ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒCỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNGTHAMNHŨNGTRONGTHỜIGIAN TỚ

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 115 - 120)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒCỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNGTHAMNHŨNGTRONGTHỜIGIAN TỚ

d. Một số kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng chống tham nhũng của người dân

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒCỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNGTHAMNHŨNGTRONGTHỜIGIAN TỚ

Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới đây không chỉ có vai trò của cơ quan nhà nước bằng những hành động cụ thể mà còn có trách nhiệm trong việc động viên toàn xã hội tham gia vào công tác này. Có như vậy, công cuộc phòng, chống tham nhũng mới toàn diện, có chiều sâu và thu được kết quả. Các cơ quan nhà nước tạo dựng các cơ sở về mặt pháp lý và điều kiện vật chất để góp phần nâng cao nhận thức và vai trò của xã hội, phối hợp các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của toàn xã hội, nhằm tạo ra sự đồng lòng, một sức manh tổng thế trong việc kiềm chế và từng bước ngăn ngừa tệ nạn tham nhũng.

Phát huy vai trò của toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả đã được ghi nhận trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” đã nhấn mạnh cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo vệ, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; Tăng cường công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội, nghề nghiệp; Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả thanh tra nhân dân, khắc phục bệnh hình thức.

Chiến lược phòng, chống tham nhũng quốc gia được ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12-5-2009; Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 273-2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã đề cập đến những định hướng cơ bản, quan trọng trong việc quy định và đảm bảo thực hiện vai trò của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đấu tranh chống lại các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực. Nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của xã hội trong công tác này, đòi hỏi trách nhiệm, sự nỗ lực và tích cực từ cả hai phía, các cơ quan nhà nước và xã hội. Bản thân các cơ quan nhà nước cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của

xã hội trong công tác này. Những tác động, hiệu quả to lớn của việc huy động đông đảo các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia giám sát, phát hiện và tố cáo các hành vi tham nhũng, tiêu cực của bộ máy công quyền. Từ đó có những quy định làm cơ sở pháp lý cho hoạt động này của xã hội, tạo các điều kiện để khuyến khích, động viên sự tham gia của xã hội cũng như quy định những trách nhiệm công dân của các tổ chức, các thành viên trong việc tham gia. Bên cạnh đó, bản thân mỗi tổ chức xã hội và người dân cũng cần thấy rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong công tác này, thực hiện một cách tự giác, có trách nhiệm những quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy, việc tham gia phòng, chống tham nhũng của xã hội mới thực sự hiệu quả, bền vững, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc này mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện. Để phát huy vai trò của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng đòi hỏi nâng cao năng lực của mỗi tổ chức thành viên, thực hiện phối hợp có hiệu quả giữa các tổ chức với nhau và với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

“Dĩ dân vi bản”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Dễ mười lân dân không cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Do đó, mọi quyết sách của một nhà nước muốn thi hành có hiệu quả phải có nền tảng xã hội và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Để triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cần tạo ra một sự đồng thuận rộng rãi về nhận thức trong toàn xã hội về phòng, chống tham nhũng. Chúng ta đang hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền, việc phát huy vai trò của xã hội công dân trong đấu tranh chống tham nhũng lại càng trở nên quan trọng. Mục tiêu cuối cùng phải đặt ra là xây dựng một xã hội phi tham nhũng, một nền tảng đạo đức và văn hóa phi tham nhũng thể hiện từ trong nhận thức và hành động cụ thể của mỗi thành viên trong xã hội. Phòng, chống tham nhũng phải trở thành một giá trị xã hội mà mọi người đều thừa nhận và có trách nhiệm thực hiện một cách tự giác.

Để phát huy vai trò của xã hội trong công tác này, điều đòi hỏi trước mắt và lâu dài trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là bản thân mỗi tổ chức, cá nhân cần nhận thức rõ được vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật để nắm rõ và thực hiện tốt các yêu cầu này. Mỗi tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng với những chức năng, thẩm quyền khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm, địa vị pháp lý của từng tổ chức. Có những tổ chức nặng về các hoạt động giám sát, phát hiện, có tổ chức thiên về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân,... Do vậy, nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của mình trong công tác này chính là những tiền đề cơ bản, quan trọng để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị mà Nhà nước giao phó, qua đó góp phần

đắc lực cùng với cả hệ thống chính trị trong việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Nâng cao năng lực phòng, chống tham nhũng của xã hội đòi hỏi mỗi tổ chức cần tự nâng cao năng lực phòng, chống tham nhũng của mình. Việc nâng cao năng lực của bản thân mỗi tổ chức điều đầu tiên là con người, cần nâng cao nhận thức về tác hại của tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng cho các thành viên của tổ chức; giáo dục ý thức đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực cho mỗi cá nhân, để họ thấy được trách nhiệm công dân của mình trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện về cơ cấu của tổ chức, các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, các phương tiện hỗ trợ,... Đây là những yếu tố cơ bản, quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả các hoạt động nói chung và hiệu quả hoạt động trong công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng. Bên cạnh đó, kỹ năng hoạt động của tổ chức cũng rất quan trọng, có tác động quan trọng đến hiệu quả hoạt động. Điều này chỉ ra khuôn khổ, phương pháp triển khai các hoạt động, nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Xây dựng xã hội có năng lực, đủ để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ trong phòng, chống tham nhũng bên cạnh năng lực bản thân còn thể hiện qua việc xây dựng năng lực phối hợp với các tổ chức và với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động này. Đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến phức tạp, khó khăn và kéo dài, đòi hỏi huy động sự nỗ lực của toàn xã hội, Nhà nước và người dân, đặc biệt là quyết tâm chính trị và sự phối kết hợp của các cấp. Trong đó sự phối hợp được thể hiện thông qua việc phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những tiêu cực trong bản thân mỗi tổ chức, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về phòng chống tham nhũng. Rõ ràng, trong cuộc chiến chống tham nhũng, hoạt động đơn lẻ của mỗi tổ chức, về phía xã hội hay các cơ quan công quyền đều bộc lộ những điểm hạn chế nhất định. Hoạt động thiếu sự phối hợp sẽ khiến bộc lộ nhiều điểm hạn chế của bản thân mỗi tổ chức, khiến cho đối tượng tham nhũng dễ có cách đối phó, lẩn tránh. Bên cạnh đó cũng dẫn đến việc trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng không kịp thời hoặc trùng lặp, dẫn đến làm giảm hiệu quả công tác này và xa hơn là làm giảm hiệu lực của việc thực hiện các quy phạm pháp luật. Nếu thực hiện đồng bộ, phối hợp giữa các tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh tổng lực, đồng bộ để ngăn ngừa và từng bước đẩy lùi quốc nạn này ra khỏi đời sống kinh tế - xã hội của đất nước ta. Trong thời gian qua, chúng ta đã thấy bước đầu có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với các tổ chức xã hội. Nhiều quy chế phối hợp đã được ban hành và triển khai có hiệu quả. Trong xây dựng mối quan hệ phối hợp, đòi hỏi cần xác định rõ tính thứ bậc giữa các mối quan hệ, chủ thể nào có quyền quyết định từng mối quan hệ cụ thể, chủ thể nào đóng vai trò phối hợp khi có yêu cầu. Cũng có mối quan hệ, vai trò của các chủ thể tham gia là như nhau, khi đó không có vai trò lãnh đạo của một chủ thể thực hiện điều phối, phối hợp các nỗ lực của các

chủ thể khác trong hoạt động phòng, chống tham nhũng cụ thể.

Nâng cao vị trí, vai trò của mỗi tổ chức trong xã hội là điều kiện cơ bản, tiên quyết nhằm nâng cao vai trò cua xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Để làm dược điều này, đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội cần thực hiện những hành động tích cực, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình cũng như trong việc phối hợp thực hiện các nỗ lực chung.

Hai là, phát huy vai trò của xã hội trong công tác đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi sự tích cực, chủ động từ phía nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế và thực hiện phối hợp có hiệu quả với các tổ chức xã hội, đoàn thể và người dân trong công tác này.

Các cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trung tâm trong công tác phòng, chống tham nhũng, phối hợp các nỗ lực chống tham nhũng của toàn xã hội, tạo dựng những cơ sở pháp lý và các điều kiện hỗ trợ khác nhằm triển khai thực hiện việc đấu tranh chống tham nhũng một cách đồng bộ, hiệu quả. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó vai trò của xã hội, của người dân được đặc biệt coi trọng, là một thành tố quan trọng của nhà nước pháp quyền.

Để nâng cao vai trò của xã hội, thúc đẩy các hoạt động phòng, chống tham những từ phía xã hội, đòi hỏi vai trò, sự chủ động, tích cực từ phía các cơ quan nhà nước, mà trước hết trong việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo phong trào, lôi cuốn, khích lệ người dân và các tổ chức xã hội tham gia. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đã được quy định khá cụ thể tại Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó trọng tâm là công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Cơ chế phòng ngừa tham nhũng xác lập những khuôn khổ hoạt động trong đó có sự tham gia từ phía các tổ chức xã hội, là cơ sở cho các hoạt động giám sát từ phía xã hội, các tổ chức quần chúng nhân dân. Việc phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát và thông qua việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó pháp luật cũng xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước như thanh tra, kiểm toán, điều tra, viện kiểm sát, tòa án cùng các cơ quan hữu quan khác trong phòng, chống tham nhũng. Cơ chế phối hợp này bao gồm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác này.

Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng của mình, các cơ quan nhà nước cũng cần có kế hoạch động viên người dân và toàn xã hội tham gia và thực hiện phối hợp các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của toàn xã hội.

việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý về vấn đề này. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, nhằm đưa ra những khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội và người dân. Vai trò, vị trí của các tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng phụ thuộc rất lớn vào các quy định trong chính sách, pháp luật. Các quy định đầy đủ và hoàn thiện là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện tốt vai trò của các tổ chức xã hội trong thực tiễn. Trong quá trình xây dựng và ban hành thể chế về vấn đề này, vai trò của xã hội đã được xác lập, trong việc tham gia xây dựng, thực hiện góp ý và phản biện. Những mong muốn, yêu cầu về sự tham gia của xã hội vào công tác phòng, chống tham nhũng được thể hiện từ những định hướng chính sách, pháp luật, do vậy các tổ chức xã hội có thể tham gia ngay từ đầu trong quá trình này.

Phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng cũng đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần tạo những điều kiện đề các tổ chức xã hội nâng cao nhận thức về tác hại của tham nhũng, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác này. Đây chính là những tiền đề cơ bản để các tổ chức xã hội hiểu rõ, đúng đắn và thực hiện có hiệu quả những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Do đó, cần có những chương trình, kế hoạch giới thiệu về chính sách, pháp luật và tác hại của tham nhũng cho toàn xã hội, có những chương trình tập huấn phù hợp với từng đối tượng (như đối tượng hưu trí, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên,...). Bên cạnh đó là hỗ trợ các điều kiện để các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự nâng cao nhận thức trong các tổ chức mình, tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong tổ chức.

Việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội đối với đấu tranh chống tham nhũng cần được xây dựng trên nền tảng đạo đức xã hội nói chung. Bởi vì, tham nhũng không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà trước hết là một hành vi phi đạo đức cần phải bị lên án. Hơn nữa tham nhũng còn được Đảng ta xác định là một trong 4 nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy việc tuyên truyền, nâng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 115 - 120)