ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 51 - 53)

Trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ nêu trên, định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới:

1) Định hướng phát triển ba loại rừng

Rừng đặc dụng:

- Quy hoạch ổn định diện tích rừng đặc dụng hiện có từ nay đến năm 2015 các khu rừng đặc dụng đã có không quy hoạch mở rộng thêm diện tích hoặc xáo trộn quy mô cơ cấu chức năng rừng hiện có.

- Bảo vệ và phát triển bền vững 2 vườn quốc gia; 4 khu bảo tồn; 4 khu di tích lịch sử văn hóa.

- Nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành vườn quốc gia.

- Xây dựng Vườn thực vật ở một số khu rừng đặc dụng (Trường Lệ Sầm Sơn, Pù Hu …). - Nghiên cứu tính đa dạng sinh học ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn. - Xây dựng khu du lịch sinh thái trong một số khu rừng đặc dụng.

- Sau năm 2015 tiến hành rà soát quy hoạch bổ sung lại rừng đặc dụng dựa trên quan điểm không bổ sung thêm diện tích, chỉ điều chỉnh diện tích đã được chuyển đổi sang mục đích khác.

Rừng phòng hộ:

- Quy hoạch ổn định diện tích rừng phòng hộ hiện có từ 2011 đến 2015.

- Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các khu rừng phòng hộ ở đầu nguồn các con sông lớn: sông Mã, sông Chu; các hồ đập thủy điện: Cửa Đạt, sông Luồng, sông Lò;

- Xây dựng và phát triển rừng phòng hộ khu vực hành lang - vành đai biên giới Việt – Lào.

- Coi trọng việc đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng và xói lở bờ biển.

- Đầu tư trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp và công cộng.

- Sau năm 2015 tiến hành rà soát quy hoạch bổ sung lại rừng phòng hộ dựa trên quan điểm không bổ sung thêm diện tích, chỉ điều chỉnh diện tích đã được chuyển đổi sang mục đích khác.

Rừng sản xuất:

- Quy hoạch ổn định diện tích rừng sản xuất hiện có từ nay đến năm 2015.

- Đầu tư xây dựng và phát triển có chiều sâu, có định hướng theo vùng gắn với công nghiệp chế biến.

- Đầu tư, phát triển sản xuất và chế biến lâm sản ngoài gỗ; quan tâm đến việc quy hoạch phát triển khai thác lâm sản ngoài gỗ bền vững.

- Tiếp thu và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Sau năm 2015 tiến hành rà soát quy hoạch bổ sung lại rừng sản xuất dựa trên quan điểm không bổ sung thêm diện tích, chỉ điều chỉnh diện tích đã được chuyển đổi sang mục đích khác.

2) Phát triển lâm nghiệp theo vùng, hình thành vùng kinh doanh nguyên liệu tập trung:

Vùng miền núi trung du: Gồm 11 huyện (Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường

Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc lặc, Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thủy). Nhiệm vụ chính của phát triển lâm nghiệp là bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng nhằm bảo vệ nguồn nước; bảo vệ nguồn gien động thực vật; sản xuất gỗ lớn, vật liệu xây dựng; phát triển lâm sản ngoài gỗ trọng tâm là cây Luồng, Mây và một số cây thuốc làm dược liệu.

Vùng đồng bằng: Gồm 10 huyện (TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Thọ Xuân). Nhiệm vụ chính

hóa; trên cơ sở tận dụng đất trống, đất gò đồi trồng rừng nhằm cung cấp gỗ cho sản xuất ván nhân tạo, nguyên liệu giấy, trồng cây phân tán trên các kênh mương, đường giao thông, công sở trường học. Chú trọng xây dựng đường băng xanh cản lửa trong các khu rừng thông.

Vùng ven biển: Gồm 6 huyện (Tĩnh Gia, Quảng Xương, TX Sầm Sơn, hoằng hóa, Hậu

Lộc, Nga Sơn). Nhiệm vụ chính của phát triển lâm nghiệp là bảo vệ đai rừng phòng hộ ven biển hiện có, trồng mới trên đất vùng đồi gò, bãi cát ven biển, đất ngập mặn, trồng cây phân tán trên các kênh mương, đường giao thông, công sở, trường học, khu công nghiệp.

3) Công tác tổ chức quản lý rừng: Tổ chức quản lý tốt ba loại rừng (đặc dụng, phòng

hộ, sản xuất); nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền lâm nghiệp xã hội với trọng tâm là bảo vệ và phát triển rừng, phát huy chức năng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học của rừng.

4) Trong phát triển rừng: Phấn đấu đến 2015 trồng hết diện tích đất trống rừng sản xuất, cải tạo trên 50 ngàn ha rừng tự nhiên nghèo và rừng trồng kém chất lượng.

5) Trong khai thác sử dụng rừng: Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tận thu sản phẩm trong rừng phòng hộ, cây trồng phân tán trên các đồi gò, kênh, mương, đường giao thông, vườn hộ gia đình, sản phẩm rừng trồng kinh tế.

6) Trong chế biến: Ổn định công suất 3 nhà máy giấy Lam Sơn, Mục Sơn, Lam kinh

tổng công suất 105.000 tấn nguyên liệu/năm, có gắn với vùng nguyên liệu tập trung và xử lý môi trường. Xây dựng một số nhà máy chế biến gỗ, chế biến tinh dầu thông tạo ra sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu; trong những năm đầu kỳ tạm thời duy trì các nhà máy băm dăm hiện có. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu giấy Châu Lộc công suất 50.000 tấn bột giấy/năm. Xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm đồ mộc cao cấp và ván luồng ép thanh. Quy hoạch ổn định các làng nghề, tổ hợp, hợp tác xã sản xuất chế biến đồ thủ công mỹ nghệ và cót ép ở các vùng có quy mô vừa và nhỏ để thoả mãn nhu cầu sử dụng và hướng tới xuất khẩu.

7) Về chính sách: Rà soát lại các cơ chế chính sách về bảo vệ phát triển rừng, tạo thêm việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất nghề rừng và thu nhập của cán bộ công nhân viên ngành lâm nghiệp cũng như đồng bào sinh sống bằng nghề rừng. Tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển rừng, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ngành Lâm nghiệp tỉnh.

8) Về khoa học công nghệ: Đẩy nhanh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong việc bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, chế biến gỗ và lâm sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành lâm nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 có 35% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)