Phát huy vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 134 - 137)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

3.2.2.4Phát huy vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng

d. Một số kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng chống tham nhũng của người dân

3.2.2.4Phát huy vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng

trụ cột của xã hội công dân và có những đóng góp quan trọng vào công tác này. Thực tế cho thấy người dân thường lên án, đấu tranh với những hành vi tham nhũng, tiêu cực một cách mạnh mẽ và tạo được những hiệu quả lớn trong hoạt động này. Điều này xuất phát từ nhiều phía, thứ nhất, đó là trách nhiệm công dân trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đòi hỏi mỗi công dân có trách nhiệm trong việc lên án đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Việc đấu tranh này bao gồm cả lên án, tạo dư luận nhằm gây áp lực cũng như phê phán các hành vi tham nhũng. Thứ hai, công dân còn có nghĩa vụ thông tin với cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền về các hành vi tham nhũng, tiêu cực mà người dân phát hiện được, cung cấp các tài liệu có liên quan và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh làm rõ các hành vi này.

Bên cạnh những mặt đã đạt dược, việc thực hiện vai trò của người dân trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn có những tồn tại nhất định, cần có những giải pháp phù hợp, tương ứng đề nâng cao vai trò của người dân trong công tác này cụ thể như sau:

Một số người dân còn ít có cơ hội tiếp cận với khuôn khổ thể chế về phòng, chống tham nhũng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, do đó dẫn đến việc có những hạn chế trong nhận thức và hành động về phòng, chống tham nhũng. Thực tế này được phản ánh qua cuộc khảo sát về vai trò của Hội Người cao tuổi và Ban thanh tra nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng. Phần lớn số người được hỏi đều trả lời là tự tiếp cận khi có nhu cầu. Chính vì vậy, cần phải tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đồng thời mỗi cá nhân công dân cần có ý thức chủ động nâng cao hiểu biết của mình như về tác hại, nguyên nhân của tham nhũng, về những chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện.

Hai là, thực tế cho thấy, nhiều người dân thực hiện tố cáo, phản ánh các hành vi tiêu cực, tham nhũng đã bị trù dập, đe dọa trả thù, gây nguy hiểm đến tính mạng và người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những hiện tượng bao che, dung túng cho các hành vi tham nhũng và hành hung người tô cáo, phản ánh tham nhũng. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần, hiệu quả của việc lên án, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực cũng như tạo ra những dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Do vậy bên cạnh việc tăng cường thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm những trường hợp đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo của các cơ quan chức năng, bản thân mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách nhiệm công dân của mình, tăng cường sự chủ động giám sát đối với các hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là ở chính quyền cơ sở, thông qua việc thực hiện tốt các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, nhiều người dân thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình, tham gia tích cực vào việc giám sát phát hiện và phản ánh, tố cáo với cơ quan nhà nước về các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn có những

trường hợp sợ va chạm, sợ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mình và gia đình, còn có sự lo sợ bị trả thù, trù dập. Chính vì vậy phần nào đã hạn chế hiệu quả, vai trò giám sát của người dân.

Ba là, có những sáng kiến chống tham nhũng, tiêu cực của người dân có hiệu quả, nhưng chưa được nhân rộng trong xã hội, chưa được chia sẻ cho các địa phương để áp dụng triển khai. Do đó đã làm hạn chế hiệu quả của các sáng kiến này.

KẾT LUẬN

Phòng, chống tham nhũng là một công tác lâu dài, gian nan và chưa có hồi kết. Đảng và nhà nước ta xác định nó là một trong những nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, đe dọa sự tồn vong của một chế độ chính trị. Hồ Chí Minh trong những bài phát biểu của mình về công tác cán bộ đã xác định tham nhũng cũng là một trong những loại giặc nội xâm cùng với giặc đói, giặc dốt, thói quen và truyền thống lạc hậu. Do đó, cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng ở nước ta cũng là cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm - cuộc đấu tranh chống chính mình nếu xét trên khía cạnh quyền lực nhà nước. Với việc thực hiện nền kinh tế mở, hiệu quả mang lại trong quá trình đổi mới là vô cùng to lớn, nhưng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì các vụ án tham nhũng được phát hiện ngày càng nhiều và mức độ ngày càng tinh vi. Trong thời gian vừa qua bằng quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi cơ quan đầu não về phòng, chống tham nhũng không còn nằm trong chính phủ mà đặt dưới sự kiểm soát và lãnh đạo của Đảng đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Tham nhũng cùng với lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành nghề, nhiều cấp từ trung ương đến địa phương, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, làm mất ổn định an ninh kinh tế - chính trị, làm sói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Chính phủ, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như đã phân tích, cả chủ quan lẫn khách quan, văn hóa chính trị,... trong đó có phải kế đến những nguyên nhân mang tính chất cơ bản cần phải tập trung giải quyết như tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn yếu kém, bất cập; sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước (cơ quan chuyên trách) trong công tác phòng, chống tham nhũng tại các cấp, các ngành nghề chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý tham nhũng, lãng phí nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm; cơ chế, hành lang pháp ly và chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ...

Để công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả, bên cạnh đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách cụ thể của Nhà nước, cần phát huy hơn nữa vai trò của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, của cộng đồng và nhân dân, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò giám sát và phản biện xã hội. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyển nâng cao nhận thức và tạo động lực,

điều kiện để huy động mọi tầng lớp nhân dân cũng như sự tham gia của các cơ quan báo chí, truyền thông, các đoàn thể, tổ chức chín trị - xã hội và vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Phòng, chống tham nhũng không phải là một công việc mang tính giai đoạn, có thể thực hiện một sớm một chiều mà cần phải xem đây là một công việc thường xuyên, liên tục, lâu dài của từng cá nhân, mọi tổ chức, mọi ngành nghề, moi người dân và của cả hệ thống chính trị. Giải quyết vấn đề cũng không được chủ quan, nóng vội mà phải trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và tính hệ thống, trong đó để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công phòng, chống tham nhũng cần đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò của xã hội trong công tác này.

Phòng, chống tham nhũng không phải là công việc của riêng ai mà là công việc chung của toàn bộ cộng đồng, xã hội, của những người có lương tâm đối với dân tộc. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”8.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 134 - 137)