Phát huy vai trò của Mật trận Tổ quốc trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 126 - 129)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

3.2.2.1Phát huy vai trò của Mật trận Tổ quốc trong phòng, chống tham nhũng

d. Một số kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng chống tham nhũng của người dân

3.2.2.1Phát huy vai trò của Mật trận Tổ quốc trong phòng, chống tham nhũng

3.2.2. Những gợi mở về các giải pháp cụ thể

3.2.2.1 Phát huy vai trò của Mật trận Tổ quốc trong phòng, chống thamnhũng nhũng

Trong thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân nắm được và thực hiện đúng đắn các qui định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Việc tuyên truyền, vận động này được thực hiện nghiêm túc trước hết ở trong nội bộ các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Nhiều hội nghị quán triệt và tuyên truyền đã được thực hiện, nhiều phương thức đã được áp dụng như phát hành các tờ rơi, tờ bướm, tuyên truyền trực tiếp hoặc thông qua các sinh hoạt văn nghệ quần chúng. Bên cạnh đó, thực hiện quyền giám sát của mình, Mặt trận Tổ quốc đã thực hiện giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo và giám sát việc xử lý các vụ việc tham nhũng. Qua hoạt động giám sát, Mặt trận Tổ quốc đã phát hiện nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xử lý kịp thời.

Việc tham gia phòng, chống tham nhũng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuy không mang tính chuyên nghiệp như các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan chức năng khác nhưng có nhiều ưu thế trong việc phát huy vai trò tích cực và thu hút sự tham gia rộng rãi của các tổ chức đoàn thể, công dân và toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng, phương pháp đấu tranh đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo và có sức thuyết phục. Đây chính là những yếu tố quan trọng, là cơ sở giúp cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện tốt vai trò của mình trong động viên nhân dân tham gia tích cực, có hiệu quả vào công cuộc phòng chống tham nhũng.

Để nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện một công tác sau:

Thứ nhất là, mặc dù có vai trò quan trọng trong giám sát việc thực hành pháp

luật về phòng, chống tham nhũng nhưng cho đến nay, Mặt trận Tổ quốc vẫn chưa xây dựng được quy chế phối hợp với các tổ chức thành viên của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng. Điều kiện hoạt động của Mặt trận Tổ quốc về môi trường thể chế và các nguồn lực hỗ trợ chưa tương xứng với vai trò của Mặt trận được qui định trong Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các qui định mới chỉ xác định trách nhiệm của Mặt trận mà chưa tạo những quyền tương xứng để đảm bảo cho Mặt trận thực hiện có hiệu quả vai trò này.

Mặt khác, mối quan hệ phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng còn có những hạn chế nhất định và chưa đi

vào thực chất. Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách và Mặt trận chưa được soạn thảo một cách đầy đủ và được ban hành, nhằm tạo cơ chế rõ ràng, công khai và những nội dung phối hợp cụ thể, giúp cho công tác phòng, chống tham nhũng đạt được hiệu quả. Do đó, thời gian đã qua đã làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát của Mặt trận.

Trong thời gian tới, Mặt trận cần xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ. Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên với các cơ quan chuyên trách của nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng trong đó xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan nhằm phát huy có hiệu quả và đảm bảo thường xuyên sự thể hiện vai trò của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong công tác này.

Thứ hai là, Mặt trận Tổ quốc chưa có quyền chủ động trong việc thực thi vai

trò giám sát của mình, vì trên thực tế Mặt trận Tổ quốc chưa có quyền lập các đoàn giám sát độc lập. Theo quy định tại Điều 12, Luật Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận Tổ quốc thực hiện quyền giám sát thông qua việc động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát; Tham gia hoạt động giám sát với cơ quan quyền lực nhà nước; và thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Việc không có quyền chủ động thành lập các đoàn giám sát độc lập khiến vai trò của Mặt trận trong công tác này bị phụ thuộc, tính chủ động không cao, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giám sát thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị và cá nhân.

Trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc cần chủ động tham gia và phát huy vai trò của mình trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khi tham gia các đoàn giám sát. Đây là phương thức quan trọng để thực hiện vai trò của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong công tác phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó cần thực hiện kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm sửa đổi, cho phép Mặt trận Tổ quốc được quyền chủ động lập các đoàn giám sát khi phát hiện những vấn đề vi phạm pháp luật và có biểu hiện tham nhũng. Thực hiện tốt vai trò giám sát phòng, chống tham nhũng của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên được coi là hành động tích cực góp phần xây dựng Đảng, xây dựng đất nước, củng cố chính quyền.

Thứ ba là, thời gian qua, cách thức, biện pháp tuyên truyền của Mặt trận còn

mang tính hình thức, chưa có những nội dung thiết thực, bám sát đời sống của từng địa phương cụ thể, chưa thể hiện rõ nét vai trò của mình trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Chương trình tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa được tách ra thành một chương trình riêng mà nội dung phòng, chống tham nhũng được đưa vào lồng ghép trong một chương trình giáo dục pháp luật chung. Do vậy, chưa tương xứng với tầm quan trọng của công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Hình thức chưa đa dạng, nội dung chưa chuyên sâu tính cấp thiết của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội.

Trong thời gian tới, chúng ta cần đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng; thực hiện tốt việc phối hợp các nỗ lực chống tham nhũng trong các thành viên của Mặt trận và toàn xã hội.

Trong công tác phòng, chống tham nhũng công tác giám sát của Mặt trận tuy có chuyển biến trên một số lĩnh vực, một số địa phương, song nhìn chung chưa mạnh. Mặt trận tham gia chống tham nhũng, tiêu cực còn yếu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cần tích cực phối hợp với các cơ quan Nhà nước hướng hoạt động nhiều hơn về cơ sở, đến từng hộ dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đi sát để hiểu tâm tư, nguyện vọng nhân dân, phát huy, nhân rộng những sáng kiến tích cực, vừa làm tốt chức năng tuyên truyền, giáo dục, vừa quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Có như vậy, mới vận động được nhân dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc cần quan tâm, thường xuyên trao đổi, gửi các ý kiến phản ánh, những yêu cầu, kiến nghị của nhân dân, của các tổ chức xã hội về phòng, chống tham nhũng cho Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các cấp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, bảo vệ, khen thưởng các cơ quan, tổ chức cá nhân có thành tích trong phòng, chống tham nhũng. Cần xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, Mặt trận tổ quốc với các cơ quan nhà nước và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đưa nội dung những hoạt động cụ thể về phòng, chống tham nhũng vào trong chương trình hoạt động thường niên của Trương ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc các cấp. Mặt trận Tổ quốc tăng cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung của Mặt trận Tổ quốc đang được tiến hành trên phạm vi cả nước.

Thứ tư là, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc vẫn còn mang hình thức,

mới chỉ dừng ở việc ban hành các qui định chứ chưa quan tâm, chú trọng đến hiệu quả thực hiện trên thực tế. Trong các đoàn giám sát mà Mặt trận Tổ quốc được mời giam gia, Mặt trận Tổ quốc chỉ đóng vai trò như một thành viên với tư cách đại diện

cho các tổ chức quần chúng ở địa phương (để có đủ thành phần) vai trò của Mặt trận còn bị hạn chế, tiếng nói của Mặt trận chưa thực sự có trọng lượng. Trong nhiều trường hợp Mặt trận Tổ quốc chỉ được xin ý kiến một cách hình thức.

Trong thời gian tới, để phát huy có hiệu quả vai trò của Mặt trận trong hoạt động giám sát, trước hết là cần tăng cường chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và của nhân dân bằng việc xây dựng và ban hành Luật phản biện xã hội.

Trên thực tế, chức năng phản biện của Mặt trận Tổ quốc trong những năm qua chưa đạt hiệu quả cao, nội dung phản biện bị bó hẹp, không có nhiều các ý kiến trái chiều, chưa thể hiện được tiếng nói của người dân đối với các vấn đề lớn của xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, tham nhũng, tiêu cực thường được phát hiện bởi sự tố cáo của người dân và các cơ quan báo chí, vì vậy công tác phòng, chống tham nhũng sẽ không phát huy được hiệu quả nếu không tập hợp được tiếng nói của người dân. Sự phản biện xã hội không có nghĩa là đi ngược lại với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước mà thể hiện ở việc tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện những đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước và chính quyền các cấp. Nói lên tiếng nói của người dân, đưa những vấn đề bức xúc của xã hội đề người dân thảo luận, góp ý, Bên cạnh đó, phải xây dựng được quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết sách lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ thì công tác thì mới phát huy được sức mạnh của toàn dân. Ông Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng: “tham nhũng là giặc nội xâm rất tinh vi ở chỗ mang danh, đội lốt, ẩn mình trong hệ thống chính trị nên khó nhận ra và phòng, chống không đơn giản. Chỉ khi nào cả hệ thống chính trị phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ, thực chất thì công tác phòng, chống tham nhũng mới có hiệu quả”7.

Chiến lược phòng, chống tham nhũng đã đề cập đến nhóm giải pháp phòng, chống tham nhũng liên quan hoạch định chính sách và ban hành các quyết định hành chính. Để thực hiện các quy định này, cần xây dựng qui định về việc tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư và các văn bản quản lý nhà nước. Đây là một nội dung quan trọng nhằm tăng cường sự tham gia của xã hội cũng như nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật, các quyết định quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp luật chặt chẽ nhằm hạn chế, ngăn ngừa tham nhũng.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 126 - 129)