Hoạt động các dự án lâm nghiệp

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 35 - 36)

III. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2001-2010 1 Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

1.3. Hoạt động các dự án lâm nghiệp

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có các dự án lâm nghiệp đang triển khai góp phần tích cực trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển tài nguyên rừng bền vững.

- Dự án PAM 4304 (từ 1992-1995) đã trồng được 11.883 ha rừng.

- Dự án 327 (từ 1993-1998) đã đầu tư bảo vệ rừng 38.012 ha, khoanh nuôi tái sinh 12.380 ha, trồng mới 22.380 ha rừng, trồng Chè 680 ha, Cao su 3.590 ha.

- Dự án ADB ở Thường Xuân thực hiện trên 12 xã đến 2004 trồng rừng 2.700ha; KNTS trồng bổ sung 924 ha; KNTS tự nhiên 2895 ha; bảo vệ rừng 16.900 ha; trồng cây cải tạo vườn hộ 376 ha.

- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (từ 1998-2010):

Bảng 10: Kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn (1998 – 2010)

TT Hạng mục Đơn vị Kết quả thực hiện

1 Bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng Ha 225.593

2 Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên Ha 45.362

3 Khoanh nuôi có trồng bổ sung Ha 4.116

4 Trồng mới rừng PH, ĐD Ha 25.981

5 Trồng mới rừng sản xuất Ha 25.295

6 Xây dựng đường lâm nghiệp km 46,9

7 Làm đường ranh cản lửa km 121,2

8 Xây dựng trạm bảo vệ rừng Trạm 19

9 Xây dựng chòi canh chòi 13

10 Xây dựng nhà giâm hom nhà 3

Nguồn: Trích dẫn báo cáo tình hình thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, giai đoạn 1998-2010, tháng 5/2010 của tỉnh Thanh Hóa”.

Thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Tính từ năm 1998 đến năm 2010 dự án đã đầu tư trên địa bàn tỉnh với khối lượng: trồng rừng mới 25.981 ha rừng phòng hộ đặc dụng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất 25.295 ha, khoán quản lý bảo vệ rừng 225.593 lượt ha, khoanh nuôi tái sinh 49.478 lượt ha.

Dự án còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm nghiệp như xây dựng đường lâm nghiệp 46,9 km, đường ranh cản lửa 112,1 km (sửa chữa 16,8 km), trạm quản lý bảo vệ rừng 19 trạm, chòi canh lửa rừng 13 cái (sửa chữa 6 cái), nhà giâm hom 3 nhà (sửa chữa 2 nhà).

- Dự án KfW4 đầu tư hỗ trợ chủ yếu cho trồng rừng sản xuất tổng diện tích đạt được đến năm 2009: 10.672 ha.

- Dự án khác (ĐCĐC,...) và nhân dân tự trồng 16.476 ha.

- Dự án nhỏ của ODA; dự án của hội chữ thập đỏ về trồng rừng ngập mặn; dự án của quỹ thiên tai miền Trung cũng hỗ trợ cho trồng rừng ngập mặn; vv .... Kết quả hoạt động của các dự án: bảo vệ được 51.114 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 5.359 ha, khoanh nuôi có trồng bổ sung được 1.081 ha, trồng rừng mới 8.845 ha.

Các dự án được đầu tư thực sự đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh về nhiều mặt:

* Về kinh tế:

Theo kết quả đánh giá dự án 661 từ 1998-2010 toàn tỉnh đã trồng được 87.269 ha, diện tích đạt được (gồm trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất; các dự án khác; dự án trồng rừng KfW4 do Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức viện trợ không hoàn lại và nhân dân tự trồng). Từ kết quả trồng rừng đạt được trong thời gian qua đã cho giá trị cây đứng có thể khai thác mỗi năm ước đạt hàng chục tỷ đồng.

Dự án đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở miền núi thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tập trung, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, tích lũy để tái đầu tư phát triển rừng. Hình thành các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc; trồng rừng bằng giống mới; trồng rừng tập trung có năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao.

* Về xã hội:

Thông qua thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và một số dự án khác đã làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền và người dân, đặc biệt là người dân miền núi vùng sâu, vùng xa. Từ chỗ coi rừng là tài nguyên vô tận chỉ biết lợi dụng khai thác, đến nay người dân nhận đất, nhận rừng đã quan tâm và hiểu được lợi ích và giá trị kinh tế, môi trường do rừng mang lại. Vì vậy, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã được quản lý và khai thác hợp lý hơn, sản xuất lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo và mang lại sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của nông nghiệp và nông thôn trong quá trình đổi mới của tỉnh.

Dự án đã tạo công ăn việc làm giúp người dân ổn định cuộc sống thông qua các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và khoán bảo vệ rừng; thực hiện dự án đã tạo sự thay đổi tập quán canh tác nương rẫy lạc hậu của người dân miền núi, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người nhận đất, nhận rừng và tham gia các dự án lâm nghiệp, góp phần tích cực vào chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, tạo thêm động lực cho các huyện miền núi của tỉnh phát triển. Tạo cơ hội cho những gia đình có điều kiện kinh tế, hiểu biết kỹ thuật làm giàu từ việc đầu tư phát triển rừng.

* Về môi trường:

Trong những năm gần đây (2005-2010) diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng đều phát triển theo hướng tăng lên, độ che phủ của rừng năm 2005 là 43,3% năm 2010 đạt 49 % nguồn: số liệu điều tra năm 2010; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống thoái hóa đất và hiện tượng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ ống, lũ quét, tạo động lực và điều kiện cho các ngành kinh tế Nông nghiệp, Văn hóa, Du lịch phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)