất gồm diện tích rừng gỗ tự nhiên (rừng giàu và trung bình; rừng nghèo và phục hồi), diện tích đất trống IC khoanh nuôi, một phần diện tích rừng tự nhiên cần cải tạo để trồng cây gỗ lớn và một phần diện tích đất trống IA, IB không có khả năng trồng luồng sẽ trồng cây gỗ lớn. Phân bố ở các huyện: Quan Sơn, Lang Chánh, Mường lát, Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân.

- Vùng sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy MDF, nhà

máy giấy Châu Lộc, mục Sơn, Lam Kinh, Lam Sơn: Quy mô 88.662ha, đối tượng gồm

gỗ trồng phân tán trong vườn hộ, đồi gò, rừng trồng gỗ kinh tế hiện có và đất trống có khả năng trồng rừng trong vùng. Phân bố ở các huyện: miền núi gồm 9 huyện (Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Như Thanh, Thạch Thành); động bằng, ven biển 9 huyện (Tĩnh Gia, Hà Trung, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, TX Bỉm Sơn, Hậu Lộc, Yên Định, Nông Cống)

- Vùng cây đặc sản (vỏ quế, nhựa cánh kiến): Quy mô ổn định rừng trồng cây đặc sản hiện có 640 ha không mở rộng thêm diện tích, phân bố ở các xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Vạn Xuân (Thường Xuân), Na Mèo (Quan Sơn), trồng cọ phèn ở Tam Chung, Quang Chiểu, Tén Tần (Mường Lát).

- Vùng trồng cao su trên đất lâm nghiệp: Quy mô diện tích 17.602 ha (trồng cũ 972 ha, trồng mới 16.630 ha), đối tượng trồng trên đất chưa có rừng và đất có rừng nghèo kiệt cần cải tạo có độ dốc dưới 25 độ. Phân bố trên 12 huyện: Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Thọ Xuân, Lang Chánh, Ngọc lạc, Bá Thước, Triệu Sơn, Mường Lát, Nông Công). Kế hoạch trồng mới, 5 năm đầu kỳ trồng 11.950 ha, 5 năm cuối kỳ trồng 4.680 ha. Khuyến khích phát triển thành lập mới các doanh nghiệp, trang trại trồng cao su, nông trại cao su gia đình, tổ hợp tác trồng cao su theo quy định của pháp luật. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa người sản xuất nguyên liệu (mủ cao su) với các tổ chức thu mua, chế biến tiêu thụ thông qua liên doanh góp vốn trồng cao su, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su. Xây dựng các vườn ươm, mô hình sản xuất cao su có năng suất, chất lượng, hiệu quả làm nòng cốt để nhân ra diện rộng. Công Ty Cao su Thanh Hóa phải tăng cường công tác hướng dẫn phổ biến kỹ thuật cho người trồng cao su trong tỉnh. Một số xã vùng cao huyện (Mường Lát, Thường Xuân) trình độ dân trí thấp, từ 2011-2013 nên trồng cao su dạng mô hình sau đó mới nhân rộng.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)