IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
24 TX Sầm Sơn Phi lao Keo, Phi lao
2.3. Làm giàu rừng
a) Khái niệm: Làm giàu rừng được hiểu là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm cải
thiện tỷ lệ cây mục đích ở rừng nghèo mà không loại bỏ thảm rừng cũ và các cây non mục đích sẵn có (Phạm Xuân Hoàn, 2003). Mục đích của làm giàu rừng là tạo ra một lâm phần mới với cây trồng làm giàu chiếm ưu thế được hỗn giao với các loài cây có giá trị kinh tế có sẵn trong thảm rừng cũ.
b) Đối tượng: Quy phạm QPN 14-1992 đã quy định đối tượng làm giàu là rừng nghèo
thuộc trạng thái rừng IIIa1, IIB, IIA, rừng hỗn giao gỗ tre nứa có cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn, số lượng cây tái sinh mục đích không đảm bảo về số và chất lượng.
c) Khối lượng
Căn cứ diện tích trạng thái rừng phục hồi (IIa, IIb), rừng nghèo (IIIa1), rừng hỗn giao gỗ tre nứa hiện có của tỉnh. Căn cứ ý kiến hội nghị quy hoạch kế hoạch tại các huyện thị đề xuất. Khối lượng làm giàu rừng sản xuất giai đoạn 2011-2020 của tỉnh: 21.063 ha. (Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)
d) Biện pháp kỹ thuật: Các biện pháp kỹ thuật cụ thể được quy định rõ trong quy phạm
QPN 14 – 1992, bao gồm:
* Kỹ thuật làm giàu theo băng, theo rạch
Trong kỹ thuật này, vấn đề quan trọng nhất là tạo băng, rạch với độ rộng hợp lý. Rạch, băng trồng được bố trí đều, rộng từ 4 đến 8 mét (không rộng quá chiều cao của thảm rừng hiện tại) và tùy thuộc vào nhu cầu ánh sáng của loài cây trồng. Trong băng, rạch trồng được phép chặt trắng và dọn sạch cành nhánh (chỉ để lại cây tái sinh mục đích). Mỗi băng, rạch trồng một hàng cây. Tiêu chuẩn cây trồng phải có chiều cao từ 0,8 đến 1,0 mét. Có thể gieo hạt thẳng những loài cây có nguồn giống và có tốc độ sinh trưởng nhanh về chiều cao sao cho sau một năm chiều cao cây con đạt trên một mét để có thể cạnh tranh với thảm thực bì dưới rừng. Kỹ thuật xử lý thực bì, làm đất, chăm sóc và thời vụ trồng được thực hiện giống như quy trình trồng rừng. Tuy nhiên hố trồng cây phải có kích thước là 40 x 40 x 40 cm. việc chăm sóc rừng làm giàu được quy định giống chăm sóc rừng trồng tập trung tuy nhiên thời gian chăm sóc rừng làm giàu có thể kéo dài hơn 1 đến 2 năm. Đối với băng chừa, chiều rộng biến động từ 8 đến 12 mét và được xử lý đồng thời với việc xử lý băng, rạch trồng với các nội dung sau:
(i) Luỗng dây leo,
(ii) Chặt những cây phi mục đích cao trên 15 mét, (iii) Giữ lại toàn bộ những cây có giá trị kinh tế.
* Kỹ thuật làm giàu rừng theo đám
Kỹ thuật này dựa theo lý thuyết tái sinh lỗ trống. Chỉ tiến hành làm giàu rừng theo đám đối với các khoảng trống trong rừng và có độ lớn trên 2500 m2. Tại các khoảng trống này, việc xử lý thực bì, làm đất, tiêu chuẩn cây con, kỹ thuật trồng và chăm sóc được thực hiện tương tự như kỹ thuật làm giàu theo băng, rạch. Riêng mật độ trồng được quy định như sau: hàng cách hàng bằng tán lá bình quân của cây trồng ở tuổi khai thác, cây cách cây bằng từ 1/3 đến 1/2 đường kính tán lá bình quân của cây trồng ở tuổi khai thác, cây trồng làm giàu cách mép rừng từ 2 đến 4 mét.
Một vấn đề mà chúng tôi thấy cần quan tâm và lưu ý trong công tác làm giàu rừng tự nhiên là chăm sóc bảo vệ cây trồng. Chăm sóc bảo vệ cây trồng làm giàu trong rừng tự nhiên không đồng nghĩa với bảo vệ chăm sóc cây trồng rừng nói chung. Do vậy việc chăm sóc bảo vệ cây trồng làm giàu trong rừng tự nhiên cần phải kéo dài thời gian hơn so với số năm bảo vệ chăm sóc đối với rừng trồng tập trung.
e) Loài cây đưa vào trồng giàu rừng sản xuất
Lim xanh, Giổi, Lát Hoa, Trám trắng, Trám Hồng, Vạng, Mây nếp, Mây tắt...
Bảng 33: Tiến độ làm giàu rừng giai đoạn 2011-2020
TT Hạng mục ĐV Quy hoạch 5 năm đầu kỳ 5 năm cuối kỳ Bình quân năm
Tổng (1+ 2+ 3) ha 21.063 10.000 11.063 2.106
1 Rừng phòng hộ ha 0 0 0 0
2 Rừng đặc dụng ha 0 0 0 0
3 Rừng sản xuất ha 21.063 10.000 11.063 2.106
h) Chăm sóc cây trồng làm giàu: Thực hiện chăm sóc trong 5-6 năm đầu