1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu tổng quát
- Quản lý, khoán bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 627.833 ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp.
- Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong đó, quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân sống gần rừng và đồng bào dân tộc thiểu số trong các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp hiệu quả bền vững, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học
- Bảo vệ và phát triển ổn định diện tích rừng phòng hộ hiện có, nhằm phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ các hồ đập thủy điện thủy lợi, phòng hộ ven biển; bảo vệ môi trường nhằm điều tiết nguồn nước, dòng chảy, bảo vệ đất, giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán, xói lở, xói mòn, chắn gió, chắn sóng, chắn cát, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan.
- Bảo tồn đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng, trong đó 2 vườn quốc gia (Bến En, Cúc Phương); 4 khu bảo tồn (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Sến Tam Quy); 4 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn). Nhằm lưu giữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm, tổ chức nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
- Phấn đấu đến năm 2015, đưa độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 52%, và đến năm 2020 đạt 53%. Giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng, hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp.
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất nhằm tạo ra giá trị ngày càng tăng của rừng bao gồm nhiều sản phẩm lâm sản hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu và du lịch sinh thái và cả giá trị dịch vụ môi trường rừng trong cơ chế sạch.
- Đầu tư và phát triển trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, phát triển công nghiệp chế biến hiện đại nhằm tiết kiệm nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu lâm sản từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ, tăng phần đóng góp của lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu trồng rừng 16.000 ha/năm (gồm trồng mới, trồng lại, trồng cải tạo) và trồng 2 triệu cây trồng phân tán/năm.
- Trong chế biến lâm sản: Phát triển ngành chế biến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu, nhằm thay thế cho sản phẩm thô (dăm gỗ, nhựa thông, nứa thanh) như hiện nay.
- Tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả trồng khoanh nuôi rừng, khai thác chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) năm 2009 là 3,3%, phấn đấu đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4 % trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh.
- Công tác quản lý rừng bền vững: Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 20% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC nhằm tham gia thị trường lâm sản thế giới một cách bình đẳng và thực hiện tốt các cam kết đa phương với các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học...
1.2.3. Về xã hội và an ninh quốc phòng
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, nhằm mục tiêu xã hội hóa nghề rừng, thu hút 5 đến 6 vạn lao động tham gia nghề rừng, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 17,60% năm 2010 xuống còn 15% vào năm 2015 và 13% vào năm 2020.
- Nâng cao dân trí và đời sống nhân dân, cải thiện sinh kế, tạo việc làm, từng bước tạo cho các hộ dân làm nghề rừng có thể sống bằng nghề rừng, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng hành lang biên giới trên đất liền hai tuyến rừng và biển.
- Nâng số lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề từ 12% năm 2010 lên 20% vào năm 2015 và 35% năm 2020, chú trọng các hộ thuộc dân tộc ít người, hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa. Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM), du lịch sinh thái.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
Bảng 14: Các chỉ tiêu chủ yếu trong công tác bảo vệ vàPTR, khai thác và chế biến TT Hạng mục ĐV 2011-2020 2011- 2015 2016-2020 BQ/năm 1 Bảo vệ rừng ha 607.584 589.418 563.193 560.281 1.1 Rừng hiện có trong đất LN ha 540.740 540.740 540.740 540.740 1.3 Rừng KN, trồng mới ha 62.558 44.392 18167 15.255 1.4 Rừng ngoài đất LN ha 4.286 4.286 4.286 4.286 2 Phát triển rừng 2.1 Trồng rừng ha 162.864 95.490 67.375 16.286 Trồng mới ha 52.215 34.714 17.501 5.221 Trồng lại rừng sau KT ha 55.127 26.346 28.781 5.513
2.2 Khoanh nuôi rừng ha 10.343 9.678 665 1.034 2.3 Làm giàu rừng ha 21.063 10.000 11.063 2.106 2.3 Làm giàu rừng ha 21.063 10.000 11.063 2.106 2.4 Trồng cây phân tán 1000c 16.527 10.157 6.370 1.653 3 Khai thác rừng 3.1 Gỗ rừng tự nhiên m3 148.300 98.000 50.300 14.830 3.2 Gỗ RT tập trung m3 6.132.420 2.024.636 4.107.784 613.242 3.3 Gỗ trồng phân tán m3 415.596 255.360 160.236 41.560 3.4 Nhựa thông Tấn 4.000 2.000 2.000 400 3.5 Song mây Tấn 1.160 660 500 116 3.6 Tre nứa tự nhiên 1000 c 144.250 72.125 72.125 14.425 3.7 Tre luồng trồng 1000 c 256.426 128.213 128.213 25.643 4 Chế biến lâm sản 4.1 Đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ Tấn 2.000.000 1.000.000 1.000.000 200.000 4.2 Ván nhân tạo, Tấn 3.000.000 1.500.000 1.500.000 300.000 4.3 Bột giấy + giấy bao bì Tấn 3.550.000 1.775.000 1.775.000 355.000 4.4 Ván luồng ép thanh Tấn 4.000.000 2.000.000 2.000.000 400.000 4.5 Nhựa thông Tấn 4.000 2.000 2.000 400 4.6 Đũa, tăm, mành Tấn 430.000 210.000 220.000 43.000 4.7 SP từ song mây Tấn 50.040 25.020 25.020 5.004 5 Các hoạt động khác 5.1 Sản xuất cây con Tr/c 291 146 146 29 5.2 Phát triển LSNG ha 650 350 300 65 5.3 Giao rừng ha 42.100 42.100 4.210 5.4 Các công trình phụ trợ Nhà nuôi cấy mô CT 2 2 0 Vườn rừng ha 60 60 6 Trại rừng ha 550 550 55 Rừng giống ha 584 584 584 584
Đường lâm nghiệp km 1.224 691 533 122
Đường ranh cản lửa km 3.284 1.887 1.397 328
Chòi canh lửa Chòi 270 174 96 27
Bảng T.Truyền BVR Bảng 876 579 297 88
Bể nước PCCR CT 133 76 57 13
Trạm QLBV Trạm 62 42 20 6
5.5 Xây dựng khu DLST Khu 9 9
3. Phạm vi quy hoạch
Diện tích rừng và đất chưa có rừng đưa vào quy hoạch thuộc phạm vi ba loại rừng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất)