III. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2001-2010 1 Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
1.1. Tình hình giao rừng giao đất lâm nghiệp
Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994, Nghị định 163/CP ngày 16 tháng 11
năm 1999 của Chính phủ, đến nay (2010) tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng với diện tích 586.238,49ha cho các thành phần kinh tế sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và tạm giao cho UBND các xã quản lý 42.100 ha.
Tuy nhiên, rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân hàng trăm ngàn ha từ nhiều năm qua, nhưng lâm nghiệp của hộ dân mà đặc biệt công tác bảo vệ rừng tự nhiên trong tỉnh bước đầu đã khởi sắc, tuy nhiên còn gặp không ít khó khăn? Bởi những lý do sau:
Giá trị sản xuất toàn ngành lâm nghiệp tăng với tốc độ thấp và không ổn định: giai đoạn 1992-1995 tăng bình quân mỗi năm 1,2%; giai đoạn 1996-2000 tăng 0,4%; giai đoạn 2001-2005 tăng 0,94% (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và nông thôn VN thời kỳ đổ mới- Nguyễn Sinh Cúc- NXB Thống kê, 2003 và Báo cáo kế hoạch phát triển nông thôn 5 năm 2006-2010- Bộ NN&PTNT, 7/2005). Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ trọng thấp, so với tổng
giá trị sản xuất của toàn tỉnh. Trong giá trị sản xuất lâm nhiệp (trồng và nuôi rừng chiếm 33%, khai thác lâm sản chiếm 65%, dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác chiến 2%). (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa tháng 6, năm 2010).
Nguyên nhân khách quan:
Nghề lâm nghiệp chưa hình thành một nghề ổn định, còn mang tính chất hái lượm của tự nhiên, về sản phẩm nhu cầu tự túc không cao (ngoại trừ củi), về thị trường và hạ tầng chưa phát triển, tính chất sản xuất mang tính chất hàng hóa là chủ yếu, chu kỳ kinh doanh dài, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận / hiệu quả thấp, thiếu vốn.
Nguyên nhân chủ quan (Chủ yếu do chính sách và thể chế quản lý)
Chính sách đất đai chưa thông thoáng, cởi mở, thiếu minh bạch. Chính sách rừng sản xuất đối với rừng tự nhiên chỉ có 3 quyền: (1) khai thác theo quy định, (2) thế chấp bảo lãnh bằng giá trị sử dụng rừng tăng thêm, (3) để kế thừa. Đối với rừng trồng có 8 quyền: (1) được giao quyền sự dụng đất rừng phòng hộ cục bộ và phân tán nhưng sản phẩm chỉ được tận thu lâm sản theo quy định; (2) đối với rừng đặc dụng hộ gia đình không được giao quyền sử dụng đất rừng; (3) chính sách tín dụng thì khó tiếp cận với nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư phát triển và ngân hàng chính sách; (4) chính sách khuyến lâm thì ít, khó tiếp cận; (5) chính sách thuế sử dụng đất và tài nguyên từ 5 – 30% (với lâm sản từ rừng tự nhiên) 4% (với rừng trồng); (6) chính sách hưởng lợi: rừng tự nhiên chỉ hưởng giá trị rừng tăng thêm (QĐ 178, tính khả thi rất thấp, thiếu minh bạch); (7) chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ đầu tư mở đường cho các Công ty lâm nghiệp quốc doanh tuy có nhưng rất ít; (8) về thị trường thì Nhà nước kiểm soát rất chặt với sản phẩm rừng tự nhiên.
Từ những những phân tích trên chúng tôi có một số bình luận làm cơ sở cho
đề xuất các giải pháp trong phần quy hoạch
Để khơi dậy động lực phát triển nghề rừng khu vực hộ gia đình, cá nhân ở
nông thôn, tỉnh Thanh Hóa cần nhận thức và có giải pháp đúng cho một số vấn đề sau đây:
(i) Lâm nghiệp chưa hình thành một nghề chính
Hoạt động lâm nghiệp của hộ nông dân miền núi trên địa bàn tỉnh chỉ mới là một hoạt động phụ, có vị trí thấp hơn chăn nuôi, chiếm một tỷ lệ chưa cao trong thu nhập từ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của hộ. Tính chất hái lượm (khai thác lâm sản tự nhiên) còn thể hiện rất rõ rệt trong cơ cấu thu nhập lâm nghiệp của hộ ở những vùng có nhiều rừng tự nhiên trong tỉnh.
Trong điều kiện khách quan như vậy, mong muốn hay đòi hỏi nghề rừng khu vực hộ gia đình phải có những đột khởi trong sản xuất như nông nghiệp sau khoán 10 là không thực tế, chỉ là mong muốn của các cấp chính quyền chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thiết thực của người dân. Quan trọng hơn là, trong điều kiện tích lũy của hộ nông thôn nhìn chung còn rất thấp, thì họ sẽ ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp (có vòng quay vốn nhanh, hiệu quả cao) chứ không phải vào lâm nghiệp (vòng quay vốn dài, hiệu quả thấp) và hầu như họ không tiếp cận được với tín dụng trung và dài hạn có lãi xuất ưu đãi. Ngoại trừ những vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi người dân có tiềm lực về kinh tế.
Tỷ lệ hộ nghèo lại tập trung rất cao ở vùng miền núi trong tỉnh và vùng đồng bào dân tộc ít người lại là nơi tập trung nhiều rừng và đất lâm nghiệp. Một điểm đáng lưu ý là tư nhân ở thành thị - người có vốn đầu tư - chưa mặn mà bỏ vốn vào gây trồng rừng, lập trang trại lâm nghiệp như đối với cà phê, cao su.
ii) Phát triển chậm của ngành chế biến gỗ sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng
Công nghiệp giấy hiện là ngành tiêu dùng nhiều nhất gỗ rừng trồng, nhưng trên địa bàn tỉnh chưa có một nhà máy chế biến bột giấy nào (tuy đã có quy hoạch xây dựng nhà máy nhưng chưa hoạt động), hiện tại có ba nhà máy giấy (Lam Sơn, Mục Sơn, Lam kinh, tổng công suất 105000 tấn nguyên liệu/năm) đang hoạt động sản phẩm chủ yếu là giấy bao bì. Công nghiệp ván nhân tạo chậm phát triển, cạnh tranh yếu trong giá mua nguyên liệu chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu gom và sơ chế nguyên liệu ngay tại vùng nguyên liệu. Chỉ từ khi thị trường dăm gỗ (giấy) xuất khẩu phát triển mạnh đã tạo ra nhu cầu rất lớn về gỗ nguyên liệu, kích thích trồng rừng thương mại mạnh mẽ, nhờ giá dăm gỗ tăng cao mà việc trồng rừng nguyên liệu đã thực sự hấp dẫn người dân, trở thành một hoạt động kinh doanh của nhiều hộ gia đình trong tỉnh, một số hộ làm giàu bằng nghề trồng rừng. Thanh Hóa còn có vùng cây nguyên liệu giấy sợi dài (tre, luồng, thông) với trữ lượng tương đối lớn, nhưng chi phí cho một đơn vị sản phẩm sợi dài từ tre nứa thường cao hơn chi phí cho một đơn vị sản phẩm từ nguyên liệu gỗ. Như vậy, Thanh Hóa cần có những quyết sách đầu tư nhà máy sản xuất bột hoặc giấy cao cấp từ nguyên liệu tre nứa có giá bán cao gấp nhiều lần giấy thường trên thị trường hiện nay thì mới thu hút được nguyên liệu từ tre nứa, luồng.
iii) Những cản trở chủ quan từ chính sách thể chế quản lý có thể coi là nguyên nhân chính, cần được tháo gỡ
Ai cũng biết trong nền kinh tế thị trường, quyền sở hữu tài sản của dân chính là nguồn gốc của sự giàu có cho dân và thịnh vượng cho đất nước. Quyền sở hữu tài sản của hộ nông thôn trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa vững chắc, thiếu minh bạch: hộ được giao quyền sử dụng rừng tự nhiên nhưng chỉ có 3 quyền, rừng tự nhiên vẫn là tài sản Nhà nước, dân chỉ được hưởng phần giá trị tăng thêm. Ai xác định, và bao giờ mới xác định được chính xác phần giá trị tăng thêm ấy để người dân được hưởng? Thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên không xác định rõ thời hạn và không gian địa lý thì người dân bằng cách nào thực hiện được quyền hưởng lợi từ rừng tự nhiên về kinh tế? do đó làm mất động lực bảo vệ rừng tự nhiên được giao (hoặc đặt họ vào tình thế phạm pháp khi tự động khai thác rừng tự nhiên).
Đất nông nghiệp được giao thì được chuyển nhượng thế chấp như một tài sản, nhưng với rừng được giao thì không có quyền đó vì sao? Chắc chắn giá chuyển nhượng 1 ha đất ruộng ở miền núi cao gấp nhiều lần giá của 1 ha rừng nghèo, vậy Nhà nước nắm giữ quyền tài sản rừng nhằm mục đích gì? Thực tiễn chứng tỏ rằng rừng có được bảo vệ đâu, khi Nhà nước nắm giữ quyền này? Chúng tôi cho rằng chỉ khi nào rừng trở thành nguồn sống của hộ thì khi đó rừng sẽ được bảo vệ và phát triển: rừng của tôi, của anh rõ ràng như thửa ruộng có chủ đích thực. Chính cũng xuất phát từ quan điểm coi rừng tự nhiên là tài sản quốc gia mà đặt ra các chính sách kiểm tra, kiểm soát việc khai thác rừng tự nhiên và vận chuyển, sử dụng lâm sản có nguồn gốc rừng tự nhiên một cách quá khắt khe. Tài sản đã giao cho các chủ cụ thể một quyền sử dụng minh bạch thì không cần thiết
đến nhiều lực lượng “ Kiểm lộ”, các chủ hộ chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tài sản đó theo luật của Nhà nước.
iv) Nhu cầu vốn cho trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt còn khó khăn
Tỉnh không thể trông chờ khai thác nguồn tích luỹ của hộ gia đình nông thôn; phải khai thác từ nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài là chính. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận được với đất trồng rừng và rừng tự nhiên mà quan trọng nhất để họ bỏ vốn đầu tư. Trước hết, phải quy hoạch rõ ràng, cụ thể có địa chỉ và diện tích đất và rừng cần gọi vốn đầu tư (không phải chỉ trên bản đồ mà phải có ngoài thực địa). Thời hạn dự án phải bằng thời hạn giao đất 50 năm và ổn định. Mỗi dự án đầu tư vào kinh doanh rừng phải có quy mô đủ lớn để bảo đảm hiệu quả đầu tư, nhất là dự án xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến gỗ, lâm sản; tối thiểu là hàng chục ngàn ha/1 dự án.
Trong điều kiện đất chật người đông địa hình phức tạp như ở Thanh Hóa, dân sinh sống xen kẽ trong các vùng rừng, không thể có những diện tích khu đất và rừng liền khu liền khoảnh rộng hàng chục ngàn ha để giao, cho thuê cho một dự án kinh doanh rừng, nhưng cũng không thể quá manh mún, phân tán. Một vấn đề khá phức tạp cần giải quyết là diện tích đất trống đồi trọc phần lớn đã được giao cho các hộ gia đình với quy mô nhỏ 5-10 ha, nay làm sao có thể thu hút vào các dự án quy mô hàng chục ngàn ha. Chính quyền tỉnh phải mở cơ chế thông thoáng việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thì nhà đầu tư mới có thể nhanh chóng tiếp cận được với đất đai và rừng. Các hộ gia đình liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước với những hình thức tổ chức rất đa dạng để phát triển rừng công nghiệp là một một mô hình có tính hiện thực cao.
v) Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ hộ nông thôn về lãi xuất vay vốn, chuyển giao công nghệ mới về trồng, kinh doanh rừng.