Trồng cây phân tán

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 72 - 73)

IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

24 TX Sầm Sơn Phi lao Keo, Phi lao

2.5. Trồng cây phân tán

a) Đối tượng trồng cây phân tán

Là những diện tích đất manh mún hoang hóa, đồi gò, dọc các trục đường giao thông, hai bờ kênh mương, đê, kè, vườn gia đình, các cơ sở công cộng như trường học, trụ sở cơ quan, trạm y tế, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí nghỉ mát, các khu công nghiệp, khu đô thị....

b) Khối lượng

Căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa về quy hoạch phát triển đô thị và các khu công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh bao gồm khu đô thị trung tâm thành phố Thanh Hóa, cùng với sự phát triển của các cụm khu công nghiệp Nghi Sơn, Bỉm Sơn, khu nghỉ mát Sầm Sơn...

Căn cứ nhu cầu trồng cây trong vườn hộ gia đình, diện tích đồi gò nhỏ hơn 0,5 ha. Căn cứ kế hoạch trồng cây phân tán hàng năm của các huyện thị trong những năm gần đây.

Căn cứ kết quả điều tra năm 2010 tại các huyện, thị trong tỉnh và kết quả tổng kết Chương trình 661 từ 1998 đến 2010 toàn tỉnh trồng được 1 triệu cây phân tán/năm.

Căn cứ vào ý kiến đề xuất tại các huyện thị tại hội nghị quy hoạch các huyện thị. Khối lượng trồng cây phân tán giai đoạn 2011-2020 của tỉnh như sau:

- Tổng số cây trồng phân tán cả giai đoạn:16,527 triệu cây tương đương 10.016 ha (1ha tương đương 1650 cây). Trong đó, 60% số cây trồng trong vườn hộ gia đình, đồi gò; 40% trồng tại các khu công nghiệp, đường giao thông kênh mương và công sở.

- 5 năm đầu kỳ: 10,157 triệu cây (tương đương 6.157 ha). - 5 năm cuối kỳ: 6,370 triệu cây (tương đương 3.861 ha).

( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu) c) Biện pháp thực hiện

- Các loài cây đưa vào trồng phân tán yêu cầu chất lượng giống đảm bảo theo các chỉ tiêu về tiêu chuẩn giống, nhằm nâng cao tỷ lệ sống sau khi trồng. Kỹ thuật trồng và

- Về loài cây trồng: Yêu cầu các loài đưa vào trồng đáp ứng các mục đích đặt ra vừa mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả phòng hộ môi trường, do đó các loài cây đưa vào trồng phải có sức sản xuất sinh khối tốt, có khả năng chống chịu với môi trường gió bão và thích nghi lập địa. Một số loài đưa vào trồng rừng phân tán: Trong vườn hộ và những diện tích < 0,5 ha nằm phân tán rải rác cây trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai, Xoan, Lát hoa, Xà cừ, Bạch đàn; ven đường và các công sở cây trồng chủ yếu là Sấu, Phi Lao, Bạch đàn, Xà cừ, Lát xoan, Lát hoa, Sao đen, Sữa, Sưa, Dầu rái, Bàng, ...

- Chiều cao cây khi mang trồng phải đạt tối thiểu 1 đến 1,5 mét, thời điểm trồng cây là mùa xuân hoặc mùa thu.

- Chăm sóc và bảo vệ: Vì trồng phân tán nên yêu cầu về công tác chăm sóc và quản lý bảo vệ cần được quan tâm thường xuyên nhằm hạn chế những tác động do con người và động vật gây nên.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)