IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
24 TX Sầm Sơn Phi lao Keo, Phi lao
2.4. Quy hoạch cải tạo rừng
a) Khái niệm cải tạo rừng
Cải tạo rừng là việc thay thế thảm thực vật gốc bằng một thảm thực vật hoàn toàn mới có năng suất chất lượng cao hơn thảm thực vật gốc. Cũng tương tự như làm giàu rừng, cải tạo rừng có thể dựa vào thảm thực vật cũ để điều chỉnh ánh sáng cho cây trồng và cũng có thể để lại những cây có giá trị kinh tế của thảm thực vật cũ. Tuy nhiên điểm khác giữa làm giàu rừng và cải tạo rừng là ở cường độ và sự khác biệt giữa thảm thực vật rừng mới và thảm thực vật rừng cũ. Trong làm giàu, thảm thực vật gốc chỉ được bổ sung thêm các loài cây có giá trị kinh tế, trong khi đó cải tạo rừng hầu như thay thế hoàn toàn thảm rừng cũ. Trong nhiều trường hợp cải tạo rừng còn đồng nghĩa với việc trồng rừng mới sau khi khai thác thảm rừng cũ.
b) Đối tượng cải tạo rừng
* Rừng tự nhiên:
Rừng gỗ:
- Cây tái sinh mục đích có chiều cao từ 2 đến dưới 5 m, đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 800 cây/ha.
- Trữ lượng gỗ: Đối với trạng thái IIIA1 và rừng phục hồi sau khai thác (trạng thái IIB) trữ lượng gỗ phải nhỏ hơn 50 m3
/ha. Đối với rừng phục hồi sau nương rẫy (trạng thái IIA), trữ lượng cây mục đích phải nhỏ hơn 30 m3 /ha.
Rừng Nứa, Giang, Vầu:
- Rừng Nứa, Giang có đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ dưới 800 cây/ha. - Rừng Vầu có đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ dưới 3000 cây/ha. Rừng hỗn giao:
- Rừng ½ Nứa, Giang, Vầu và ½ gỗ: Cây tái sinh mục đích có chiều cao từ 2 đến dưới 5 m, đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 400 cây/ha; trữ lượng
gỗ phải nhỏ hơn 25 m3
/ha. Nứa, Giang có đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ dưới 4000 cây/ha (hoặc vầu mật độ nhỏ hơn 1500 cây/ha).
- Rừng hỗn giao gỗ xen Nứa, Giang, Vầu: Cây tái sinh mục đích có chiều cao từ 2 đến dưới 5 m, đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 550 cây/ha; trữ lượng gỗ phải nhỏ hơn 35 m3
/ha.
- Rừng hỗn giao Nứa, Giang, Vầu xen gỗ: Nứa, Giang có đường kính dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 5500 cây/ha (hoặc vầu mật độ nhỏ hơn 2000 cây/ha).
Nguồn: Quyết định 319/QĐ-UBND Thanh Hóa ngày 01 tháng 02 năm 2008 về việc phê duyệt danh lục loài cây mục đích trong rừng phòng hộ, sản xuất và tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc đối tượng rừng sản xuất được phép cải tạo tên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
* Rừng trồng luồng:
Đường kính bình quân nhỏ hơn 4 cm, mật độ nhỏ hơn 1000 cây /ha, tuổi của rừng trồng đã trên 20 năm. (tiêu chí này dùng để tham khảo)
c) Hiện trạng diện tích rừng nghèo kiệt
Kết quả điều tra năm 2010 hiện trạng rừng nghèo kiệt cần cải tạo như sau: Bảng 34 a: Hiện trạng diện tích rừng nghèo kiệt
Đơn vị tính: ha Tổng cộng Ph(IIa) ục hồi Nghèo (IIIa1) Tre nnhiên ứa tự Hỗn giao Luồng trồng Gỗ trồng
67.212 14.302 7.447 14.408 7.435 21.992 1.628
d) Khối lượng cải tạo rừng
Căn cứ vào diện tích trạng thái rừng nghèo kiệt hiện có của các huyện thị trong tỉnh. Căn cứ Quyết định 319/QĐ-UBND Thanh Hóa ngày 01 tháng 02 năm 2008. Căn cứ vào kết quả điều tra rừng nghèo kiệt năm 2010. Căn cứ vào ý kiến hội nghị quy hoạch kế hoạch tại các huyện thị đề xuất. Khối lượng cải tạo rừng giai đoạn 2011-2020 của tỉnh như sau:
Bảng 34: Khối lượng cải tạo rừng giai đoạn 2011-2020
Loại rừng Đơn vị Tổng cộng B.quân/năm
Tổng Ha 55.522 5.552
Rừng tự nhiên Ha 31.903 3.190
Rừng trồng (luồng + gỗ) Ha 23.619 2.362
đ) Phương thức cải tạo rừng
(i) Cải tạo cục bộ: Diện tích cải tạo được hạn chế theo băng, theo đám. Chiều dài băng phải song song với đường đồng mức, độ rộng băng chặt 30 m, độ rộng băng chừa 15 m. Áp dụng cho các đối tượng rừng IIb, IIa rừng phân bố không tập trung tạo nhiều lỗ trống lớn trong rừng. Đối tượng này áp dụng cho rừng tự nhiên là rừng sản xuất hoặc phòng hộ.
(ii) Cải tạo toàn diện (cải tạo trắng), thay toàn bộ thảm thực vật cũ bằng một lâm phần mục đích có độ che phủ tương đương với lâm phần rừng trên toàn bộ diện tích lô. Áp dụng cho các đối tượng rừng là IIIa1 bị thoái hóa không có khả năng nuôi dưỡng và phục hồi. Đối tượng này áp chỉ dụng cho rừng sản xuất không áp dụng cho rừng phòng hộ.
e)Kỹ thuật cải tạo rừng
* Cải tạo rừng theo phương thức toàn diện
Xử lý thực bì cũ bằng cách chặt trắng và trồng lại rừng mới bằng cây bản địa, hoặc cây nhập nội mọc nhanh. Trong trường hợp này kỹ thuật được áp dụng tương tự như kỹ thuật trồng rừng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa cải tạo rừng và trồng rừng mới trên đất chưa có rừng có những điểm khác biệt.
Việc khai thác, dọn thực bì cũ tốn kém nhiều công hơn và chi phí thường lớn hơn giá trị thu được từ sản phẩm của thảm thực bì cũ, vì rừng được đưa vào cải tạo thường là rừng nghèo kiệt về sản lượng gỗ và giá trị thương mại của gỗ cũng rất thấp. Tuy nhiên cũng có những thuận lợi là thực bì cũ được gom lại, đốt trên hiện trường tạo ra lượng mùn, mặt khác tính chất đất rừng vẫn còn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây con được trồng mới phát triển tốt hơn cây con được trồng trên đất trống cây bụi.
* Cải tạo rừng theo phương thức cục bộ
Xử lý thực bì theo hình thức băng chặt, băng chừa
Kỹ thuật sẽ tương tự như trồng làm giàu rừng theo đám (mục 2.3) g) Loài cây trồng cải tạo rừng (như cây trồng rừng sản xuất)
h) Tiến độ thực hiện
Bảng 35: Tiến độ cải tạo rừng giai đoạn 2011-2020
TT Hạng mục ĐV Quy hoạch 5 năm đầu kỳ 5 năm cuối kỳ Bình quân năm
Tổng (1 + 2) ha 55.522 34.430 21.093 5.552
1 Cải tạo rừng tự nhiên ha 31.903 19.310 12.593 3.190
2 Cải tạo rừng trồng ha 23.619 15.119 8.500 2.362
i) Chăm sóc: Thực hiện chăm sóc trong 4 năm đầu