Vai trò của cơ quan truyền thông

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 92)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

a. Vai trò của cơ quan truyền thông

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp. Trong đó nhấn mạnh cần thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, đề cao vai trò, trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng; khắc phục tình trạng thông tin một chiều, mang tính kích động, gây hoang mang hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử: bảo vệ, khen thưởng, động viên những người làm báo tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng; xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng chỉ rõ một trong những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng đó là: Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về biểu hiện, tác hại của tham nhũng; phát huy vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng; bảo đảm việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các vụ việc tham nhũng cho các cơ quan báo chí.

định cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa. Cụ thể hóa quy định này, Điều 86 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về vai trò và trách nhiệm của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng như sau:

- Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ảnh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng chống tham nhũng.

- Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng: lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng.

- Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cơ quan báo chí, phóng viên phải đưa tin trung thực, khách quan. Tổng biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Vấn đề đặt ra là từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời năm 2005 cho đến nay, báo chí đã tạo ra những bước chuyển gì đáng kể trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tiến hành rà soát lại các bài báo liên quan đến khả năng tiếp cận thông tin của người dân về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Báo chí đã thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến đông đảo quần chúng nhân dân.

Thời gian qua, báo chí đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thông qua việc đưa tin, đăng tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, cũng như những kết quả bước đầu của công tác đấu tranh chống tham nhũng, việc xử lý những vụ án tham nhũng trọng điểm được thông tin đến bạn đọc thường xuyên. Cho đến nay đã có trên 40 tờ báo ở Trung ương và địa phương với hàng nghìn bài tin tập trung phản ánh công tác phòng chống tham nhũng.

Nhiều thông tin liên quan đến chủ trương, quan điểm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước thường xuyên được đưa tin đến công chúng. Những

chuyên trang phòng, chống tham nhũng (chuyên mục Trên trận tuyến phòng, chống tham nhũng của Báo Thanh tra online, chuyên mục Chống tham nhũng của trang Vietnamnet...), hay những gương điển hình tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng được tặng thưởng, luôn thu hút được sự quan tâm của công chúng và toàn xã hội.

Hình thức mà báo chí và các phương tiện truyền thông áp dụng để thực hiện vai trò của mình cũng rất đa dạng, phong phú và luôn mới mẻ. Có thể bằng việc chủ động phổ biến nội dung các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản mới được ban hành thông qua các chuyên mục riêng của báo, tạp chí; các tọa đàm về pháp luật. Những hình thức này tuy không “giật gân” và không mang tính thời sự nhiều, nhưng có tác dụng giúp người đọc có điều kiện trực tiếp tiếp nhận những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật đó. Ngoài ra, hình thức lồng ghép nội dung phòng chống tham nhũng vào các chương trình thi đua học tập nhưng việc đưa nội dung chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào chương trình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang đem lại những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, các thông tin về quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc phòng, chống tham nhũng; thông tin về hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng... chưa được báo chí đề cập nhiều, nếu có đề cập cũng chỉ giới thiệu chung chung, không cụ thể, hình thức thể hiện chưa sinh động.

- Báo chí là diễn đàn để nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng cua các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Vai trò, chức năng của báo chí đã được xác định rõ trong Luật Báo chí: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”.

Phương thức báo chí tạo diễn đàn có thể là chủ động đưa tin về một vụ việc cụ thể, phản ánh hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật để tạo diễn đàn tranh luận trên báo chí. Cũng có thể là từ các phản ánh của công dân, báo chí tiến hành điều tra, tìm hiểu thông tin và phản ánh tới độc giả. Có thể nói các hình thức giám sát của nhân dân qua báo chí được thực hiện linh hoạt, sinh động đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc giám sát việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng cũng như trong đấu tranh chống tham nhũng, Những vụ việc điển hình gần đây như trên đã nêu đã được phản ánh chân thực và nhiều chiều. Báo chí đã thể hiện chân thực và hiệu quả vai trò theo dõi phân tích hoạt động của Nhà nước, phản ánh các vụ việc về tham nhũng và tạo ra diễn đàn cho thảo luận của công chúng về phòng, chống tham nhũng.

Mặt khác việc báo chí đưa tin thường xuyên về tiến trình điều tra, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng cũng đã tạo ra một áp lực đối với việc thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của cơ quan chức năng, là công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy xem xét, xử lý hành vi tham nhũng nhanh nhạy, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, là phương tiện góp phần bảo đảm hiệu quả trong hoạt động phòng, chống tham nhũng.

- Báo chí trực tiếp tham gia chống tham nhũng thông qua việc đưa tin, điều tra các vụ việc tham nhũng, lãng phí.

Trong những năm gần đây, vai trò của báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng đặc biệt được phát huy. Một số vụ án tham nhũng điển hình đã được phát hiện thông qua điều tra của báo chí. Không chỉ dừng lại ở việc đưa tin, điều tra theo dấu thư bạn đọc..., thông qua đó, có những vụ việc sau khi thực hiện bài viết, phóng sự truyền hình... bằng hình thức theo dấu thư bạn đọc, theo đơn thư tố cáo gửi đến cơ quan báo chí, tác giả thường đưa ra các kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề bài viết đặt ra. Mặt khác việc xem xét, giải quyết, trả lời công dân, trả lời công luận là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người có chức vụ, quyền hạn (theo quy định của Luật Báo chí). Kết quả xử lý những vụ tham nhũng trọng điểm, thu hút sự quan tâm của dư luận được phản ánh công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo được sự đồng thuận và niềm tin của công chúng đối với cuộc đấu tranh mà Nhà nước và cả xã hội đang thực hiện, ở khía cạnh này có thể nói, báo chí và các phương tiện truyền thông có một biện pháp kép để thực hiện chức năng giám sát. Báo chí không chỉ đưa tin (và điều tra) các vụ tham nhũng để hỗ trợ các cơ quan phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng mà còn nâng cao nhận thức của quần chúng về tham nhũng, về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp xử lý tham nhũng.

Tuy nhiên, vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng cũng còn có những hạn chế nhất định, thể hiện ở một số nội dung cụ thể như sau:

- Thứ nhất, còn có hiện tượng báo chí phản ánh chưa chính xác, chắp vá, thiếu hệ thống, thiếu khách quan, thậm chí sai lệch so với bản chất vụ việc. Trong nhiều trường hợp đưa ra những nhận định vượt quá phạm vi của báo chí như bình luận và phán quyết các nội dung vụ việc trong khi chỉ nên dừng ở việc đưa tin, phản ánh mà thôi. Điều này đã vượt quá phạm vi thẩm quyền của báo chí, làm cho dư luận hiểu sai bản chất của sự việc, xâm phạm vào chức năng của các cơ quan tư pháp, làm lộ thông tin ảnh hưởng đến công tác điều tra chống tham nhũng.

- Thứ hai, còn có sự đe dọa, trả thù các nhà báo đã đưa tin về các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Đã có nhiều vụ việc hành hung, cản trở các nhà báo tác nghiệp trong thời gian gần đây. Điều này cũng làm các nhà báo chùn tay hơn trong việc phản ánh, đưa tin của mình.

- Thứ ba, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với báo chí và các phương tiện truyền thông trong việc tiếp cận và phổ biến thông tin, trong

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 92)