Phương thức thực hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 52 - 56)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

2.1.2. Phương thức thực hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong phòng, chống tham nhũng

quốc các tỉnh cũng ban hành các văn bản phối hợp trong công tác này.

2.1.2. Phương thức thực hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong phòng,chống tham nhũng chống tham nhũng

Một là, thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận thực hiện phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước trong việc tằng cường giáo dục đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, noi gương Bác Hồ sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về Luật Phòng, chống tham nhũng như: tuyên truyền thông qua các cuộc sinh hoạt của các chi hội đoàn thể quần chúng, các câu lạc bộ ở cơ sở, các cuộc họp ở khu dân cư, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh ở xã phường, phát hành tờ gấp, tờ rơi... để các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên hiểu rõ, nắm vững những qui định của Luật Phòng, chống tham nhũng và tác hại to lớn do tham những gây ra. Trên cơ sở đó mỗi người dân ý thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình trong việc phát hiện, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, gắn việc tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng với các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Đảng ta phát động và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

Bên cạnh đó, Mặt trận thực hiện việc trao đổi và tập hợp những ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân để kiến nghị với nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp thiết thực nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật, cải cách thể chế, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, cải cách tư pháp ở những ngành, lĩnh vực công tác dễ xảy ra tham nhũng.

Hai là , thực hiện công tác giám sát đối với cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, công chức, đảng viên; phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng và phản biện xã hội

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra của nhà nước, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc được thực hiện thông qua 2 hình thức cơ bản là:

- Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát. Thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận để kiến nghị với

các cơ quan, tổ chức nhằm khen thưởng, động viên những gương điển hình tiên tiến và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật.

- Tham gia một số hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc tham gia giám sát thông qua việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Các hoạt động giám sát này mang tính nhân dân, nhằm hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước. Việc giám sát này có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng do thể hiện được tính độc lập và công khai, không bị lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước về tổ chức, nhân sự và thủ tục. Việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc được thực hiện bởi những cá nhân có uy tín được bầu vào các tổ chức đoàn thể quần chúng. Tuy nhiên hoạt động này cũng có những hạn chế nhất định, do không mang tính quyền lực, nên hoạt động giám sát của Mặt trận có những hạn chế và “lép vế” trong các quan hệ với các cơ quan nhà nước - đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát.

Các hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:

Vận động các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là “công bộc của dân”.

Tất cả cán bộ, công chức, đảng viên có chức có quyền mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các qui định chính sách pháp luật hoặc thiếu trách nhiệm phục vụ nhân dân, nhũng nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết công việc của dân vì vụ lợi, vi phạm chính sách pháp luật, bản thân và gia đình thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và quy ước, hương ước ở khu dân cư; không trung thực trong việc kê khai nhà đất và tài sản, có bất minh về nhà đất và tài sản khác; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không đúng pháp luật thì mọi người dân ở xã, phường, khu dân cư đều có quyền phản ánh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và người đứng đầu các tổ chức thành viên hoặc gửi đơn kiến nghị vào hộp thư giám sát của Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, phân loại, lựa chọn những đơn tố cáo, kiến nghị, có nội dung địa chỉ rõ ràng, kiến nghị bằng văn bản với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được văn bản kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm xem xét giải quyết và thông báo việc giải quyết đó cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

- Phát huy dân chủ, vận động nhân dân giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trước hết, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên vận động nhân dân giám sát những nội dung nhân dân được biết mà chính quyền cấp xã, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thông báo cho nhân dân; những nội dung nhân

dân được bàn và quyết định; những nội dung nhân dân được bàn trước khi chính quyền, cơ quan, tổ chức và đơn vị quyết định. Đồng thời hướng dẫn, vận động nhân dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện các qui định trong quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; nhất là việc quản lý đất đai, công khai các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến dân như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, đăng ký, hộ tịch, hộ khẩu, lập sổ thu các loại thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, thể thao, nghĩa trang... thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn cấp xã, khu dân cư và công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư kiếu nại, tố cáo của công dân, công khai việc xử lý các vụ việc tiêu cực ở cấp xã (đối với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn). Giám sát việc thực hiện các qui định về công khai, minh bạch trong việc sử dụng xe công, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức; cấp đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, kinh doanh, quản lý tài chính, tài sản công. (đối với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp); giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch các quy định về tiền lương, tiền thưởng, quản lý tài chính, tài sản công, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đề bạt cán bộ, xây dựng thỏa ước lao động. (đối với doanh nghiệp nhà nước)

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, tổ chức công đoàn các cấp hướng dẫn chỉ đạo để kiện toàn củng cố về tổ chức, nâng cao chất lượng thanh tra nhà nước giám sát việc thi hành pháp luật và chủ trương chính sách nhà nước, phát hiện, tham gia xử lý các vụ việc tiêu cực trong bộ máy nhà nước và trong xã hội; góp phần xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh.

Thực hiện định kỳ việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 4 chức danh chủ chốt của chính quyền cấp xã; đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với những người có số phiếu tín nhiệm thấp như đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng xấp xem xét, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Phòng, chống tham nhũng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua việc thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tường chính phủ về “Ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các qui định về quản lý đầu tư của cơ quan thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư, nhằm phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý những việc làm sai qui định,

gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, đóng góp của nhân dân, xâm hại lợi ích của cộng đồng.

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc nhất là ở cơ sở trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, hoạt động giám sát ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn như việc tổ chức thực hiện phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo và thực hiện quyền giám sát của mình qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân thực tế cho thấy những công trình nhân dân giám sát thì hạn chế được thất thoát, tiêu cực, chất lượng công trình đảm bảo tốt hơn. Trước tình hình hiện nay nhiều chương trình, dự án, công trình bị thất thoát, lãng phí, tham nhũng với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, đòi hỏi có nhiều biện pháp mạnh mẽ đồng bộ nhất là đẩy mạnh hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và phát huy được lực lượng đông đảo nhân dân tham gia giám sát, góp phần đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng.

Thực hiện công tác tiếp dân, tổ chức hòm thư phát hiện tham nhũng.

Tiếp nhận, phân loại đơn thư kiếu nại, tố cáo của công dân, nghiên cứu những vụ việc bức xúc để kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và giám sát việc xử lý đó. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết kiếu nại, tố cáo nhất là những đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tham nhũng. Kiến nghị xử lý nghiêm khắc những hành vi tham nhũng, lãng phí và công khai kết quả xử lý để nhân dân được biết.

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, qua đó phát hiện những hành vi tham nhũng để kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết và giám sát việc giải quyết đó.

Trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong quá trình thực hiện công tác hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những ứng cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiên quyết loại khỏi danh sách hiệp thương đối với những người đã phát hiện có vi phạm chính sách, pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm đạo đức, lối sống và những người không được cử tri nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm.

Với mạng lưới cơ sở rộng khắp của mình, Mặt trận Tổ quốc thực hiện giám sát và qua đó đã phát hiện, tố cáo nhiều các hành vi tham nhũng với cơ quan và cá nhân có thẩm quyền. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã động viên nhân dân tích cực tham gia vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng một cách kịp thời, chính xác. Thông qua phán ánh của nhân dân và kiến nghị của Mặt trận, nhiều vụ việc tham nhũng đã được xử lý. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm

kỳ 2016-2021, so với danh sách trình ra Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, qua các lần hiệp thương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã loại khỏi danh sách hiệp thương chính thức 150 ứng cử viên đại biểu Quốc hội và 63.607 ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp do phát hiện vi phạm chính sách, pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm đạo đức, lối sống và không được cử tri nơi công tác, cư trú tín nhiệm (Báo cáo số 259/BC-MTTQ ngày 08-7-2016 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng kết công tác Mặt trận tham gia bầu cử.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 52 - 56)