Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 34 - 36)

giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng; chú trọng kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sử dụng các quỹ từ thiện, nhân đạo. Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả thanh tra nhân dân khắc phục bệnh hình thức”.

Thực tế cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong những năm qua cho thấy đa số các vụ tham nhũng lớn được vạch trần bắt đầu từ sự phát hiện của báo chí và các cơ quan thông tấn và thông qua phát giác của quần chúng nhân dân. Đây là những lực lượng hùng hậu mà chúng ta cần tận dụng nhằm tấn công vào tham nhũng. Thông qua việc tuyên truyền, giáo dục người dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, vạch mặt và lên án những hành vi tham nhũng, cũng như phát hiện tình hình tham nhũng ở các địa phương, bộ, ngành, để tư lệnh các ngành, thủ trưởng các cấp nêu cao trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn này. Thực tế cho thấy việc mở rộng dân chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” là biện pháp phòng ngừa tham nhũng trên thực tế mang lại hiệu quả to lớn. Cơ chế thực thi dân chủ, thực hiện quyền giám sát trực tiếp của nhân dân là một trong các kênh giám sát đối với cán bộ công chức bên cạnh các kênh giám sát thông qua thực thi pháp luật, sự kiểm tra của tổ chức Đảng.

Từ vị trí của mình trong hệ thống chính trị, ảnh hưởng trong đời sống xã hội, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, báo chí và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt là trong công tác phòng ngừa tham nhũng. Cu thể vai trò của từng chủ thể như sau:

- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phòng,chống tham nhũng chống tham nhũng

Trong quá trình đấu tranh làm cách giải phóng dân tộc, bằng nhiều tên gọi khác nhau tùy theo yêu cầu lịch sử, cho đến nay mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội đã được khẳng định và chứng minh trong suốt quá trình lịch sử giành chính quyền và xây dựng đất nước từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Có thể nói vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta là vấn đề vấn đề truyền thống đã được lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ghi nhận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc....”. Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tạo nên sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

1992. Hiến pháp xác định rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước”.

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc 2015 qui định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Với mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy tụ và tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật thực hiện việc giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực tế lịch sử đã chứng minh, với hệ thống các tổ chức thành viên rộng khắp. Mặt trận Tổ quốc có những điều kiện và cơ sở để thực hiện có hiệu quả vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chương trình phát triển xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước. Đây chính là cơ sở thực tiễn vững chắc để chúng ta tin rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên sẽ phát huy tốt bai trò của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như phối hợp trong công tác giám sát tại cơ sở, khuyến khích tinh thần chủ động, tích cực đấu tranh chống tham nhũng trong nhân dân.

Trên tinh thần đó, trong các chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng mà Đảng ta đề ra đã nhấn mạnh cần huy động sự tham gia của toàn xã hội trong công tác này, trong đó nhấn mạnh vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần: tăng cường công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng; chú trọng kiểm tra, giám sát việc sử dụng các quỹ từ thiện, nhân đạo; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả thanh tra nhân dân, khắc phục bệnh hình thức. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện

vọng, nơi tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu rõ: Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức hành viên chỉ đạo thực hiện tốt công tác giám sát, đảng viên

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 34 - 36)