Phương thức thực hiện vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 59 - 65)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

2.2.2. Phương thức thực hiện vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

trong các trường hợp bị đe dọa khi tác nghiệp.

2.2.2. Phương thức thực hiện vai trò của báo chí trong phòng, chống thamnhũng nhũng

Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến đông đảo quần chúng nhân dân

Thời gian qua báo chí đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thông qua việc đưa tin, đăng tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng, cũng như những kết quả bước đầu của công tác đấu tranh chống tham nhũng, việc xử lý những vụ án tham nhũng trọng điểm được thông tin đến bạn đọc thường xuyên. Báo chí đã phản ánh và thể hiện rõ quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, qua đó, tạo được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân đối với cuộc đấu tranh này.

Nhiều dự án luật về phòng, chống tham nhũng, chống tiêu cực lãng phí, những thông tin liên quan đến chủ trương, quan điểm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước thường xuyên được đưa tin đến công chúng. Những chuyên đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính công được lập trên nhiều báo, cổng thông tin điện tử của các cơ quan của Đảng và Chính phủ; hay những gương điển hình tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng được tặng thưởng... Tất cả những thông tin về chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng tiêu cực, những thông tin liên quan đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được đưa tin thường xuyên và luôn thu hút được sự quan tâm của công chúng và toàn xã hội.

Hình thức mà báo chí và các phương tiện truyền thông áp dụng để thực hiện vai trò của mình cũng rất đa dạng, phong phú và luôn mới mẻ. Có thể bằng việc chủ động phổ biến nội dung các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản mới được ban hành thông qua các chuyên mục riêng của báo, tạp chí; các Tọa đàm về pháp luật. Những hình thức này tuy không “giật gân” và không mang tính thời sự nhiều, nhưng có tác dụng giúp người đọc có điều kiện trực tiếp tiếp cận những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật đó. Ngoài ra, hình thức lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng vào các chương trình thi đua học tập khác như việc đưa nội dung chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào chương trình Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang đem lại những kết quả nhất định. Ngoài các chuyên trang phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản, Thanh tra Chính phủ thì chuyên mục phòng, chống tham nhũng của các báo, trang tin điện tử như: http/www.vietnamnet.vn,

http://www.laodong.com.vn... thời gian qua đã thực sự thể hiện vai trò của mình trong

Các cơ quan báo chí cũng thường qua các phản ảnh, đưa tin về vụ việc tiêu cực, tham nhũng cụ thể do báo chí tự phát hiện hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp để giải thích, phổ biến, giáo dục pháp luật. Cho đến nay có hơn 40 cơ quan báo chí phản ánh về công tác phòng chống tham nhũng với số tin, bài ngày càng tăng. Kết quả đó phần nào phản ánh công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh. Những vụ án nổi cộm, những gương điển hình trong đấu tranh chống tham nhũng thời gian qua trên các phương tiện thông tin chính thức của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã đặc biệt thể hiện vai trò của báo chí trong việc định hướng dự luận, xây dựng quan điểm, thái độ chống tham nhũng trong xã hội. Không những vậy, việc phản ánh hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật trong đấu tranh chống tham nhũng còn thể hiện vai trò là phương tiện hữu hiệu phản ánh sinh động diễn biến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Với việc thể hiện vai trò của mình trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: “báo chí đã góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng, khó khăn, phức tạp của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt là tránh biểu hiện bi quan, chán nản trước những vụ việc kéo dài, diễn biến phức tạp, hoặc tư tưởng nóng vội, chủ quan khi thấy một số vụ án tham nhũng lớn đã được triệt phá”. Báo chí đã tạo được niềm tin trong dân chúng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Báo chí đã “đồng hành và làm tốt vai trò chính trị, tư tưởng, văn hóa, tạo đồng thuận xã hội và thúc đẩy các phong trào cách mạng”.

Các cơ quan thông tấn, báo chí là diễn đàn để nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tố chức và cá nhân

Vai trò, chức năng của báo chí đã được xác định rõ trong Luật Báo chí: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”.

Không những chỉ đưa tin, báo chí còn thể hiện vai trò tạo diễn đàn thể hiện quan điểm của xã hội, các tầng lớp dân chúng đối với một vụ việc cụ thể, qua đó hình thành ý thức đấu tranh chống lại những điều sai trái, đấu tranh vì công lý.

Thời gian qua, báo chí đã thực sự đồng hành cùng công chúng trong giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Phương thức báo chí tạo diễn đàn có thể là chủ động đưa tin về một vụ việc cụ thể, phản ảnh hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật để tạo diễn đàn tranh luận trên báo chí. Cũng có thể là từ các phản ánh của công dân, báo chí tiến hành điều tra, tìm hiểu thông tin và phản ánh tới độc giả. Có thể nói các hình thức giám sát của nhân dân qua báo chí được thực hiện linh hoạt, sinh động và mang lại hiệu quả nhất định trong việc giám sát việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng cũng như trong đấu tranh chống tham nhũng. Những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp điển hình mà thời gian gần đây Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã thống nhất chủ trương đưa ra xét xử trong năm 2018 gồm:

1. Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

2. Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC và Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam - PVP Land.

3. Vụ án Phan Văn Vĩnh (nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao), Nguyễn Văn Dương và đồng phạm phạm tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh

bạc”,“Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối lộ” và “Lợi

dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương.

4. Vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương - Ocean Bank.

5. Vụ án Trần Phương Bình và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - DAB.

6. Vụ án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Bắc Nam 79 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - DAB.

7. Vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất - Housing Group.

8. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng - VNCB.

9. Vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín - TrustBank.

10.Vụ án Huỳnh Công Thiện và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Tây Sai Gòn.

Trong năm 2019, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã thống nhất chủ trương đưa ra xét xử 8 “đại án” gồm:

1. Vụ án "nhận hối lộ, đưa hối lộ, vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty viễn thông MobiFone.Vụ án đã khởi tố 2 bị can là cựu bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Ngoài ra, còn khởi tố ông Phạm Nhật Vũ tội đưa hối lộ cùng các cựu lãnh đạo của doanh nghiệp MobiFone vì việc nâng khống giá trị của thương vụ mua AVG (do ông Vũ làm chủ tịch HĐQT). Đến nay, hơn 7.000 tỉ đồng thiệt hại của Nhà nước trong vụ này đã được thu hồi nhưng trách nhiệm của các cá nhân liên quan đang được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét.

2. Vụ án "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ 5. Theo kết quả điều tra, Ethanol Phú Thọ là dự án sản xuất ethanol làm nguyên liệu phối trộn tạo xăng sinh học được PVB khởi công thực hiện dự án này từ tháng 62009 trên diện tích 50ha, với vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng. Kết quả điều tra ban đầu xác định trong hồ sơ chỉ định thầu, chủ đầu tư không yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu. Tính đến tháng 42018, PVB đã chi cho dự án số tiền vay từ ngân hàng là 772 tỉ đồng, thiệt hại tính bằng lãi suất là hơn 600 tỉ đồng. Tháng 1-2019, cơ quan điều tra khởi tố thêm ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, vì những sai phạm liên quan đến dự án. Ngoài ông Thăng, còn hàng loạt cán bộ khác của PVB bị khởi tố.

3. Vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Bia rượu nước giải khát (Sabeco). Tháng 11- 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can 5 bị can, trong đó có ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM. Vụ án liên quan đến khu đất rộng hơn 6.000m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM. Đây là khu đất được Bộ Tài chính giao cho Sabeco xây dựng trụ sở văn phòng và trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng theo phương án sắp xếp và xử lý nhà đất công. Tháng 6-2015, dựa trên tờ trình của giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường lúc đó là ông Đào Anh Kiệt, ông Nguyễn Hữu Tín (phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011 - 2015) đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl thuê đất 50 năm, trả tiền một lần để xây dựng dự án khu phức hợp 6 sao, trung tâm hội nghị và cao ốc văn phòng

cho thuê. Quyết định của ông Tín trái với quyết định của Bộ Tài chính.

4. Vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM. Tháng 12- 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM, về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Lý do bị khởi tố là bởi năm 2011 khi làm phó chủ tịch UBND TP, ông Tài đã ký quyết định giao lô đất vàng 8-12 Lê Duẩn cho Công ty cổ phần đầu tư Lavenue (Công ty Lavenue) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê mà không thông qua đấu giá, đấu thầu. Quyết định này là sai với quy định của

Thủ tướng Chính phủ. Khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích gần 5.000m2

thuộc sở hữu nhà nước, trước đây do 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. Năm 2007, UBND TP chủ trương thu hồi để đấu thầu chọn nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm xây dựng khách sạn 5 sao trên khu đất.

Theo Thanh tra Chính phủ, ông Tài là người ký duyệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình trên đất tại số 8 Lê Duẩn khoảng 622 tỉ đồng (khoảng 176 triệu

đồng/m2) sai quy trình vì không xin ý kiến của Thường trực HĐND TP.HCM và

không báo cáo với HĐND TP.HCM tại kỳ họp gần nhất.

5. Vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6. Vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Hải Thành.

7. Vụ án “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam.

8. Vụ án “vi phạm quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nằng.

Tất cả những vụ án tham nhũng trên đây đã được báo chí phản ánh chân thực và nhiều chiều. Báo chí đã thể hiện chân thực và hiệu quả vai trò truyền thông tin và thực sự là người bạn đồng hành của công chúng và xã hội trong việc giám sát hoạt động của Nhà nước, phản ánh các vụ việc về tham nhũng và tạo ra diễn đàn cho thảo luận của công chúng về phòng, chống tham nhũng.

Có thể thông tin xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng việc đưa tin, cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến việc xử lý vụ việc, quan điểm của các bên liên quan trong quá trình xét xử đã thực sự mang lại cho công chúng không

những là cái nhìn đa chiều về một vụ việc nhất định, mà còn phản ánh rõ quan điểm của các cơ quan chức năng về vụ việc đó. Qua đó, một lần nữa báo chí thể hiện tính công minh của luật pháp và sự thống nhất trong quan điểm của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Mặt khác, việc báo chí đưa tin thường xuyên về tiến trình điều tra, xét xử các

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 59 - 65)