Khai thác rừng

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 73 - 76)

IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

3. Khai thác rừng

3.1. Khai thác rừng tự nhiên

a) Khai Thác chính * Những căn cứ:

- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

- Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

- Phương án điều chế rừng, phương án sản xuất kinh doanh của các đơn vị lâm nghiệp, đối tượng rừng và hiện trạng tài nguyên rừng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của địa phương từ 2011 đến 2020.

* Đối tượng khai thác: Rừng gỗ tự nhiên có trữ lượng đạt trên 90m3/ha;

* Cường độ khai thác bình quân: Thực hiện theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 và Điều 14 của Quy phạm lâm sinh (QPN 14-92).

* Sản lượng

Bảng 36: Sản lượng gỗ, tre nứa khai thác giai đoạn 2011-2020

Loại rừng Giai đoạn Đơn vị Tổng cộng B.quân/năm

Rừng gỗ Cả giai đoạn m3 85.100 8.510 5 năm đầu kỳ m3 54.600 10.920 5 năm cuối kỳ m3 30.500 6.100 Rừng tre nứa Cả giai đoạn 1000c 144.250 14.425 5 năm đầu kỳ 1000c 72.125 14.425 5 năm cuối kỳ 1000c 72.125 14.425

( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)

Sản lượng khai thác gỗ ở các huyện: Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn.

Sản lượng khai thác nứa ở các huyện: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh.

Trong giai đoạn tới các đơn vị chủ rừng phải tiến hành xây dựng phương án quản lý rừng bền vững để quản lý, khai thác lợi dụng tài nguyên rừng hiệu quả và việc khai

thác gỗ rừng tự nhiên phải tuân thủ theo “Sổ tay hướng dẫn khai thác gỗ tác động thấp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

b) Khai thác gỗ tận dụng

* Đối tượng: Những diện tích rừng được đưa vào cải tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng như (chuyển đổi trồng cao su, xây dựng lòng hồ, trồng lại ...). Rừng tự nhiên là rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình hay cộng đồng dân cư thôn, tận dụng sản phẩm trong rừng phòng hộ. Các cây đứng, mọc rải rác còn sót lại trên nương rẫy cố định. Các cây gỗ chết đứng, chết khô, chết cháy trong rừng sản xuất

Khai thác tận thu, tận dụng gỗ thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình hay cộng đồng dân cư thôn, việc khai thác có thể được thực hiện trên cơ sở khai thác tác động thấp nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân; sản lượng khai thác trong trường hợp này được xác định dựa vào nhu cầu của dân và tổng sản lượng trên địa bàn khai thác hàng năm không vượt quá lượng tăng trưởng của rừng.

* Sản lượng:

Bảng 37: Sản lượng khai thác gỗ tận dụng giai đoạn 2011-2020

Loại rừng Giai đoạn Đơn vị Tổng cộng B.quân/năm

Rừng gỗ

Cả giai đoạn m3 63.200 6.320

5 năm đầu kỳ m3 43.400 8.680

5 năm cuối kỳ m3 19.800 3.960

( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)

3.2. Khai thác rừng trồng tập trung

* Đối tượng:

Rừng gỗ: Là rừng trồng kinh tế đã đến tuổi thành thục công nghệ. Đối với rừng trồng gỗ nhỏ, rừng nguyên liệu chu kỳ được xác định là 7 đến 8 năm. Rừng trồng luồng đến tuổi khai thác đưa vào khai thác hàng năm.

* Diện tích:

Diện tích rừng trồng gỗ tập trung đưa vào khai thác cả giai đoạn: 70.711 ha, trong đó rừng trồng hiện có: 55.127 ha (đã trừ diện tích rừng thông lấy nhựa), rừng trồng mới ba năm đầu kỳ: 15.584 ha

Diện tích rừng trồng luồng tập trung đưa vào khai thác cả giai đoạn: 69.585 ha, trong đó rừng trồng hiện có: 69.585 ha.

* Sản lượng gỗ tính bình quân cho rừng trồng ở tuổi khai thác từ 60 đến 90 m3

/ha. Rừng luồng mật độ trung bình từ 1500 – 2000 cây/ha, cường độ khai thác từ 20 – 25% số cây.

Biểu 38: Sản lượng khai thác gỗ, luồng trồng tập trung giai đoạn 2011-2020

Loại rừng Giai đoạn Đơn vị Tổng cộng B.quân/năm

Rừng gỗ

Diện tích cả giai đoạn ha 70.711 7.071

5 năm đầu kỳ ha 26.346 5.269

5 năm cuối kỳ ha 44.365 8.873

Sản lƣợng cả giai đoạn m3 6.132.420 613.242

5 năm đầu kỳ m3 2.024.636 404.927

Rừng luồng Diện tích cả giai đoạn 5 năm đầu kỳ ha ha 66.783 66.783 66.783 13.357

5 năm cuối kỳ ha 66.783 13.357

Sản lƣợng cả giai đoạn 1000 c 256.426 25.643

5 năm đầu kỳ 1000 c 128.213 25.643

5 năm cuối kỳ 1000 c 128.213 25.643

( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)

- Việc khai thác rừng trồng cần có kế hoạch cụ thể nhằm ổn định đầu vào cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu chế biến và kế hoạch trồng rừng hàng năm của tỉnh, đồng thời đảm bảo ổn định độ tàn che nhằm bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi đất.

- Riêng đối với diện tích tỉa thưa mật độ cây trồng phù trợ của rừng phòng hộ để tiến hành trồng cây bản địa dưới tán rừng cần lưu ý trong quá trình thiết kế tỉa thưa phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định hiện hành; áp dụng phương pháp tỉa thưa theo rạch, theo băng hoặc hình nanh sấu nhưng phải song song với đường bình độ để đảm bảo khả năng phòng hộ giữ đất, giữ nước của lớp cây gỗ còn lại. Trong quá trình khai thác cần hạn chế sự đỗ vỡ của cây gỗ làm ảnh hưởng đến độ tàn che của rừng.

3.3. Khai thác rừng trồng cây phân tán

* Đối tượng: Những cây trồng chủ yếu trong vườn gia đình, trên đất hoang hóa có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha. Dự kiến khoảng 60% trong tổng số cây trồng phân tán. Diện tích rừng trồng phân tán được quy đổi theo mật độ (bình quân 1650 cây/ha)

* Diện tích 6.009 ha tương đương 9.916.200 cây * Sản lượng khai thác tính bình quân 70 m3

/ha.

Biểu 39: Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng phân tán giai đoạn 2011-2020

Giai đoạn Đơn vị Tổng cộng B.quân/năm

Diện tích cả giai đoạn ha 6.009 1.001

5 năm đầu kỳ ha 3.000 600

5 năm cuối kỳ ha 3.009 602

Sản lƣợng cả giai đoạn m3 415.596 41.560

5 năm đầu kỳ m3 210.000 42.000

5 năm cuối kỳ m3 205.596 41.119

( Chi tiết từng huyện xem trong phần phụ biểu)

3.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ: Trên địa bàn có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ như Song mây, nhựa thông, dầu trẩu, quế, cánh kiến vv.... Tuy nhiên chỉ có hai là loại nhựa thông và song mây có sản khai thác hàng năm lớn hơn.

Bảng 40: Sản lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020

TT Loại lâm sản ĐV Sản lượng BQ/năm Tổng cả giai đoạn 5 năm đầu kỳ 5 năm cuối kỳ 1 Nhựa thông Tấn 4.000 2.000 2.000 400 2 Song mây Tấn 1.160 660 500 116

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe_2 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)