IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
5. Các hoạt động khác
5.1. Giao đất giao rừng
Công tác giao rừng và cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là một trong những mục tiêu của ngành lâm nghiệp tỉnh từ nay đến năm 2015 nhằm tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất và rừng. Việc giao rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) phải gắn với việc lập thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, tập thể, cộng đồng và hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài cho mục đích lâm nghiệp. Tỉnh cần có giải pháp khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tích cực tham gia, tạo môi trường kinh doanh tự chủ, hướng tới thực hiện xã hội hoá ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
a) Đối tượng giao
Về cơ bản công tác giao đất giao rừng tỉnh đã cơ bản hoàn thành, hiện nay chỉ còn một số diện tích rừng và đất rừng tạm giao cho ủy ban nhân dân xã quản lý được quy hoạch giao trong hai năm 2011 và 2012.
b) Diện tích: 42.100 ha (bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng), bình quân mỗi năm giao 20.050 ha. ( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)
c) Giải pháp
Căn cứ vào khối lượng giao rừng của các đơn vị, địa phương tiến hành lập hồ sơ thiết kế giao rừng cho hộ gia đình theo các thủ tục quy định trong hai năm đầu kỳ. Tỉnh cần chỉ đạo các địa phương xây dựng quỹ bảo vệ rừng ở các xã, xây dựng hương ước, quy ước quản lý bảo vệ rừng và các cơ chế hưởng lợi từ giao nhận rừng.
5.2. Phát triển lâm sản ngoài gỗ vườn rừng trại rừng
a) Phát triển lâm sản ngoài gỗ
- Phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ trước đến nay chủ yếu thiên về mảng khai thác lợi dụng tài nguyên thiên nhiên để thu lợi, việc đánh giá về lâm sản ngoài gỗ từ thành phần loài, phân bố, trữ lượng, khả năng gây trồng để bảo tồn, khai thác và phát triển chưa được thực hiện một cách toàn diện đầy đủ. Với những lý do trên cần đưa chương trình phát triển lâm sản ngoài gỗ vào công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là việc làm cần thiết với những nội dung sau:
- Từ 2011 đến năm 2013 xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức điều tra đánh giá toàn diện về lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu xác định được danh mục các loài lâm sản ngoài gỗ, mức độ và công dụng sử dụng, giá trị kinh tế và khoa học, khả năng gây trồng, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm... nhằm phục vụ cho công tác quản lý, khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên này, đồng thời làm cơ sở cho việc họach định chính sách của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển lâm sản ngoài gỗ.
- Triển khai việc trồng thử một số loài lâm sản ngoài gỗ mà hiện nay đang có thị trường tiêu thụ thường xuyên như Song mây (mây nếp, mây tắt) dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt ở các huyện (Quan Hóa, Như Xuân, Như Thanh) tổng diện tích: 650 ha (2011-2015: 350 ha; 2016-2020: 300 ha), bình quân 65 ha/năm.
- Triển khai gây trồng một số loài Lan có giá trị kinh tế theo mô hình chuyển giao công nghệ tại (Quan Sơn, Quan Hoá, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc). Triển khai gây trồng một số cây dược liệu tại vườn quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ....
- Điều tra và đánh giá lại diện tích, năng suất và chất lượng của một số loài cây trồng cung cấp nhựa mủ như Thông nhựa, trẩu; cây cho tinh dầu như quế đã có để quy hoạch mở rộng vùng nguyên liệu và chế biến ổn định.
b) Xây dựng vườn rừng, trại rừng
Bảng 44: Khối lượng xây dựng vườn rừng, trại rừng giai đoạn 2011-2020 Hạng mục ĐVT Tổng 5 năm đầu kỳ Giai đoạn 2011 - 2020 5 năm cuối kỳ
Vườn rừng ha 60 60 0
Trại rừng ha 550 550 0
( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)
2.8.1. Xây dựng vườn ươm, rừng giống
* Vườn ươm cây giống lâm nghiệp
Hiện nay hệ thống vườn ươm ở các cơ sở sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh có 33 vườn ươm tập trung, diện tích 27 ha, công suất thiết kế là 29,12 triệu cây/năm; 0,82 ha vườn ươm hom cây giống. (Nguồn: Số liệu báo cáo của các huyện thi, các công ty, ban quản lý tháng 11/2010). Từ những năm 2000 trở lại đây công tác tạo giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ dâm hom vô tính để sản xuất cây giống trồng rừng có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng kinh tế, bình quân hàng năm sản xuất cây giống bằng công nghệ dâm hom trên 12 triệu cây/năm, đảm bảo đủ cây con trồng từ 10 đến 15 nghìn ha rừng trồng/năm . Như vậy trong những năm qua chưa sử dụng hết công suất của các vườn ươm hiện có trong tỉnh (mới sử dụng 50% công suất). Trong những năm tới ổn định các vườn ươm hiện có không xây dựng mở rộng thêm.
Bảng 45: Quy hoạch số lượng sản xuất cây con giai đoạn 2011-2020
Giai đoạn ĐV Tổng Bình quân/năm
Tổng Triệu cây 291 29
5 năm đầu kỳ Triệu cây 166 33
5 năm cuối kỳ Triệu cây 125 25
( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)
* Xây dựng rừng giống
Toàn tỉnh đã có 460,7 ha lâm phần giống tuyển chọn; 122,15 ha rừng giống chuyển hóa; 0,91 ha vườn ươm hom cây giống và 81 cá thể cây giống mẹ (Quế, Giổi) quí hiếm đã được tuyển lựa. (Nguồn: Danh sách các nguồn giống được công nhận tháng 07/2010).
Trong những năm tới cần bảo vệ, ổ định diện tích các lâm phần giống, các cá thể cây mẹ đã có không phát triển thêm.
2.8.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng a) Căn cứ:
Căn cứ vào thực trạng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp đã có trên địa bàn tỉnh,
Căn cứ yêu cầu công tác quản lý bảo vệ và phát triển xây dựng rừng từ 2011 đến năm 2020,
Căn cứ định mức cho từng hạng mục cơ sở hạ tầng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Căn cứ ý kiến đề suất của các huyện thi, các Công ty, các Ban quản lý rừng. b) Khối lượng và tiến độ thực hiện
Bảng 46: Khối lượng và tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011-2020 TT Hạng mục Đơn vị Tổng 5 năm đầu kỳ 5 năm cuối kỳ Bình quân năm
1 Nhà nuôi cấy mô CT 2 2
2 Đường lâm nghiệp km 1.224 691 533 122
3 Đường ranh cản lửa km 3.284 1.887 1.397 328
4 Chòi canh lửa Chòi 270 174 96 27