NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒCỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 27)

từ các nước trên thế giới. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về ý thức phòng, chống tham nhũng, yêu cầu cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân cùng chung tay trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, mạnh dạn tố cáo, đóng góp ý kiến, thay đổi tâm lý không tốt đã ăn sâu vào không ít tầng lớp trong xã hội.

1.2. NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG,CHỐNG THAM NHŨNG CHỐNG THAM NHŨNG

1.2. NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG,CHỐNG THAM NHŨNG CHỐNG THAM NHŨNG căn cơ. Muốn có giải pháp căn cơ, cần phân tích một cách có hệ thống, toàn diện và lịch sử cụ thể cả các khía cạnh và các phạm trù liên quan, trong đó phải kể đến phạm trù “xã hội”. Phân tích ngữ nghĩa, chúng ta thấy phạm trù này chưa có sự thống nhất về cách hiểu. Có quan điểm cho rằng xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng mục đích, lợi ích hay văn hóa. Những người Mácxít lại cho rằng xã hội sản phẩm của giới tự nhiên - một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên, nhưng nó lại là hình thức vận động cao nhất và mang tính bao trùm các hình thức vận động khác, xã hội lấy mối quan hệ giữa người với người làm nền tảng. “Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau”4. Với tư cách là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên, cùng với quá trình tiến hóa của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử thể hiện bằng sự vận động, biến đổi, tiến hóa và phát triển không ngừng trong cấu trúc của nó. Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu xã hội cơ bản đặc thù, có nền tảng là những mối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người với người trên đó sẽ hình thành nên một thượng tầng kiến trúc phù hợp. Theo cách hiểu như trên, xã hội thường gắn liền với các hình thái kinh tế - xã hội và mỗi hình thái có một chế độ, nhà nước tương ứng.

Theo bách khoa thư Việt Nam, phạm trù “xã hội” được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, phạm trù “xã hội” được hiểu như khái niệm hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghĩa là: “một loại hệ thống xã hội cụ thể trong lịnh sử, một hình thức nhất định của những quan hệ xã hội, là một kiểu loại xã hội nhất định đã hình thành trong lịch sử, ví dụ: Xã hội phong kiến, xã hội tư bản, .. .”4. Theo nghĩa rộng “xã hội” là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người đã hình thành trong lịch sử. Khái niệm xã hội thường được dùng để chỉ một tập đoàn người được hiểu như một hiện thực của các thành viên của nó, hoặc là 4 C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 46, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.355

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 27)