NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC 1 Những lợi thế

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 44 - 47)

1. Những lợi thế

Tỉnh Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam và ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nước ta, có lợi thế cạnh tranh cao so với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ, có hệ thống giao thông thủy, bộ, có cửa khẩu đất liền và cảng biển rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới.

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.113.193,81 ha, chiếm 3,37% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, đứng thứ 5 trong 63 tỉnh thành phố sau (Đắc Lắc, Sơn La, Gia Lai và Nghệ An), Diện tích đất có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 540.740 ha, chiếm 49 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp lớn, tài nguyên rừng phong phú có tính đa dạng sinh học cao. Các đơn vị lâm nghiệp đã được rà soát ổn định về tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quy mô diện tích đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới. Tiềm năng phát triển lâm nghiệp của Thanh Hóa như sau:

Rừng tự nhiên: Diện tích 385.490 ha; Rừng trồng: Diện tích: 155.250 ha;

Rừng Thanh Hóa được đánh giá khá đa dạng về tổ thành thực vật, động vật và các loại lâm sản ngoài gỗ (như các loài mây, tre; cây dược liệu; cây cảnh...) nhưng hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt do trải qua quá trình khai thác sử dụng quá mức. Đặc biệt sản phẩm tre luồng có khả năng cung cấp cho khắp các vùng miền trên toàn quốc, có thể coi

Giá trị vô hình của rừng là phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường, bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp và duy trì đa dạng sinh học bảo tồn nguồn gien động thực vật. Diện tích và ranh giới ba loại rừng đã được rà soát quy hoạch theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg, về cơ bản đã được ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trong những năm tới.

Xét về tiềm năng đất đai tương đối thuận lợi để trồng rừng và nông lâm kết hợp, về lâu dài kinh tế đồi rừng là thế mạnh tiềm tàng của tỉnh. Tuy nhiên, để khai thác được thế mạnh này cần phải xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng hàng năm theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt. Cơ sở hạ tầng lâm nghiệp tuy chưa hoàn thiện nhưng tương đối đảm bảo đủ năng lực đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cải thiện môi trường đầu tư, xâm nhập thị trường lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho xuất khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình quản lý rừng bền vững. Đảng, Nhà nước và xã hội cũng như cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng và cấp chứng chỉ rừng.

Thanh Hóa có nhiều dự án được đầu tư cho Lâm nghiệp về phương pháp luận trong tiếp cận tổ chức quản lý rừng đã có tác dụng tốt cho công tác hoạch định chính sách lâm nghiệp, phương thức tổ chức, quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững. Một số dự án đầu tư hỗ trợ cho người dân miền núi, ven biển và dân sống gần rừng đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác bảo vệ phát triển rừng của tỉnh.

Người dân Thanh Hóa văn minh, lịch thiệp, ham học. Nguồn lao động tại chỗ dồi dào có nhiều tài năng, cần cù thông minh, có nhiều ngành nghề truyền thống. Chất lượng nguồn lao động khá so với các tỉnh trong vùng, đây là một lợi thế quan trọng của Thanh Hóa.

2. Những hạn chế và thách thức

Điểm xuất phát của nền kinh tế lâm nghiệp còn thấp, kết quả chưa tương xứng với với lợi thế của tỉnh. Cơ cấu kinh tế có bộ phận còn chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động xã hội. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, ý thức vươn lên làm giàu, chủ động xoá đói giảm nghèo của người dân chưa cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân thiếu vốn sản xuất chiếm đa số, khó tiếp cận với các loại hình dịch vụ vay vốn ngân hàng.

Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thiết bị tân tiến vào sản xuất lâm nghiệp còn ít. Chưa hình thành nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm lâm nghiệp chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

Điều kiện địa hình, khí hậu thời tiết của Thanh Hóa có những nét đặc thù riêng, là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều cơn bão nhiệt đới đổ bộ từ biển Đông cùng với các trận lũ lịch sử, xâm thực của biển vào đất liền, gió lào khô nóng thổi thường xuyên mỗi năm 2 đến 3 tháng đã gây thiệt hại nghiêm trọng trong đời sống kinh tế xã hội của địa phương nói chung và lâm nghiệp nói riêng. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố địa hình vùng núi cao, dốc, xói mòn rửa trôi mạnh; điều kiện khí hậu thời tiết bất lợi nhiều gió bão, lũ lụt, hạn hán.

Trình độ dân trí và mức sống của một số người dân nông thôn sống gần rừng, ở vùng sâu, vùng xa nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp (các huyện Quan Sơn,

Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc lặc, Như Xuân, Như Thanh), là những hạn chế trong chuyển giao kỹ thuật và giáo dục ý thức bảo vệ phát triển rừng.

Tốc độ tăng dân số kết hợp với thâm canh hoá nông nghiệp ngày càng cao sẽ làm cho việc khai thác sử dụng một số nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt, suy thoái nhanh nếu không được nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý sử dụng có hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển rừng bền vững.

Cơ sở hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn thiếu, chưa đầu tư phát triển đồng đều giữa các vùng, nhất là khu vực nông thôn, miền núi (các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc lặc …).

Suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam không nằm ngoài phạm vi bị tác động là những bất lợi ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung trong đó có kinh tế lâm nghiệp.

Nhu cầu tiêu dùng về gỗ, lâm sản tại chỗ lớn, nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng chưa thể thay thế được gỗ rừng tự nhiên và tập quán, thị hiếu tiêu dùng của người dân trong tỉnh chưa được thay đổi căn bản, vì vậy việc gia tăng sức ép vào rừng tự nhiên là điều không thể tránh khỏi.

Đất trồng rừng diện tích không tập trung. Phương thức trồng quảng canh, chăm sóc chưa quen bón phân cho cây rừng dẫn đến năng suất rừng trồng thấp, chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp dài ngày không hấp dẫn người dân.

Phần III

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)