Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 34)

chống tham nhũng được tập trung vào một số chủ thể nhất định, bao gồm: Mặt trận tổ quốc, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, báo chí, ban thanh tra nhân dân và công dân. Có thể nói đây là những tổ chức nòng cốt, có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn nhiều các tổ chức cấu thành của xã hội dân sự như các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội, các tổ chức cộng đồng..., cũng có vai trò quan trọng trong công tác này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi của tài liệu khảo chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá vai trò của các tổ chức được qui định thông qua các Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10-01-2019 của Bộ Chính trị Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Như trên đã phân tích, từ khi nhà nước xuất hiện thì nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước cũng bắt đầu nảy sinh bởi quyền lực nhà nước luôn có xu hướng bị tha hóa, cá nhân có vai trì vị trí có xu hướng lạm dụng quyền lực. Bởi vì quyền lực nhà nước được thực thi thông qua con người cụ thể và khi những con người cụ thể sử dụng quyền lực nhà nước vì lợi ích cá nhân thì đó được gọi là tham nhũng hay tham ô. Như vậy trong xã hội có giai cấp, khi nhà nước xuất hiện thì khi đó cũng bắt đầu xuất hiện tham nhũng. Trong xã hội chưa có giai cấp, quyền lực là quyền lực xã hội không phải là cơ sở để nảy sinh tham nhũng mà là tham nhũng chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp, có tư hữu có sự xuất hiện của nhà nước thì khi đó có sự xuất hiện của tham nhũng. Do đó có thể nói tham nhũng là một hiện tượng lịch sử. Nói cách khác, tham nhũng là một điển hình rõ ràng nhất, cụ thể nhất và sinh động nhất của sự tha hóa quyền lực nhà nước. Vì vậy, từ những phân tích như trên, trong phòng, chống tham nhũng và giám sát quyền lực nhà nước từ phía xã hội có vai trò sau:

Một là, sự kiểm soát nhà nước từ phía xã hội là một đảm bảo nhằm hạn chế tối

đa sự lạm dụng quyền lực nhà nước vì mục đích cá nhân - một biểu hiện chủ yếu của tham nhũng. Trong triết lý nhân sinh của Phật giáo thì con người có bản tính tham sân si. Hàn Phi tử thì cho rằng bản chất con người là tham lam, hám lợi; thích điều lợi tìm nó, gét cái hại và tránh nói. Mà một trong những biểu hiện của nó là tham lam, đam mê quyền lực. Điều này dẫn đến khó kiểm soát, gây lên tổn thất cho người khác và cho xã hội. Do đó, việc tổ chức quyền lực và sử dụng quyền lực nếu không có những rào chắn, sự kiểm soát thì rất dễ bị thao túng. Sự kiểm soát quyền lực luôn được đặt ra ở bất kỳ nhà nước nào từ khi nhà nước xuất hiện nhưng chỉ được giải quyết một cách triệt để và bài bản hơn vì mục đích của sự bảo đảm nhân quyền trong cách mạng tư sản. Càng ngày, sự kiểm soát, giới hạn quyền lực nhà nước càng gắn bó mật thiết với dân chủ và việc xây dựng một xã hội dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, sự kiểm soát nhà nước từ phía xã hội được mở rộng nhất và khi đó, mọi hoạt động của nhà nước đều phải công khai và nằm trong tầm kiểm soát của xã hội và khi đó, mọi sự

lạm quyền hay tùy tiện của nhà nước thông qua hành vi từ công chức cho đến viên chức nhà nước sẽ ít có cơ hội diễn ra và do đó, tham nhũng khó nảy sinh. Từ góc độ này có thể thấy rằng, sự kiểm soát nhà nước từ phía xã hội là đương nhiên, là tất yếu xuất phát từ chính nguồn gốc ra đời của nhà nước. Tất cả những vấn đề này đã được Motesqieu và Rousseau bàn trong tác phẩm Tinh thần pháp luật và Khế ước xã hội.

Hai là, sự giám sát và kiểm soát nhà nước từ phía xã hội là một bảo đảm để

quyền con người được thực hiện, để nhà nước thực thi tốt chức năng xã hội của mình - một điều kiện phòng ngừa tham nhũng từ xa.

Một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người đó là quyền được sống, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc (Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập). Các quyền đó được hiện thực hóa bằng nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà trước hết là nhu cầu về ăn mặc, ở, đi lại, học tập...., cùng với sự phát triển của xã hội những nhu cầu tinh thần và vật chất của con người không ngừng lớn hơn, cao hơn và do đó, con người tìm nhiều cách thức để đạt được những mục đích này. Cách tốt nhất, hiệu quả nhất và nhanh nhất để thực hiện các lợi ích kinh tế của cá nhân là tham nhũng. Do vậy, việc thực hiện lợi ích này luôn có xu hướng sẽ làm phương hại đến lợi ích cá nhân khác, của tập thể hay xã hội. Nói cách khác, việc thực hiện quyền của một cá nhân có địa vị vì luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực nhà nước nên luôn có xu hướng làm phương hại đến quyền của cá nhân, chủ thể trong xã hội. Nếu việc thực hiện quyền lực nhà nước của chủ thể nhân danh quyền lực ấy bị đặt dưới một cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ và chịu sự giám sát của xã hội thì khả năng quyền lực nhà nước được thực thi nghiêm minh, công bằng sẽ cao hơn.

Khi quyền nhà nước được thực hiện nghiêm minh thì cơ hội cho mọi chủ thể trong xã hội là ngang bằng nhau, đồng nghĩa với việc quyền con người được đảm bảo thực thi đối với mọi cá nhân bời khi đó, cơ hội cho tham nhũng nảy sinh là rất ít và cơ hội để vạch trần tham nhũng rất cao. Ở khía cạnh này, vai trò giám sát hoạt động nhà nước của xã hội đóng vai trò là nhân tố đảm bảo sự vận hành của bộ máy nhà nước sẽ trong một khuôn khổ có rất ít cơ hội cho tham nhũng này sinh. Do vậy vai trò giám sát của xã hội là không thể thiếu, đảm bảo cho các yếu tố dân chủ của nhà nước được thực thi có hiệu quả trên thực tế.

Đối với Việt Nam, vai trò của xã hội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không chỉ xuất phát từ lý thuyết về sự kiểm soát nhà nước từ phía xã hội mà còn xuất phát từ bản chất của nhà nước ta: “Nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân” như Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận. Lợi ích của Nhà nước, của Đảng là lợi ích của nhân dân, tham nhũng làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước của xã hội cũng là tổn hại lợi ích của nhân dân. Do vậy, tham nhũng là kẻ thù của Nhà nước, của Đảng và của xã hội, của toàn thể nhân dân Việt Nam, chống tham nhũng không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của Đảng mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng luôn được đề cao. Nghị

quyết Trung ương lần thứ 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 34)