1. Dự báo phát triển dân số đến năm 2020
Căn cứ vào thực trạng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm và lao động hiện tại của tỉnh năm 2010, dự báo đến năm 2020 như sau:
Bảng 12: Dự báo về dân số lao động Giai đoạn
Hạng mục Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (0
/0) 0,99 0,79 0,70
Dân số (người) 3.405.008 3.539.506 3.663.389
Lao động (người) 2.029.495 2.109.660 2.183.498
2. Dự báo ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
Trong tương lai, Thanh Hóa là một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo định hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thì việc bảo vệ môi trường sinh thái được xác định là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, nhiệt độ bề mặt trái đất đang tăng dần lên, dẫn đến biến đổi khí hậu thất thường làm suy giảm sự cân bằng môi trường sống của con người và các hệ sinh thái tự nhiên. Các hiện tượng xói mòn, rửa trôi, chua hoá, bạc màu, lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng sẽ tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Để đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, hạn chế thảm hoạ thiên tai, phát huy hiệu quả cao nhất chức năng phòng hộ của rừng thì phải tạo được độ che phủ vùng đầu nguồn các sông (sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt, sông Chàng) và nâng cao độ che phủ của rừng năm 2010 từ 49 % lên 53% vào năm 2020.
3. Dự báo về nhu cầu lâm sản tiêu dùng và chế biến
Xuất phát từ nhịp độ tăng dân số trong tỉnh đến năm 2020 khoảng 3,68 triệu người. Trong những năm tới nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản vẫn còn thông dụng trong nhân dân, tuy nguyên vật liệu hàng hoá các loại phát triển phong phú và đa dạng nhưng chưa thể thay thế hoàn toàn gỗ và lâm sản khác trong đời sống sinh hoạt thường ngày của nhân dân trong tỉnh. Nhu cầu về tiêu dùng gỗ và lâm sản khác ở trong nước cũng như trên thế giới là rất lớn và liên tục tăng.
- Dự báo nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tiêu thụ trong tỉnh:
Bảng 13: Tóm tắt dự báo về nhu cầu nguyên liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ
Hạng mục Đơn vị tính 2011 – 2020
Bình quân/ năm
- Gỗ xây dựng trong tỉnh tấn 850.000 85.000
- Gỗ đóng đồ dân dụng – mỹ nghệ tấn 2.000.000 200.000
- Nguyên liệu giấy (Gỗ) tấn 3.500.000 350.000
- Nguyên liệu ván ép thanh (Luồng) tấn 4.000.000 400.000
- Nguyên liệu ván nhân tạo (gỗ) tấn 3.000.000 300.000
- Nhựa thông tấn 4.000 400
- Nguyên liệu sx đũa, tăm, mành (Tre, Nứa) tấn 400.000 40.000
- Củi đun ster 1.700.000 170.000
4. Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ trong lâm nghiệp
Khoa học công nghệ trong lâm nghiệp sau năm 2010 sẽ được phát triển với trình độ cao, đặc biệt trong các lĩnh vực sau:
- Công nghệ tạo giống cây trồng rừng bằng giâm hom vẫn đang được áp dụng rộng rãi trong tỉnh, đặc biệt việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất cây giống có chất lượng cao sẽ được áp dụng vào sản xuất giống cây lâm nghiệp trong thời gian tới.
- Công nghệ chế biến gỗ sẽ được thay bằng các dây chuyền hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nguyên liệu, như chế biến gỗ ván nhân tạo, ván bóc ép, luồng ép thanh, tinh dầu thông, chế biến đồ mộc cao cấp và bột giấy.
- Công nghệ trồng rừng thâm canh theo cơ chế sạch (CDM) sẽ được áp dụng rộng rãi để nâng cao năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, cải thiện môi trường.
- Công nghệ tin học, GIS tiếp tục được đưa vào ứng dụng trong việc quản lý tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến rừng, quản lý dự báo phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại, thực hiện kế hoạch sản xuất lâm nghiệp hàng năm ở các đơn vị sản xuất và ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Dự báo về thị trƣờng tiêu thu lâm sản trong và ngoài nƣớc
- Sản phẩm lâm sản ngoài gỗ: Đối với sản phẩm được chiết suất từ cây quế trên địa bàn tỉnh Thanh hóa đầu ra hiện nay rất bấp bênh, bởi vì quế Thường Xuân Thanh Hóa không có thương hiệu như quế Trà My (Quảng Nam), Trà Bồng (Quảng Ngãi). Các sản phẩm được triết suất từ hạt cây Trẩu, cây Sở hiện nay đầu ra rất khó khăn, không có thị trường suất khẩu chính ngạch. Dự báo các sản phẩm được chế biến từ song mây, tre, nứa hiện nay xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, EU, trong đó chủ yếu là thị trường EU, thị trường trong nước là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Điện Biên .... Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm9 tháng năm 2010 đạt 151,4 triệu USD, trong những năm tới đạt trên 200 triệu USD/năm. Dự báo sản phẩm chế biến từ nhựa thông có khả năng xuất khẩu trên nhiều thị trường như: Pakistan giá là 950 USD/tấn tương đương 19000 đ/kg, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ…. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Gia Phát (khu công nghiệp Nghi Sơn – Thanh Hóa) thu mua nhựa thông thô nguyên chất với số lượng lớn giá 7800 đ/kg. Thị trường tiêu thụ của cây luồng hiện nay có hai thị trường chính: (1) Thị trường trong tỉnh chủ yếu cung cấp cho xây dựng và sơ chế đũa tăm mành; (2) Thị trường luồng truyền thống là luồng cây được cung cấp ra các tỉnh ngoài.
- Sản phẩm lâm sản từ gỗ: Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của cả nước trong 11 tháng năm 2010 đã thu về trên 3 tỷ USD, chiếm 4,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 35,59% so với cùng kỳ năm 2009,
trước đó. Dự báo từ 2011 trở đi kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 30- 40% so với năm trước đó. Thị trường chủ yếu là: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Australia, Hàn Quốc, Canada, Hồng Kông, Đức, Đài Loan, Hà Lan, Italia, Pháp, Thuỵ Điển, Đan Mạch…
6. Dự báo tác động khi thực hiện các dự án xây dựng
Trong những năm gần đây và 10 năm tới các công trình thủy điện trên dòng sông Chu, sông Mã được xây dựng; các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và khu công nghiệp Nghi Sơn được xây dựng và mở rộng; đường giao thông được nâng cấp và mở mới. Thực thi các công trình trên cũng tác động và ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn đến công tác bảo vệ phát triển rừng, thực hiện công tác quy hoạch cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Một số không ít diện tích đất lâm nghiệp sẽ bị giảm đi nhường chỗ cho các công trình xây dựng.