đồng bằng và ven biển) tham gia bảo vệ phát triển rừng.
- Sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ trung cấp và đại học hiện có và ưu tiên cho miền núi vùng sâu vùng xa. Thu hút lao động đã tốt nghiệp trung, đại học lâm nghiệp chưa có việc làm và ưu tiên cho miền núi vùng sâu vùng xa. Tăng cường cán bộ Kiểm lâm viên xuống xã.
9. Giải pháp hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành từ Trung ương và địa phương về hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, cơ chế chính sách... tranh thủ tối đa việc huy động các nguồn vốn từ Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF) và Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF)...
- Có sự phối hợp giữa các ngành liên quan: giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ kế hoạch thực hiện hàng năm và Sở Tài chính trong việc cấp vốn đầu tư.
- Có cơ chế phối hợp với lực lượng Công an, Quân đội, Toà án, Viện kiểm sát trong việc thực thi quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, xử lý hành vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
- Ngoài ra việc phối hợp liên thông giữa các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện, xã đến thôn bản, cũng như các ngành khác liên quan như Ban Dân tộc miền núi, Sở Nội vụ, hội nông dân, hội người cao tuổi... đều góp phần vào bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế đang triển khai trên địa bàn tỉnh, kêu gọi đầu tư cho phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp cho ngành lâm nghiệp. Thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã (CITES), Công ước Đa dạng sinh học (UNCDB), Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD), Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu (UNFCCC)...