Hoạt động tuyên truyền của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 92 - 94)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

b. Hoạt động tuyên truyền của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng

điều tra, phản ánh mà không có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, dẫn đến có thể bị lộ thông tin sớm, khiến các cơ quan chức năng khó khăn trong việc phanh phui vụ việc. Có những trường hợp các cơ quan chức năng cũng cần có vai trò của báo chí nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố của mình, nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận về những vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, nhạy cảm.

- Thứ tư, còn nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân có tâm lý “e ngại” khi cung cấp thông tin cho báo chí. Trong nhiều vụ việc, các nhà báo gặp khó khăn rất lớn khi tiếp cận với các thông tin về tham nhũng, tiêu cực do các cơ quan lo sợ thông tin về tham nhũng, tiêu cực của cơ quan, đơn vị mình bị đưa lên báo chí, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo và cơ quan. Do đó, khi có các hiện tượng tiêu cực thường được các cơ quan xử lý nội bộ và tránh tiết lộ thông tin cho báo chí.

- Thứ năm, bên cạnh đội ngũ nhà báo có tâm huyết, yêu nghề thì cũng còn một bộ phận các nhà báo chưa được trang bị vững vàng cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Có những trường hợp còn tiếp tay cho những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, làm lệch hướng dư luận bằng những sự thật bị bóp méo hay tô hồng.

- Thứ sáu, trong nhiều trường hợp, các cơ quan báo chí bị gây sức ép trong việc đưa tin về những hành vi tiêu cực, đặc biệt là trong những vụ án tham nhũng lớn, đường dây sâu rộng, liên quan đến những nhân vật có chức quyền.

Có thể nói, trong nhiều năm qua, báo chí nước ta đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới nói chung và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói riêng. Ngày nay, báo chí đã trở thành một lực lượng quan trọng tham gia quản lý đất nước, quản lý xã hội, một nguồn thông tin và sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ghi nhận, tạo điều kiện để báo chí phát huy hơn nữa vai trò của mình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham những ở nước ta hiện nay.

b. Hoạt động tuyên truyền của các cơ quan chuyên trách về phòng, chốngtham nhũng tham nhũng

Theo báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010 của Chính phủ trước Quốc hội (Báo cáo số 103/BC-CP ngày 01-9-2010 của Chính phủ), công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng được các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quan tâm thực hiện, gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; trọng tâm là nâng cao nhận thức, tinh thần

trách nhiệm, ý thức về đạo đức công vụ; tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức tích cực làm theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.

Nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, năm 2010 Thanh tra Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc tập huấn, hội thảo chuyên sâu về công tác phòng, chống tham nhũng; cung cấp tài liệu tuyên truyền; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nòng cốt và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quán lý. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã tích cực triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả cụ thể.

Đối thoại phòng, chống tham nhũng với các nhà tài trợ được tổ chức 2 lần/năm thực sự là một diễn đàn quan trọng đề tuyên truyền có hiệu quả về quyết tâm chính trị, những tiến triển trong công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, góp phần củng cố niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đã được Chính phủ triển khai thực hiện rộng rãi nhằm tạo bước chuyển tích cực về phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Các phương tiện truyền thông tiếp tục đưa nhiều tin, bài về công tác phòng, chống tham nhũng. Các chương trình, phóng sự truyền thanh, truyền hình về phòng, chống tham nhũng được hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn và có chất lượng hơn đã kịp thời thông tin đến đông đảo nhân dân, từng giới, từng ngành và cộng đồng quốc tế với các chủ trương, chính sách, tình hình thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Thực tế những năm qua, qua theo dõi công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng trong toàn quốc cho thấy, nhiều tỉnh uỷ, thành ủy và ban cán sự, đảng đoàn đã có các loại hình tuyên truyền phù hợp. Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm nhiều tới công tác tuyên truyền với các cơ quan chức năng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng và phát sóng phim tư liệu Cuộc chiến chống tham nhũng, phóng sự: Trách nhiệm cá nhân trước những vấn đề nổi cộm và khiếu nại trước Đại hội tổ chức đối thoại và phát sóng trực tiếp trong chương trình sự kiện và bình luận về “Tiêu chí đánh giá tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng”; phát hành cuốn sách Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, hệ thống hoá các văn bản của Đảng và Nhà nước về các chủ trương, giải pháp, quy định về công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2006 đến nay...

Nhiều địa phương biên soạn và phát hành các tài liệu nghiệp vụ, các tập bài giảng, các sách hỏi đáp về pháp luật liên quan phòng, chống tham nhũng như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Binh Thuận, cần Thơ, Long An, Đà Nằng, Quảng Nam... Có địa phương biên soạn tài liệu hỏi đáp pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số như ở Đắk Lắk. Một số Ban Chỉ đạo đã xây dựng được Website về phòng, chống tham nhũng như Bình Thuận. Đà Năng, Kon Tum, Thái Bình, Hải Dương... nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Nhiều địa phương xây dựng và ký kết thực hiện chương trình phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên về phòng, chống tham nhũng giữa Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng với ban tuyên giáo Tỉnh ủy và hội đồng nhân dân với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiều Ban Chỉ đạo địa phương, bộ, ngành rất tích cực trong việc tổ chức các lớp tập huấn, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm quán triệt thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống làng phí; nâng cao ý thức cán bộ, công chức, đảng viên về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Với trách nhiệm là cơ quan chuyên trách, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng rất chú ý tới công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng cho nhiều đối tượng. Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, phóng viên, Văn phòng Ban Chỉ đạo còn chủ động thực hiện công tác tuyên truyền. Đặc biệt, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã tổ chức các cuộc gặp mặt tại 3 khu vực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nằng. Đặc biệt là việc tổ chức Hội nghị toàn quốc để biểu dương, tôn vinh, khuyến khích những người có thành tích trong phòng, chống tham nhũng ở các địa phương trong cả nước nhằm nhân rộng các điển hình này được xã hội đánh giá rất cao. Hàng năm theo thồng kế của Bộ thông tin và truyền thông có hàng chục nghìn tin bài liên quan tới chủ đề này được phản ánh. Các thông tin tập trung vào lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý các dự án, quản lý tài chính, ngân sách; công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng; các vụ án, vụ việc tố cáo tham nhũng; kinh nghiệm và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của các nước trên thế giới.

c. Quyền tiếp cận thông tin trong việc bảo đảm thực hiện các quyền chínhtrị, quyền dân sự, quyền kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 92 - 94)