Năm cuối kỳ 1 Bảo vệ rừng 70.99 80.113 171.82 314

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 63 - 67)

IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

5 năm cuối kỳ 1 Bảo vệ rừng 70.99 80.113 171.82 314

1. Bảo vệ rừng 570.599 80.113 171.852 314.348 a. Rừng trong đất LN 540.740 77.872 163.524 299.344 b. Rừng ngoài đất LN 4.286 c. Rừng KN, trồng mới 25.573 2.241 8.328 15.004 2. Phát triển rừng

2.1. Khoanh nuôi tái sinh rừng

a) Khái niệm: Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hay tái sinh phục hồi rừng là một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng diễn thế tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung khi cần thiết.

b) Đối tượng: Đối tượng phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (mức độ tác động cao) và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên (mức độ tác động thấp) là đất lâm nghiệp đã mất rừng mà quá trình tái sinh tự nhiên và diễn thế tự nhiên cho phép phục hồi rừng, đáp ứng được những nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời hạn xác định. Theo hiện trạng rừng trong tỉnh và mục đích yêu cầu phục hồi rừng được phân ra 4 đối tượng cụ thể theo 2 nhóm đặc trưng cơ bản khác nhau để phân biệt và nhận diện như sau:

Hiện trạng, đối tượng tác động Lượng hóa các chỉ tiêu

A/ Nhóm cây gỗ Mỗi đối tượng trong nhóm cây gỗ phải ít

nhất có 3 tiêu chuẩn sau:

1. Đất đã mất rừng do khai thác kiệt 1. cây tái sinh mục đích cao trên 50 cm, đạt 300 cây/ha.

2. Nương rẫy bỏ hoang hóa còn tính chất đất rừng

2. Gốc cây mẹ tái sinh chồi phân bố đều, đạt 150 gốc/ha.

3. Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ, độ dầy tầng đất trên 30 cm

3. Cây mẹ gieo giống tại chỗ phân bố đều, đạt 25 cây/ha.

B/ Nhóm tre nứa

4. Phục hồi sau khai thác hoặc sau nương rẫy

Đối tượng của nhóm tre nứa, về độ che phủ phải đạt trên 20% diện tích, phân bố đều.

c) Khối lượng:

Căn cứ vào diện tích đất trống trạng thái Ic hiện có của các huyện thị trong tỉnh. Căn cứ vào ý kiến hội nghị quy hoạch kế hoạch tại các huyện thị đề xuất. Khối lượng khoanh nuôi rừng giai đoạn 2011-2020 của tỉnh như sau:

Bảng 29: Khối lượng khoanh nuôi tái sinh rừng giai đoạn 2011-2020

Hạng mục Đơn vị Tổng cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất B.quân/năm

Tổng Ha 10.343 967 5.380 3.996 1034

KN có trồng BS Ha 2.937 138 1.948 851 294

KN không trồng BS Ha 7.406 829 3.432 3.144 741

( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (mức độ tác động cao). Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên (mức độ tác động thấp).

đ) Biện pháp kỹ thuật chủ yếu

Áp dụng biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi theo quy trình kỹ thuật quy định. Lập hồ sơ thiết kế theo lô được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao khoán cho hộ gia đình, cá nhận nhận khoán khoanh nuôi.

* Biện pháp kỹ thuật của khoanh nuôi tái sinh tự nhiên ( mức độ tác động thấp)

(i) Có biện pháp phòng cháy đối với rừng có nguy cơ dễ cháy;

(ii) Cấm chặt hạ những cây mẹ có khả năng gieo giống và những cây tái sinh;

* Biện pháp kỹ thuật của khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung (mức độ tác động cao)

(i) Phát dọn cây bụi, dây leo tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển; (ii) Cuốc xới theo rạch hoặc theo đám tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm; (iii) Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ cây mọc dầy sang chỗ cây mọc thưa;

(iv) Tra dặm hạt hoặc trồng bổ sung cây mục đích ở các lỗ trống có diện tích từ 1000 m2 trở lên xen kẽ trong tán rừng.

(v) Sửa lại các gốc chồi hoặc tỉa bớt chồi tạo cho những chồi chính phát triển, lưu ý tỉa chồi 2 lần để lại không quá 3 chồi;

(vi) phát dọn, vun xới quanh gốc cây tái sinh mục đích và cây trồng bổ sung trong 2 đến 3 năm đầu, 1 đến 2 lần trong 1 năm;

(vii) Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, phi mục đích hay những nơi có cây mọc quá dày;

(viii) Đối với rừng tre nứa không lấy măng trong thời hạn khoanh nuôi, tiến hành chặt và tận dụng những cây sâu bệnh, gẫy dập và những cây cụt ngọn.

e) Loài cây trồng rừng bổ sung

+ Rừng đặc dụng: Sến mật, Lim xanh, Lát hoa, Giổi, Chò chỉ, Sấu, + Rừng phòng hộ: Lim xanh, Lát hoa, Lim xẹt, Trám, Sấu, Xà cừ, Luồng + Rừng sản xuất: Luồng, Lim xẹt, Lát hoa, Trám trắng,...

g) Tiến độ thực hiện

Bảng 30: Tiến độ khoanh nuôi tái sinh rừng giai đoạn 2011-2020

TT Hạng mục ĐV Quy hoạch 5 năm đầu kỳ 5 năm cuối kỳ Bình quân năm

Tổng (1 + 2) 10.343 9.678 665 1.033 1 KNTS tự nhiên ha 7.406 7.406 740 a Rừng phòng hộ ha 3.432 3.432 343 b Rừng đặc dụng ha 829 829 83 c Rừng sản xuất ha 3.144 3.144 314 2 KNTS trồng bổ sung ha 2.937 2.272 665 293 a Rừng phòng hộ ha 1.948 1.414 535 195 b Rừng đặc dụng ha 138 138 0 14 c Rừng sản xuất ha 851 720 130 85

2.2. Trồng rừng

a) Khái niệm: Trồng rừng mới được hiểu là chuyển đổi từ đất không có rừng thành rừng

thông qua những hoạt động của con người bằng cách trồng cây con được ươm từ hạt, mô, hom hoặc gieo hạt. Trồng rừng cải tạo rừng là việc thay thế thảm thực vật gốc bằng một thảm thực vật hoàn toàn mới có năng suất chất lượng cao hơn thảm thực vật gốc.

b) Đối tượng:

Đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng, chít, chè vè v.v… Hoặc đất đã trồng rừng mới được khai thác trắng.

Đất rừng tự nhiên sản xuất thuộc đối tượng đưa vào cải tạo cải tạo gồm: Rừng gỗ:

- Cây tái sinh mục đích có chiều cao từ 2 đến dưới 5 m, đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 800 cây/ha.

- Trữ lượng gỗ: Đối với trạng thái IIIA1 và rừng phục hồi sau khai thác (trạng thái IIB) trữ lượng gỗ phải nhỏ hơn 50 m3

/ha. Đối với rừng phục hồi sau nương rẫy (trạng thái IIA), trữ lượng cây mục đích phải nhỏ hơn 30 m3 /ha.

Rừng Nứa, Giang, Vầu:

- Rừng Nứa, Giang có đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ dưới 800 cây/ha. - Rừng Vầu có đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ dưới 3000 cây/ha. Rừng hỗn giao:

- Rừng ½ Nứa, Giang, Vầu và ½ gỗ: Cây tái sinh mục đích có chiều cao từ 2 đến dưới 5 m, đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 400 cây/ha; trữ lượng gỗ phải nhỏ hơn 25 m3 /ha. Nứa, Giang có đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ dưới 4000 cây/ha (hoặc vầu mật độ nhỏ hơn 1500 cây/ha).

- Rừng hỗn giao gỗ xen Nứa, Giang, Vầu: Cây tái sinh mục đích có chiều cao từ 2 đến dưới 5 m, đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 550 cây/ha; trữ lượng gỗ phải nhỏ hơn 35 m3

/ha.

- Rừng hỗn giao Nứa, Giang, Vầu xen gỗ: Nứa, Giang có đường kính dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 5500 cây/ha (hoặc vầu mật độ nhỏ hơn 2000 cây/ha).

(Nguồn: Quyết định 319/QĐ-UBND Thanh Hóa ngày 01 tháng 02 năm 2008) c) Khối lượng:

Căn cứ vào diện tích đất trống trạng thái Ia, Ib có khả năng trồng rừng của các huyện thị trong tỉnh. Căn cứ váo Nghị quyết của tỉnh đảng bộ dự kiến đến 2015 độ che phủ rừng đạt 52%. Căn cứ vào kết quả điều tra chuyên đề đất trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào ý kiến hội nghị quy hoạch kế hoạch tại các huyện thị đề xuất. Khối lượng trồng rừng giai đoạn 2011-2020 của tỉnh như sau:

Bảng 31: Khối lượng trồng rừng giai đoạn 2011-2020

Hạng mục Đơn vị Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất B.quân/năm

Tổng Ha 162.864 1.741 10.764 150.360 16.286

Trồng lại rừng KT Ha 55.127 55.127 5.513

Trồng cải tạo rừng Ha 55.522 55.522 5.552

( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)

Diện tích rừng trồng đưa vào khai thác trong kỳ quy hoạch 2011-2020 khoảng 70.000 ha, nhưng trồng lại chỉ 55.217 ha còn lại gần 15 ngàn ha không trồng lại được bởi lý do sau:

1) Diện tích giảm trong kỳ quy hoạch (2011-2020) khoảng 9 ngàn ha do các nguyên nhân: Ngập do xây dựng thủy điện ở Quan Hóa; mở rộng và xây dựng khu công nghiệp, nhà máy ở Ngọc Lặc, Tĩnh Gia, TX Bỉm Sơn, Yên Định; khai thác mỏ ở Hoằng Hóa, Ngọc lặc, Quan Hóa; xây dựng hạ tầng như mở, nắn đường giao thông ở các huyện, diện tích giảm chủ yếu là rừng trồng.

2) Diện tích rừng trồng đưa vào khai thác năm 2020 là 11 ngàn ha. Trên thực tế trong năm 2020 không thể trồng lại được toàn bộ 11 ngàn ha rừng sau khai thác đó, mà chỉ trồng lại được một phần diện tích, còn lại phải trồng vào mùa xuân năm 2021.

d) Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng

Việc xử lí thực bì phải tiến hành trước khi trồng 1 tháng, tùy theo hiện trạng của thực bì mà chọn phương pháp xử lí: rừng chuyển đổi mục đích thường tiến hành khai thác trắng cho nên phải xử lí cục bộ và giữ lại lớp thảm tươi, thực bì thuộc đối tượng khai thác làm giàu hay nuôi dưỡng rừng được chuyển thành trồng rừng thay thế cũng tiến hành xử lí cục bộ và giữ lại lớp thảm tươi, trong trường hợp đặc biệt được phép xử lí toàn diện và dọn đốt cục bộ, không đốt vào những thời điểm có gió thổi mạnh.

Làm đất được tiến hành sớm hoặc ngay lúc trồng, phải căn cứ vào đặc điểm đất đai, tình hình xói mòn, đặc điểm cây trồng, đối tượng trồng rừng, phương pháp xử lí thực bì và mức độ thâm canh để lựa chọn cách làm đất. Làm đất cục bộ, chỉ cuốc hố trồng không cần làm đất nhưng hố trồng phải thành hàng theo đường đồng mức, làm đất cục bộ theo rạch hoặc theo băng trong trường hợp làm giầu rừng hoặc trồng rừng bổ sung, làm đất toàn diện nơi có điều kiện thâm canh và nơi có độ dốc dưới 15O

.

Kích thước hố: nơi cày đất kích thước hố 20 x 20 x 20cm, bình thường là 40 x 40 x 40 cm.

Thời vụ trồng được xác định vào đầu mùa sinh trưởng hoặc sớm muộn 2 tuần phù hợp với từng loài cây, cách trồng, đặc điểm khí hậu, đất đai nơi trồng theo một số quy định sau: vùng có mùa khô rõ rệt phải hoàn thành khâu trồng cây trong vòng 6 đến 8 tuần đầu mùa mưa, các vùng khác không kéo dài quá 8 đến 10 tuần kể từ thời điểm đầu mùa sinh trưởng.

Khi trồng phải xé bầu, đặt rễ và cây ngay thẳng, lấp đất chặt để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Phải kiểm tra thường xuyên và trồng dặm cây chết kịp thời 1 đến 3 lần, thời gian trồng dặm phải kết thúc trước 2 tháng khi mùa sinh trưởng ngừng, để đảm bảo độ đồng đều của cây rừng. Đến vụ trồng sau nếu tỷ lệ cây sống chưa đạt yêu cầu tiếp tục trồng dặm bằng cây con phù hợp.

Chăm sóc rừng được thực hiện từ khi trồng đến khi rừng bắt đầu khép tán theo quy định: số lần chăm sóc (năm thứ nhất từ 1 đến 2 lần tùy theo thời vụ trồng, các năm sau từ 2 đến 3 lần). Kỹ thuật chăm sóc: tiến hành phát cây bụi, cỏ dại xâm lấn, nhưng để

lại cây tái sinh có giá trị không chèn ép cây trồng, trong 3 năm đầu cuốc xới, vun gốc đường kính rộng 1 mét quanh gốc cây.

đ) Đề xuất tập đoàn cây trồng rừng

Căn cứ vào ý kiến của các huyện thị trong hội nghị quy hoạch đề xuất. Căn cứ kết quả điều tra lập địa và chọn tập đoàn cây trồng rừng do Viện điều tra quy hoạch rừng điều tra năm 2010 tại tỉnh Thanh Hóa. Loài cây trồng rừng được đề xuất như sau:

TT Huyện Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

1 Mường Lát Lát Hoa, Trám Lát hoa, Tếch, Trám, Giẻ, Giổi Xoan, Keo, Luồng, Cao su, 2 Bá Thước Giẻ, Giổi, Lát hoa Trám, Giẻ, Luồng, Lát hoa, Luồng, Xoan, Keo, Lát hoa, Cao su, 2 Bá Thước Giẻ, Giổi, Lát hoa Trám, Giẻ, Luồng, Lát hoa, Luồng, Xoan, Keo, Lát hoa, Cao su, 3 Hà Trung Sến, Giẻ Keo, Thông, Keo, Xoan, Bạch đàn

4 Như Thanh Giổi, Lim Giẻ, Trám, Vạng Keo, Luồng, Cao su 5 Thường Xuân Giổi, Lim, Gội Giẻ, Trám, Mỡ, Keo, Luồng, Mỡ, Cao su, 5 Thường Xuân Giổi, Lim, Gội Giẻ, Trám, Mỡ, Keo, Luồng, Mỡ, Cao su, 6 Như Xuân Lim, Gu mật Giẻ, Trám, Mỡ Keo lai, Luồng, Cao su

7 Lang Chánh Giẻ, Trám, Mỡ, Lát hoa, Luồng, Keo lai, Mỡ, Lát hoa, Xoan, Cao su, 8 Tĩnh Gia Thông, Đước, Phi lao Keo lai, Bạch Đàn, Phi lao, Thông 8 Tĩnh Gia Thông, Đước, Phi lao Keo lai, Bạch Đàn, Phi lao, Thông 9 Quan Hoá Giẻ, Giổi, Lát Trám, Giẻ, Luồng, Lát hoa, Luồng, Keo lai, Lát hoa, Xoan, 10 Triệu Sơn Keo Keo, Xoan, Thông, Lát hoa, Cao su, 11 Quảng Xương Keo, Phi lao Keo, Phi lao

12 Cẩm Thuỷ Keo, Luồng, Lim xanh, Lát hoa, Xoan, Keo lai, Lát hoa, Luồng, Cao su,

13 Đông Sơn Thông, Keo Keo tai tượng

14 Hậu Lộc Keo, Phi lao, Vẹt, Đước, Keo lai, Phi lao 15 Hoằng Hoá Keo, Phi lao, Vẹt, Đước, Thông, Keo lai, Phi lao 15 Hoằng Hoá Keo, Phi lao, Vẹt, Đước, Thông, Keo lai, Phi lao 16 Nga Sơn Keo, Phi lao, Vẹt, Đước, Keo lai, Phi lao

17 Ngọc Lặc Luồng, Trám, Keo, Lát hoa, Luồng, Keo lai, Lát hoa, Cao su, 18 Nông Cống Keo, Lim Xanh, Keo lai, Bạch đàn, Cao su, 18 Nông Cống Keo, Lim Xanh, Keo lai, Bạch đàn, Cao su, 19 Quan Sơn Trám, Giẻ, Luồng, Lát hoa, Mỡ, Luồng, Keo lai, Lát hoa, Mỡ, Xoan, 20 Thạch Thành Trám, Giẻ, Keo, Lát hoa, Bạch đàn, Keo lai, Lát hoa, Xoan, Cao su,

21 Thiệu Hóa Keo lai, Bạch đàn

22 Thọ Xuân Keo lai, Bạch đàn, Cao su,

23 TP. Th.Hóa Thông Keo, Thông

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)